CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Có một phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Có một phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX I_icon_minitime08.05.11 4:12

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Có một phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX

 
Từ trước đến nay, những người dạy Sử và nghiên cứu lịch sử thường hay nói đùa với nhau rằng: khó mà tìm được một phong trào kháng chiến chống Pháp dưới danh nghĩa Cần vương ở Nam Bộ, nay đọc được Sách Việt Nam Cận Đại Những sử liệu mới của Giáo Sư Nguyễn Phan Quang, tôi thấy rất hay nên đã cẩn thận ghi lại rồi post lên để các bạn tham khảo xem đây có phải là phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ hưởng ứng chiếu Cần Vương không nhé. Mong sẽ nhận được sự chia sẽ của các bạn.


CÓ MỘT PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN NAM KỲ ĐẶT BẢN DOANH TẠI RẠCH GIÁ (CUỐI THẾ KỈ XIX) DO ĐÀO CÔNG BỬU LÃNH ĐẠO

Cho đến nay, khi tìm hiểu phong trào chống Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX trên địa bàn Kiên Giang, những người nghiên cứu hình như chỉ dừng lại ở khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực năm 1868, và nhiều lắm cũng chỉ nhắc thêm cuộc khởi nghĩa tiếp theo do Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự cầm đầu, lập căn cứ ở rừng u minh.

Như vậy, người đọc sử có cảm tưởng rằng những năm 70, hoặc muộn hơn một chút từ năm 1875 (sau khi thủ khoa Huân bị bắt) cho mãi đến đầu thế kỉ XX, hầu như trên địa bàn Nam Kỳ và Kiên Giang nói riêng, giặc Pháp đã đè bẹp hoàn toàn mọi phong trào yêu nước và các tầng lớp nhân dân, sau nhiều lần thất bại, đành cam chịu ách đô hộ của thực dân Pháp, ít nhất là cho đến đầu thế kỉ XX.

Thực ra, tình hình không phải như vậy. Đúng là từ những năm 80 trở đi, phong trào chống Pháp ở Nam bộ nói chung đã lắng lại trên bề mặt, nhưng lại chuyển thàng những làn sóng ngầm không ngừng không ngớt, với nhiều cuộc vận động được nhen nhóm ở khắp nơi trên đất Nam kỳ đến tận những năm cuối thế kỉ XIX, trong đó địa bàn Kiên Giang là một trong những điểm nóng, với phong trào do Đào Công Bửu lãnh đạo. Những tư liệu chúng tôi phát hiện ở các Kho lưu trữ (trong nước và ở Pháp) phản ánh rõ nét phong trào này

Về thủ lĩnh Đào Công Bửu

Trong các cuốn lịch sử Việt Nam, các tác giả có nhắc qua sơ lược về một cuộc khởi nghĩa của Đoàn Công Bửu và Nguyễn Xuân Phụng ở Trà Vinh năm 1875, và từ đó không thấy nhắc đến thủ lĩnh Đoàn Công Bửu nữa. Tư liệu chúng tôi phát hiện cung cấp những chi tiết như sau:

Đoàn Công Bửu hay Đào Công Bửu chỉ là một người. Các hồ sơ của thực dân Pháp về thủ lĩnh này đều ghi là Đào Công Bửu (Hồ sơ lưu trữ 1894)

Trong khẩu cung Đào Công Bửu lấy tại Rạch Giá ngày 22/5/1894, ông tự khai là Đào Công Bửu, 68 tuổi, sinh ở Trà Vinh, ngụ tại Bến Tre, đến Rạch Giá từ đầu tháng 12 /1893. Vẫn theo khẩu cung Đào Công Bửu đã từng tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1867 ở Trà Vinh (chức Tổng binh). Sau trận thua ở Cầu Ngang, ông chạy thoát về Bến Tre. Tiếp đó, trong những năm 1885, 1886, 1893 Đào Công Bửu trực tiếp tham gia lãnh đạo các cuộc vận động chống Pháp trên địa bàn Bến Tre, Mỹ Tho.

Báo cáo của viên Tri huyện ở Sa Đéc ngày 5/6/1894 cho biết “Bửu là một tên phiến loạn rất ngoan cố”, và nếu kể cả lần mưu tính nổi dậy ở Rạch Giá năm 1894 thì Đào Công Bửu “đã 5 lần lôi kéo, kích động dân Nam Kì chống lại Pháp”
Hoạt động của Đào Công Bửu ở bản doanh Rạch Giá
Nguồn tư liệu hiện có cho phép chúng tôi khẳng định rằng cuộc vận động chống Pháp do Đào Công Bửu (cùng một thủ lĩnh khác tên là Lê Công Chánh) năm 1984 là một phong trào rộng khắp các tỉnh Nam Kì bao gồm: Bến Tre, Gò Công, Mỹ Tho, Trà Vinh, Hà Tiên, Châu Đốc, và cả ở tỉnh Gia Định.

Để tránh sự truy nã cảu Pháp, Đào Công Bửu quyết định chọn một địa bàn thật xa Sài Gòn và các trung tâm để đạt bản doanh cho toàn bộ cuộc vận động. Và Đào Công Bửu đã chọn Rạch Giá.

Khoảng đầu tháng 12/1893, Đào Công Bửu từ Bến Tre đi Rạch Giá, giữa đường bị phát hiện, Bửu chạy thoát quá giang qua Cù Lao Dài, khoảng 10 giờ đêm ngày 5/12/1893 thì đến một cơ sở ở Rạch Giá. Tiếp đó, ông đến Nước Mặn rồi đến cơ sở ở Rạch Giá Nhum. (Khẩu cung của Bửu). Theo khẩu cung của một thủ lĩnh khác quê ở Rạch Giá, thời gian này Đào Công Bửu chú ẩn trong một ngôi chùa do nghĩa quân vừa dựng tạm ở Nha Sáp (làng Giục Tượng). Từ chùa này Đào Công Bửu phân phát “bằng cấp” (chánh quân, hiệp quản, phó quản...) cho các thủ lĩnh địa phương.

Biết thực dân Pháp đã đánh hơi được sự xuất hiện của mình ở Rạch Giá, Đào Công Bửu rút vào rừng Cái Nạng, rồi qua Gò Đất, lại tránh vào rừng rồi đi ghe về Cà Mau, bị truy nã ráo riết Đào Công Bửu lại theo đường biển về Gò Đất, nhưng khi về đến Cái Nạng thì bị bắt.

Thời gian ở Rạch Giá chỉ đạo phong trào chung, Đào Công Bửu “giả dạng thầy lan, thầy pháp cao tay, có thể dùng bùa trị bệnh dịch tả, có khi bí mật đóng vai một viên quan đi tuyển mộ nghĩa sĩ theo mệnh lệnh của nhà vua xuất bôn (ý nói Hàm Nghi)... Bằng nhữnày, thủ đoạn đó, Bửu đã che mắt nhà chức trách và đã ngầm tuyển mộ được nhiều đồ đảng (Báo cáo của Tri huyện Sa Đéc đã dẫn). Vẫn theo báo cáo này, sau khi bắt được Đào Công Bửu thực dân Pháp và tay sai thu được nhiều giấy tờ (gồm cấp, châu tri, tuyên cáo...) “đều đóng dấu triện của Đào Công Bửu với chức hiệu “Nam Kì Chánh tướng quân Đào”

Trong số giấy tờ trên, có một “bản mật truyền của Đào Công Bửu (nguyên văn chữ Hán được dịch ra tiếng Pháp) có đoạn như sau:

“Chúng tôi Đào và Lê (tức Đào Công Bửu và Lê Công Chánh) Nam Kì Chánh, Phó đại tướng quân, gửi Mật truyền này cho các Đốc binh các đạo, ghi tên vào sổ để nhận bằng cấp và quân lệnh... Mật truyền này gửi cho Chánh, Phó các Đốc binh đạo Kiên Giang là Huỳnh Công Sử và Nguyễn Hữu Trung để thi hành.
Ngày 26 tháng 9 năm Hàm Nghi thứ 9
Nam Kì tướng quân Nguyên soái
Đào Công Bửu
(ký tên và đóng dấu)

Báo cáo của chủ tịch Rạch Giá ngày 26/6/1894 có đoạn: “mãi đến tháng 4/1894, một viên quan bản xứ đắc lực của chúng ta (viên trị huyện đã dẫn) báo cho tôi biết có một tên lạ mặt đến hạt này thu nạp đồng đảng cho một cuộc bạo loạn sắp tới. Lúc đầu, tôi không tin, nhưng sau khi đã kiểm tra, tôi khẳng định tin này là hoàn toàn chính xác”

Báo cáo viết tiếp “Đào Công Bửu là kẻ chủ mưu cuộc bạo lạo này và y đã triển khai mưu đồ của mình chủ yếu tại địa bàn các tổng Kiên Định và Kiên Hảo là những tổng khó kiểm soát nhất... tôi chỉ có thể bắt được Đào Công Bửu sau những cuộc truy lùng kéo dài hết sức vất vả”

Về lực lượng tham gia phong trào ở Rạch Giá


Viên tri huyện ở Rạch Giá đã lập một danh sách cụ thể về các thủ lĩnh ở Rạch Giá bị bắt, trong đó có một số bị đày và bị bắt ở Côn Đảo

Lê Văn Sỏi: đày 5 năm, chết 31/8/1895 (54 tuổi)
Trần Văn Vui: chết ngày 29/7/1895 (75 tuổi)
Nguyễn Văn Đá: chết 11/7/1895 (49 tuổi)
Nguyễn Văn Thống: chết 10/11/1895 (51 tuổi)
Bầu (nhà sư) đày 4 năm, chết 1/12/1894 (26 tuổi).

Trong số các phụ tá quan trọng của Đào Công bửu ở Rạch Giá có một tên là Nguyễn Văn Huy, tổng Kiên Định giữ chức biện lý trong nghĩa quân. Theo Báo cáo của chủ tỉnh Rạch Giá, “Huy là người có học thức nhất” trong bộ chỉ huy nghĩa quân, quê ở Biên Hòa, “đến Rạch Giá dạy chữ Nho đã 15 năm tại làng Vĩnh Hòa Đông. Năm 1868, dân cả làng này đã theo Nguyễn Trung Trực nổi dậy và tham gia vụ đánh chiếm đồn”.

Một nhân vật quan trọng khác là Trần Phố (ở làng Vĩnh Thanh, tổng Thanh Giang) đã nhận bằng cấp của Đào Công Bửu với chức “Quân đại hùng sư”, và đã “lôi kéo được nhiều nhà sư khác” tham gia nghĩa quân. Theo báo cáo của viên tri huyện (đã dẫn), “Trần Phố là một nhân vật nguy hiểm nhất ở Rạch Giá, các vị chủ tỉnh trước đây đã nhiều lần trình báo về hoạt động của y lên Phủ Thống Đốc Nam kì: Trần Phố chưa bị trừng phạt, kiêu căng công nhiên tuyên bố là kẻ thù của chính phủ Pháp trong vụ đồng mưu với Đào Công Bửu”

Quyết định của Thống Đốc Nam kì xử phạt một số hương chức ở Rạch Giá: “những hương chức của tất cả các làng không báo cáo cho Nhà nước biết những vụ rối động diễn ra trong làng mình lại còn ngầm dung túng cho bọn nổi loạn thậm chí còn liên kết với chúng...” mức nộp phạt như sau: “tiền phạt đối với hương chức giữ trọng trách ở làng Giục Tường (Kiên Hảo) và làng Vĩnh Thanh mỗi làng 200 đồng, tiền phạt đối với các quan chức có trọng trách ở các làng Mang Thọ , Vĩnh Hiệu, Vĩnh Hòa Đông, Thanh Hoa, Vĩnh An, mỗi làng 100 đồng.

Sau khi bắt được Đào Công Bửu chủ tỉnh Rạch Giá đề nghị xử phạt các làng tham gia mưu đồ nổi dậy của Đào Công Bửu: “tôi không nghĩ rằng chúng ta đã hoàn thành mục đích khi trừng phạt yếu nhân của cuộc nổi loạn. Nếu những tên phạm tội đã phải trả giá về hành động của chúng thì còn có những làng im lặng trước vụ này và chắc chắn là có đồng mưu với bọn phiến loạn...” và đề nghị xử phạt của viên Chủ tỉnh Rạch Giá đã được Thống Đốc Nam Kỳ chấp nhận, cho thi hành, như đã nói ở một đoạn trên.

Nhận xét của thực dân Pháp


Những tư liệu chúng tôi giới thiệu sơ bộ trên đây chứng tỏ vào những năm cuối thế kỉ XIX, Rạch Giá đã được Đào Công Bửu và các thủ lĩnh chọn làm căn cứ chính và đóng bản doanh tại đó, nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy đồng loạt trên quy mô toàn xứ Nam Kỳ. Các quan chức thực dân Pháp ở Rạch giá và Nam Kỳ đều xác nhận sự thực này
Chủ tỉnh Rạch Giá báo cáo lên Thống Đốc Nam Kỳ: “Đào Công Bửu là tên cầm đầu cuộc vận động chống lại chúng ta trên khắp các tỉnh Nam Kỳ trong những tháng đầu năm nay... sự có mặt của Bửu ở Nam Kỳ là một nguy cơ thường trực...”

Thống Đốc Nam Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương: “Đòa Công Bửu linh hoạt và năng động, tuy đã già. Y trốn tránh trong hạt Rạch Giá, tìm cách đánh lạc hướng truy tìm nhờ sự đồng mưu của một số hương chức và dân địa phương. Khi cảm thấy mình đã được lãng quên, y lại bắt đầu khởi xướng những vụ rối động và y chọn một địa bàn được chuẩn bị chu đáo trong các tổng Kiên Định và Kiên Hảo.

Y không khó khăn lắm trong việc làm cho mọi người tin rằng y là một quan chức của triều Huế cử vào kêu gọi dân chúng Rạch Giá nổi dậy chống lại sự thống trị của người Pháp. Bửu từng là người chỉ huy ngoan cố trong các vụ nổi dậy liên tiếp ở Trà Vinh, Bến Tre và nhiều địa phương khác, nay lại xuất hiện ở Rạch Giá tổ chức một cuộc nổi loạn mới”

Cuối cùng, thực dân Pháp đã đày Đào Công Bửu ra Côn Đảo:

Viên tri huyện Rạch Giá đề nghị: “Đào Công Bửu là kẻ xúi giục nổi loạn lợi hại nhất, đáng xử phạt, nếu không là tội chết thì cũng bị cầm cố ở Obok, cho y chết luôn như đồng đảng của y là Chúa Quới bị bắt năm 1889 ở Chợ Lớn...”

Đề nghị của Chủ tỉnh Rạch Giá: “Phải xử Đào Công Bửu tội lưu đày để cách ly y ra khỏi Nam Kỳ trong 15 năm. Tôi nghĩ rằng cần phải đày vĩnh viễn Đào Công Bửu ra khỏi thuộc địa này bằng cách cấm cố y tại nhà tù Côn Đảo trong 15 năm...”
Trích: Việt Nam Cận Đại: Những sử liệu mới - GS. Nguyễn Phan Quang

 

Có một phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất