CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Ngoại giao thời Tây Sơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ngoại giao thời Tây Sơn I_icon_minitime29.06.11 10:59

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Ngoại giao thời Tây Sơn

 

Tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học vừa được tổ chức tại Hà Nội tuần qua, có một nhà nghiên cứu trẻ tuổi người Việt Nam định cư tại Mỹ giới thiệu một tư liệu quý có liên quan tới quan hệ Trung - Việt cuối thế kỷ XVIII. Đó là bản tham luận có nhan đề Bình Định An Nam chiến đồ, một tư liệu quý liên quan đến thời Tây Sơn của thạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông, Đại học Havard.

Tư liệu này là 6 tấm tranh khắc kèm theo bút tích của vua Càn Long liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở cuối thế kỷ XVIII. Ai học sử cũng biết 30 vạn quân Thanh của vua Càn Long đã bị Hoàng đế Quang Trung quét sạch ra khỏi bờ cõi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789). Vậy thì tại sao vua Càn Long nhà Thanh lại sai khắc vẽ bộ tranh này, trong đó có 5 bức tả lại từng cảnh đạo quân nhà Thanh tiến vào lãnh thổ Việt Nam? Tranh được khắc đồng rồi in trên giấy khổ 50 x 88cm, với đường nét rất tinh tế, hình ảnh sinh động mô tả sức mạnh của đại quân nhà Thanh ào ạt tiến vào Việt Nam. Tất nhiên không có bức tranh nào mô tả những hình ảnh tiếp theo của lịch sử: cảnh quân xâm lăng tháo chạy về nước diễn ra đúng vào những ngày Tết năm Kỷ Dậu. Còn bức tranh thứ 6 sắp xếp theo trình tự thời gian của sự kiện lại mô tả quang cảnh đoàn sứ giả của nhà Tây Sơn do Nguyễn Quang Hiển (cháu của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ) bệ kiến xin "cầu hoà" với vua Càn Long tại Quyển A thắng cảnh sơn trang, một hành cung của Hoàng đế nhà Thanh. Theo sử sách thì sự kiện ngoại giao này diễn ra vào ngày Mậu Thân (24) tháng bảy năm Kỷ Dậu (1789), tức là 7 tháng sau khi quân Thanh đại bại rút chạy về nước. Nhưng cũng chính từ tấm tranh này, có bút tích của vua Càn Long đề vịnh một bài thơ ngự chế kèm theo dòng lạc khoản ghi rõ rằng hoàng đế thủ bút vào tháng tám năm Kỷ Dậu, tức là chỉ sau cuộc tiếp kiến sứ đoàn Tây Sơn trên dưới một tháng.

Với một bộ tranh được in khắc rất công phu, có giá trị mỹ thuật cao, lại tự tay trên mỗi tấm tranh Càn Long làm thơ vịnh và ngự bút (được gọi là "Bổ vịnh An Nam chiến đồ lục luật") rồi xếp bộ tranh này vào loạt tranh Hoàng đế nhà Thanh đã sai khắc để ghi tả lại các "võ công" của mình trong ba thập kỷ trước đó. Từ một thất bại trên chiến trường, vì lẽ gì Càn Long lại biến thành một võ công của mình? Bình luận vấn đề này, Nguyễn Quang Vinh viết: "... Theo như sử sách thì Càn Long chỉ bỏ công ngự chế và ngự bút văn thơ cho một ít các võ công hiển hách nhất trong triều đại của mình, qua đó cho thấy tầm quan trọng của chiến sự ngoại giao của triều Thanh đối với Việt Nam, khi ấy vẫn được gọi là "An Nam", đã khiến vị hoàng đế này phải tốn ít nhiều bút mực chống chế cho thất bại quân sự bằng cách vớt vát thể diện qua con đường ngoại giao Tây Sơn".

Qua đây, chúng ta càng nhận thức được thiên tài của người anh hùng áo vải Tây Sơn không chỉ trên chiến trường mà cả trên nghệ thuật ứng xử ngoại giao. Sử còn ghi rõ, sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung không chỉ gửi sứ bộ sang cầu hoà mà còn gửi cống vật, xin sắc phong và giao hiếu với Hoàng đế nhà Thanh. Ngược lại, theo thạc sĩ Vinh thì chính Càn Long cũng nhiều lần làm thơ - tỏ ra vị nể vị Hoàng đế của nước láng giềng nhỏ bé nhưng kiên cường ở phía Nam của mình.

Nhà Sử học Dương Trung Quốc

 

Ngoại giao thời Tây Sơn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất