CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Ngôn ngữ và vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ngôn ngữ và vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường I_icon_minitime13.12.10 4:22

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Ngôn ngữ và vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường

 
NGÔN NGỮ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GIAO TIẾP CỦA TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG. RÈN LUYỆN VÀ BỒI DƯỠNG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM

Theo: Cô Đinh Thị Thái Hà - Khoa Xã hội

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. Trên thực tế, chức năng chính của ngôn ngữ là để giao tiếp và tư duy. Thế nhưng trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ kèm theo việc sử dụng internet, điện thoại di động thì đường như những chức năng ấy của ngôn ngữ bị mai một và phần nào bị lạm dụng bởi những "phát minh" và sự sáng tạo ra một hệ thống kí tự không theo một qui tắc nào.
Nhất là trong giới trẻ, việc sử dụng tiếng lóng, chữ viết tắt, Anh ngữ hoá tiếng Việt cùng những kí hiệu mà không phải ai cũng hiểu được đã trở nên phổ biến. Nó không được dùng trong các văn bản chính thống mà chỉ đơn giản là để trao đổi thông tin trên internet, nhắn tin qua điện thoại đi động hay để trò chuyện với bạn bè. Tưởng là một vấn đề nhỏ nhưng thực ra sự tác động và ảnh hưởng của nó là rất lớn đối với giới trẻ học đường trong giao tiếp, trong sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Vì vậy đây là một vấn đề cần được quan tâm và có những giải pháp hữu hiệu.
I. Những vần đề cần lưu ý về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của tuổi trẻ học đường
Giới trẻ là đối tượng năng động, chuộng cái mới và ưa sự sáng tạo. Những gì thuộc về khuôn mẫu, gò bó thường làm họ khó chịu và cảm thấy khó thích ứng lâu dài. Và vì thế, theo xu hướng thời đại, các em luôn muốn thể hiện mình theo một cách riêng. Chính điều này đã dẫn đến sự không hiểu nhau giữa nhiều thế hệ. Nhất là trong giao tiếp hàng ngày qua ngôn ngữ. Các em luôn muốn ngắn gọn, phong cách nên đã sử dụng các dạng ngôn ngữ sau:
1. Ngôn ngữ thuần Việt
- Dạng 1: Thường là viết tắt, cắt bớt các kí tự để nói, viết và nhắn tin cho nhanh  tạo thành một dạng kí tự mới  sai chính tả và biến dạng chữ viết, cụ thể
STT TỪ GỐC TỪ ĐÃ SỬA ĐỔI
1 giữ gìn jữ jìn
2 vui vẻ zui zẻ
3 quái, quậy w
4 biết rồi bít rùi
5 thôi rồi thui rùi, thuj ruj
6 yêu iu
7 thích thík
8 bà con pà con
9 lắm lém
10 buồn bùn
- Dạng 2: sử dụng tiếng lóng nhằm tạo sự khôi hài, thú vị và bảo mật thông tin  lớp từ mới ra đời mà nghĩa của nó khác nghĩa gốc
STT TỪ LÓNG NGHĨA THỂ HIỆN
1 Cùi bắp, cùi mía dở
2 guồng, đớp, quất ăn uống
3 địa, cua, gù, kết mô đen để ý, tìm hiểu - yêu
4 nấu cháo, buôn dưa lê nói chuyện điện thoại lâu
5 tám nói chuyện nhiều, lâu
6 hàng độc lạ
7 gây mê giáo viên dạy buồn ngủ
8 bồ đá bị người yêu bỏ, chia tay
9 ngon lành hỏi thăm sức khoẻ

2. Anh ngữ hoá tiếng Việt
- Dạng 1: lấy nguyên nghĩa gốc
+ Con đang ở trường mà, đang làm nốt assignment, con send xong rồi về. Đợi con chút, con check lại xong rồi fone lại cho ba ngay"
+ Mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó chứ. Chẳng pro chút nào cả
Đó là những đoạn đối thoại tiêu biểu của giới trẻ, chỉ với câu nói ngắn gọn đó mà có đủ cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Môi trường học tập, sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến sự lẫn lộn ngôn ngữ của các bạn trẻ. Nhiều bạn lạm dụng đệm tiếng Anh vào câu nói của mình để chứng tỏ ta đây, sính ngoại ngữ. (Riêng với các bạn học Anh văn thì đây là 1 cách trau dồi vốn từ)
- Dạng 2: thay đổi nghĩa gốc
Cũng giống như tiếng Việt, các bạn thay nghĩa gốc của 1 số từ theo ý của mình để diễn dạt cho ấn tượng

STT TỪ NGHĨA GỐC NGHĨA THỂ HIỆN
1 VIP yếu nhân ấn tượng, hay quá
2 professional chuyên nghiệp pro: hay quá
3 out ngoài nghỉ chơi
4 cool mát, thú vị trang phục, gương mặt ngầu
5 game over thua kết thúc
6 overnight suốt đêm... chơi cả đêm

- Dạng 3: kết hợp tây - ta
Cách này thường được sử dụng đối với những người biết chút ít về ngoại ngữ: I nho rui, thanks U, G9 (mình nhớ rồi, chúc ngủ ngon)
3. Một vài nhận xét
* Ưu điểm
- Cách nói và viết của các dạng ngôn ngữ trên thường ngắn gọn hơn cách nói và viết thông thường  làm giảm bớt thời gian, chi phí cho việc nhắn tin qua điện thoại
- Tạo ấn tượng, gây sự chú ý cho người nghe, người đọc vì nó lạ
- Việc sử dụng tiếng lóng, theo qui tắc riêng sẽ bảo mật được thông tin
* Nhược điểm
- Gây sự khó chịu cho người khác khi không hiểu được nội dung thông báo, có thể dẫn tới hiểu lầm
- Tạo thói quen cộc lốc và quá ngắn gọn trong giao tiếp, làm thui chột khả năng dùng từ và diễn đạt theo ngôn ngữ chuẩn.
- Làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt
II. Những vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường
1. Những lí do để tuổi trẻ học đường sử dụng những dạng ngôn ngữ trên
- Là cách thể hiện mình, để mọi người chú ý đến mình. Dạng ngôn ngữ trên được xem là phát minh của giới trẻ thể hiện đẳng cấp của mình với ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, thích thay đổi cái cũ, chuộng cái mới, thích hợp với thời đại và sự tân tiến
- Làm cho giao tiếp thêm phong phú, hấp dẫn, tránh nhàm chán, góp phần thể hiện được hết cảm xúc của mình
- Thấy bạn sử dụng bắt trước sử dụng theo vì sợ bạn chê mình là lạc hậu, không sành điệu... rồi thành thới quen mà không nghĩ đến những tác hại của nó
- Tạo sự gần gũi, thân thiết, đồng cảm với bạn
- Góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc nhắn tin và gọi điện thoại.
2. Tác động và ảnh hưởng
- Trên thực tế việc sử dụng dạng ngôn ngữ trên được giới trẻ sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Điều đáng nói là các em sử dụng với cả ba mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi dẫn đến những khó chịu, hiểu lầm, lệch chuẩn nhất định.
- Việc sử dụng quá mức sẽ làm mình trở nên lạ lẫm và dị biệt với những người xung quanh.
- Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng dạng ngôn ngữ trên không hoàn toàn xấu mà cái quan trọng là sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng mới là điều quan trọng. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong đó có việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt lên hàng đầu. Nếu việc sử dụng dạng ngôn ngữ trên không khéo và quá lạm dụng sẽ vi phạm và làm tiếng Việt bị lai căng, mất đi sự trong sáng. Và bản thân những người sử dụng chúng sẽ mất đi khả năng sử dụng từ, diễn đạt đúng và hay các loại văn bản truyền thống.
III. Rèn luyện và bồi dưỡng văn hoá giao tiếp cho sinh viên sư phạm
1. Đối với sinh viên sư phạm
- Đối với sinh viên sư phạm, nguyên tắc mẫu mực được đặt lên hàng đầu, từ kiến thức đến lời ăn tiếng nói, cử chỉ điệu bộ...Ngay cả cách sử dụng dạng ngôn ngữ trên cũng cần phải có sự cân nhắc và chọn lựa: sử dụng lúc nào? ở đâu? đối tượng nào? cho phù hợp.
- Điều trước tiên, về phía sinh viên, các em phải có những chính kiến và ý thức sử dụng đúng mực, thích hợp dạng ngôn ngữ trên với từng môi trường, từng đối tượng. Khi cần giao tiếp với bạn bè, cần thay đổi không khí, pha chút hài hước bông đùa, thể hiện chất trẻ trung mới lạ... thì sử dụng, còn những lúc trong giờ học, giao tiếp với người lớn tuổi, thầy cô thì sử dụng ngôn ngữ truyền thống.
- Thường xuyên đọc sách báo và những tác phẩm hay để học tập cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cho hiệu quả và tránh thời gian rảnh rỗi tìm kiếm những từ ngữ mới lạ không thích hợp
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc giao tiếp một cách có văn hoá như đã trình bày ở các tham luận trước.
2. Đối với nhà trường và các đoàn thể
- Giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục. Vì vậy việc giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý:
+ Thứ nhất là đảm bảo tính truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường là rất quan trọng, quyết định các nội dung, xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong chương trình giảng dạy, trong sinh hoạt. Nhưng ưu tiên hàng đầu phải là sự giáo dục về chữ tâm, tiếp đó là sự giáo dục về chữ mỹ, giáo dục về cái đẹp của con người, của văn hóa ứng xử
và sinh viên thực hiện trên cơ sở khoa học có khảo sát, thăm dò lấy ý kiến...
+ Thứ hai là tính dân tộc và quốc tế, chính công cuộc hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của công nghệ thông tin đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng. Đứng vai trò là nhân tố trung gian, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên sẽ đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm về vấn đề này để các em có sân chơi, có điều kiện bày tỏ những quan điểm và chính kiến của mình...
- Bên cạnh đó, mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm… để các em noi theo.

Như vậy ngôn ngữ và những vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường đang được quan tâm và chú ý của nhiều người. Một mặt nó là sự sáng tạo của giới trẻ với những ưu điểm nhất định. Nhưng mặt khác, việc sử dụng tràn lan và không đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng đã làm ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến giao tiếp của giới trẻ trong học đường, làm cho tiếng Việt có nguy cơ bị mất đi sự trong sáng, giàu và đẹp của nó. Việc chấn chỉnh và đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này cần đón nhận rất nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp... nhưng điều quan trọng là từ phía các em sinh viên phải có những hành động nỗ lực và tích cực để giảm bớt những tác động và ảnh hưởng xấu từ dạng ngôn ngữ và thói quen sử dụng chúng.

(Sưu tầm)

 

Ngôn ngữ và vấn đề giao tiếp của tuổi trẻ học đường

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực cộng đồng-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất