CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Lễ Hội Óc Om Bok Tỉnh Sóc Trăng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lễ Hội Óc Om Bok Tỉnh Sóc Trăng. I_icon_minitime22.11.10 23:56

xuanhoa20
Đi du lịch, Shopping...!

Thành viên

xuanhoa20

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 36
Điểm Thi Lịch Sử : 117
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 12/03/1989
Ngày Tham Gia : 12/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên ngành Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Đi du lịch, Shopping...!

Bài gửiTiêu đề: Lễ Hội Óc Om Bok Tỉnh Sóc Trăng.

 
Tỉnh Sóc Trăng nơi quy tụ của hơn 400.000 cư dân Khmer là những người theo Phật Giáo Nam Tông và lễ hội Óc Om Bok hằng năm được tổ chức tại những điểm nằm trong trung tâm thành phố Sóc Trăng mà khu van hóa Hồ Nước Ngọt trên đường Hùng Vương là một trong những nơi được chọn để làm điểm cho việc tổ chức lễ hội.

Lễ hội Óc Om Bok theo tiếng của người Khmer có nghĩa là lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi. Thời điểm diễn ra lễ hội vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Đây là ngày cuối cùng của một chu kỳ Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất và cũng là thời điểm hết thời vụ trong năm. Theo người Khmer quan niệm cúng trăng là đễ tạ ơn Thần Mặt Trăng suốt mộ năm đã bảo vệ mùa màng đem lại mưa thuận gió hòa, giúp cho mùa màng bội thu đồng thời giúp cho nông dân trúng vào mùa tới.

Theo truyền thuyết tiền kiếp của Phật Thích Ca là một con thỏ sống quẩn quanh bên bờ sông Hằng. Một hôm thần Sakah giả làm người ăn xin để thử lòng thỏ. Không có gì làm phước, thỏ đã đến đống lửa, nhảy vào và mời người ăn xin dùng thịt mình. Lửa bỗng dưng tắt ngấm và người ăn xin biến mất, rồi thần Sakah hiện ra ca ngợi lòng hy sinh cao đẹp của thỏ và vẽ hình Thỏ lên Mặt Trăng. Từ đó trở đi người ta thấy hình con Thỏ ngọc trên cung trăng vào tết Hạ Nguyên (ngày 15 tháng 10 âm lịch). Vì vậy lễ cúng trăng cũng là lễ để tưởng nhớ đến tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca.

Lễ cúng Ook Om Bok trong đêm rằm tháng 10 Âm lịch, thường diễn ra tại sân chùa, sân nhà, hoặc một khu đất trống nào đó để mọi người dễ dàng quan sát Mặt trăng. Trước khi trăng lên, người ta đào lỗ cắm hai thanh tre cách nhau khoảng ba mét và gác ngang một thanh tre khác như một cái cổng thật đẹp và đặt dưới cổng một cái bàn. Trên bàn có bày biện các thức cúng như cốm dẹp, khoai lang, khoai môn, dừa tươi, chuối, bánh kẹo... Trong mâm cúng luôn có một ấm trà, sau mỗi lần rót trà vào ly, người ta lại một lần khấn vái để nhớ ơn đức Phật.

Khi trăng lên đỉnh đầu, một người lớn tuổi, đức độ, có uy tín được cử ra làm đại diện cúng Mặt trăng. Người cúng thắp nhang, rót trà và khấn nguyện. Trong quá trình cúng, trẻ em trong xóm tụ lại rất đông để đợi ăn bánh. Khi cúng xong, người lớn hướng dẫn trẻ em sắp thành một hàng dọc rồi lấy thức cúng mỗi thứ một ít đút vào miệng từng bé. Khi đút vào, bé không được nuốt ngay mà phải đợi khi được đút xong đủ mọi thứ vào miệng.

Lúc này, người chủ lễ mới đấm vào lưng em đó nhè nhẹ ba cái, và hỏi lớn lên ước mơ sẽ làm gì. Vì thức ăn ở đầy trong miệng, em đó sẽ phát âm không rõ ràng khi trả lời nên sẽ tạo ra một trận cười sảng khoái cho những người xung quanh. Ở đây chúng ta có thể hiểu Ooc (đút), om-bóc (nuốt cốm). Việc làm này là để đoán định tương lai của mỗi bé, để tượng trưng cho việc mọi người đã nhận được lộc của thần Mặt trăng và cũng là việc đánh dấu thành quả sau một năm lao động mệt nhọc của mỗi gia đình.

Trên đây có thể được xem là phần lễ chính trong Óc Om Bok, phần hội là hai sự kiện có tầm ảnh hưởng sâu rộng thu hút sự chú ý của nhiều người và hầu như khi nhắc đến Óc Bom Bok người ta đều nhớ đến thả đèn gió và đua ghe ngo.

Đèn gió được cấu tạo từ những vật liệu tre, giấy quyến và dây kẽm, có hình vuông hoặc tròn (đèn tròn thông dụng hơn). Từ những nan tre chuốt nhẵn, người ta làm thành những vòng tròn có đường kính chừng 1m, sau đó liên kết những nan tròn ấy thành khối trụ có chiều cao chừng 2m, sau đó dán kín bằng giấy quyến, trừ đáy đèn để trống và gắn vào đó là một “ổ nhện” làm bằng kẽm lớn. “Ổ nhện” được phủ lên lớp gòn ta có tẩm ướt dầu phọng. Khi đốt lớp gòn, nhiều người cùng góp sức nâng đèn lên cao. Nhiệt độ làm giấy căng phồng, tạo ra lực đẩy. Những người nâng đèn nương tay theo và cùng buông tay khi lực đủ mạnh để đẩy đèn bay lên mà không bị chao nghiêng làm cháy giấy.Người Khmer thả đen gió để cho những ước muốn của người dân được bay tận lên đến trời cho trời chứng giám và sau khi đèn tắt sẽ rơi xuống sông, ruộng, ao, hồ… đó là những điều bất hạnh mà người ta muốn bỏ nó đi.

Tiếp theo là đua ghe ngo, "ngo" theo tiếng Khmer có nghĩa là "ghe", "Tức ghe" . Nhưng người Việt của chúng ta thêm vào chữ ghe phía trước chữ ngo nên đọc thành là ghe ngo. Đây là một trò chơi dân gian của người Khmer có từ hàng trăm năm trước.

Truyền thuyết về đua ghe ngo kể rằng ngày xưa có Niềng Chanh - một tỳ nữ xinh đẹp, giỏi giang ở kinh thành nọ - vì lòng ganh ghét ti tiện nên một tên quan đại thần đã vu cho nàng tội bỏ chất cáu bẩn ở móng tay vào nồi canh của vua. Biết mình không còn cách nào minh oan, Niềng Chanh vội vã xuống thuyền xuôi theo sông Ba Sắc chạy trốn. Tên vua cho quân lính đuổi theo bắt giết nàng. Trên những dòng sông mà thuyền nàng đi qua, những sự kiện của chuyến đuổi bắt đau xót này đều để lại dấu vết. Nơi nàng ném trả chiếc ống nhổ, vật kỷ niệm vua tặng nàng trước kia gọi là Piêm càn - thua (vàm Ống Nhổ - nay gọi vàm Tho, Dù Tho), nơi nàng dừng lại nấu cơm nhưng cơm chưa kịp chín quân lính đã kéo tới khiến nàng phải vội vã bỏ chạy được gọi là sóc Bãi Xàu (sóc Cơm Sống, thị trấn Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), nơi vàm sông nàng bị vua xử chém được người đời gọi tên là Piêm Niêng Canh (vàm Nàng Chanh, nay là vàm Mỹ Thanh, huyện Mỹ Xuyên)... Để tưởng nhớ Niềng Chanh, hàng năm cư dân Khmer quanh vùng tổ chức đua ghe ngo để diễn lại cảnh Niềng Chanh chạy trốn. Đây cũng là dịp người Khmer ở ĐBSCL biểu dương tinh thần thượng võ từ lâu đời trên sông nước. Ý nghĩa của lễ này mang đậm tính chất dân gian được phổ biến rộng rãi trong các phum sóc có người Khmer sinh sống bằng nghề lúa nước. Trước kia, đua ghe ngo thường được tổ chức tại vàm Tho - đoạn sông từ thị xã Sóc Trăng đến huyện Mỹ Xuyên và hiện nay tổ chức cố định tại sông Maspero.

Ghe ngo là một dạng thuyền độc mộc, có chiều dài từ 25 - 30 mét, chiều ngang từ 1 - 1,4 mét, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46 đến 60 người chèo, riêng người điều khiển nhịp chèo ngồi ở trước mũi. Ngoài ra còn có người đứng giữa thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. Mái chèo được làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là kha la (con cọp), rồng, sư tử, cá poon-co... Trước khi hạ thủy, làm lễ cúng vị thần phù hộ cho ghe.

Đua ghe ngo là môn thể thao rất hấp dẫn và rất hào hứng. Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín, còn ghe xuồng đã sẵn sàng đậu dọc suốt hơn một cây số. Tiếng trống cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi nổi lên rộn rã. Khi một hồi còi rú lên - hiệu lệnh xuất phát thì từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt và phèng la đẩy chiếc ghe ngo vút nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay cổ vũ náo động cả mặt sông.

Chiếc ghe ngo là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ, cũng là biểu tượng của sự no ấm, sung túc. Chiếc ghe ngo còn là hình ảnh đại diện cho mỗi phum sóc hoặc cho toàn xã, toàn huyện nên cuộc đua ghe thường diễn ra rất quyết liệt không phải vì giá trị tiền thưởng mà vì danh dự và vinh quang của đơn vị đăng ký tham gia.

Quý du khách đến với lễ hội Óc Om Bok là đến với thời điểm vui nhất và được tổ chức quy mô hoàng tráng nhất của người Khmer trong các lễ hôi của họ. Quy du khách được tận hưởng không khí náo nức nhộn nhịp khi có sự chuyển đổi từ mùa vụ này sang mùa vụ khác của người Khmer. Để có thể tận mắt thấy được thành quả lao động của họ suốt 1 năm đan xen giữa khó khăn và thuận lợi mà họ đều vượt qua để dành những ngày tạ ơn thần linh và lấy đó để tổ chức vui chơi, giải trí. Đến với lễ hội Óc Om Bok không chỉ có đua ghe ngo, thả đèn gió quý du khách còn được thưởng thức các điệu dân ca Khmer, các vở Dù Kê Ron Ron, múa Lâm Thol, Rô băm, thi đấu cờ ốc. Thưởng các món ăn đặc sản như bún nước lèo, mắm bò hóc, bánh bía Vũng Thơm, mè láo…
Sưu tầm

 

Lễ Hội Óc Om Bok Tỉnh Sóc Trăng.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Lễ Hội Dân Gian-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất