CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Toàn văn hiệp định Paris.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Toàn văn hiệp định Paris. I_icon_minitime29.08.10 6:18

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Toàn văn hiệp định Paris.

 
Toàn văn hiệp định Paris

HIỆP ĐỊNH KẾT THÚC CHIẾN TRANH VÀ VÃN HỒI HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM
.


Các bên tham gia cuộc hòa đàm Paris về Việt Nam, trước viễn cảnh kết thúc chiến tranh và vãn hồi hòa bình trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam cũng như cơ hội củng cố nền hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới, đã thống nhất về các điều khoản sau và cam kết sẽ cùng nhau tôn trọng và thực thi các điều khoản này:

KHOẢN I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

Điều 1:

Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận trong Hiệp Định Geneva 1954 về Việt Nam.

KHOẢN II: ĐÌNH CHIẾN VÀ RÚT QUÂN

Điều 2:

Lệnh ngừng bắn sẽ được thi hành trên toàn miền Nam Việt Nam vào thời điểm 24h00 giờ GMT ngày 27 tháng 1 năm 1973 (hai mươi tư giờ ngày hai mươi bẩy tháng một năm một nghìn chín trăm bẩy mươi ba).

Cùng thời điểm này, Hoa Kỳ sẽ ngừng tại chỗ mọi hành động quân sự nhắm vào hải phận, không phận và địa phận của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời ngừng phong tỏa bằng mìn các lãnh hải, hải cảng, bến tàu và hệ thống giao thông đường thủy cuả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngay sau khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ di dời, vô hiệu hóa vĩnh viễn hoặc phá hủy toàn bộ số ngư lôi trong lãnh hải, hải cảng, bến tàu và hệ thống giao thông đường thủy tại miền Bắc Việt Nam.

Lệnh đình chiến hoàn toàn được quy định trong điều 2 này có hiệu lực vô thời hạn.

Điều 3:

Các bên cam kết duy trì lệnh ngừng bắn và đảm bảo một nền hòa bình vững bền và ổn định.

Ngay sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực: Quân đội Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa giữ nguyên vị trí cho đến khi thi hành kế hoạch rút quân. Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên (được quy định trong điều 16) sẽ quyết định thể thức rút quân.

Các đơn vị vũ trang của hai phía miền Nam Việt Nam giữ nguyên vị trí. Các vùng kiểm sóat và thể thức đóng quân sẽ do Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên (được quy định trong điều 17) quyết định.

Mọi lực lượng thường trực thuộc mọi quân chủng, binh chủng và lực lượng không thường trực của tất cả các bên dừng mọi hành động tấn công lẫn nhau và tuân thủ tuyệt đối các quy định sau:

- Cấm mọi hành vi quân sự trên không, trên biển và trên đất liền;

- Cấm mọi hành vi tấn công, khủng bố, trả đũa đối với tất cả các bên;

Điều 4:

Hoa Kỳ chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Điều 5:

Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký Hiệp Định, Hoa Kỳ và các nước can thiệp (được nhắc đến trong điều 3a) triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam toàn bộ quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, nhân viên quân sự cộng tác với chương trình hòa bình), vũ khí, đạn dược và vật liệu chiến tranh. Lực lượng cảnh sát và các cố vấn của các nước nói trên cũng như của tất cả các tổ chức bán quân sự cũng phải rút quân trong thời hạn này.

Điều 6:

Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ký Hiệp Định, Hoa Kỳ và các nước can thiệp được nhắc đến trong điều 3a phải phá dỡ toàn bộ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam.

Điều 7:

Kể từ thời điểm lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực đến khi thành lập chính phủ mới (được quy định trong điều 9b và 14 trong bản Hiêp Đinh này), hai phía miền Nam Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự tăng cường nào của quân đội, cố vấn quân sự hay nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự), vũ khí, đạn được và vật liệu chiến tranh vào miền Nam Việt Nam.

Sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam được phép tiến hành thay thế định kỳ những vũ khí, đạn dược, vật liệu chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng, hao mòn hoặc hết thời hạn sử dụng theo nguyên tắc một-đổi-một, cùng đặc điểm, cùng thuộc tính dưới sự giám sát của Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên và Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

KHOẢN III: TRAO TRẢ TÙ BINH, DÂN THƯỜNG NGOẠI QUỐC, NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

Điều 8:

Các bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc đồng thời hoặc kết thúc không trễ hơn một ngày sau lệnh rút quân quy đinh tại điều 5. Trong ngày ký kết Hiệp Định này, các bên sẽ trao đổi những danh sách đầy đủ tù nhân và dân thường ngoại quốc bị bắt.

Các bên có trách nhiệm:

- Cung cấp thông tin về các tù binh và dân thường ngoại quốc mất tích khi đang làm nhiệm vụ;

- Giúp xác định vị trí và chăm sóc các phần mộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật, hồi huơng các di hài;

- Áp dụng mọi biện pháp để dò tìm tung tích của những người được cho là mất tích trong chiến tranh.

Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết riêng giữa hai phía miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của điều 21b của hiệp định đình chiến tại Việt Nam ngày 20/07/1954 (ngày hai mươi tháng bẩy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư). Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này trên tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù, nhằm mục đích xoa dịu những mất mát và giúp các gia đình đoàn tụ. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực.

KHOẢN IV: THỰC THI QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM

Điều 9:

Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những quy định sau về việc thực thi quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam:

Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, không thể chuyển nhượng, và phải được tất cả các nước tôn trọng.

Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế.

Các nước quốc gia khác sẽ không áp đặt bất kỳ một xu hướng chính trị hay một cá nhân nào lên miền Nam Việt Nam.

Điều 10:

Hai phía miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn và duy trì hòa bình tại miền Nam Việt Nam, giải quyết các bất đồng bằng con đường đàm phán, tránh mọi xung đột vũ trang.

Điều 11:

Ngay sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam:

Thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù, nghiêm cấm mọi hành động thù địch, kỳ thị nhằm vào các cá nhân hay tổ chức đã từng cộng tác với bên này hoặc bên kia.

Bảo đảm tự do dân chủ cho nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di trú, tự do làm việc, quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh.

Điều 12:

Ngay sau lệnh ngừng bắn, hai phía miền Nam Việt Nam sẽ cùng thảo luận trên tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, tôn trọng lẫn nhau, không thôn tính lẫn nhau để đi đến thành lập một Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc tại 3 mảng tương đương. Hội Đồng này hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận. Sau khi Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc nhậm chức, hai phía miền Nam Việt Nam sẽ thảo luận để thành lập hội đồng ở các cấp thấp hơn. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ ký thỏa thuận về những vấn đề nội bộ sớm nhất có thể, và cố gắng tối đa để hoàn thành bản thỏa thuận này trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, đảm bảo mong muốn hòa bình, độc lập, dân chủ của người dân.miền Nam Việt Nam.

Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai phía miền Nam Việt Nam thực thi hiệp định này, tiến tới hòa giải, hòa hợp dân tộc và đảm bảo tự do dân chủ. Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do, dân chủ (được quy định trong điều 9b) và quyết định thủ tục cũng như thể thức bầu cử. Thể chế mà cuộc tổng tuyển cử xác định sẽ được hai phía miền Nam Việt Nam tán thành qua thảo luận.
Hội Đồng Quốc Gia về Hòa Giải, Hòa Hợp Dân Tộc cũng quy định thủ tục và thể thức của các cuộc bầu cử địa phương như hai phía miền Nam Việt Nam đã thỏa thuận.

Điều 13:

Vấn đề về các lực lượng vũ trang tại miền Nam Việt Nam sẽ được hai phía miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp từ bên ngoài và phù hợp với hoàn cảnh hậu chiến. Một trong những vấn đề sẽ được hai bên thảo luận là các bước tiến hành để giảm bớt quân chủ lực và giải giáp những lực lượng đã giảm bớt. Hai phía miền Nam Việt Nam sẽ hoàn tất vấn đề này trong thời hạn sớm nhất có thể.

Điều 14:

Miền Nam Việt Nam sẽ theo đuổi một chính sách đối ngọai hòa bình và độc lập. Đây sẽ là nền tảng để thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia không phân biệt hệ thống chính trị, xã hội trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau vì độc lập, tự chủ và chỉ chấp nhận viện trợ kinh tế cũng như kỹ thuật khi không có điều kiện chính trị kèm theo. Trong tương lai, mọi quyết định chấp nhận viện trợ quân sự đều phải được sự chấp thuận của chính phủ thành lập bởi cuộc tổng tuyển cử tại miền Nam Việt Nam (được quy định trong điều 9b).

KHỎAN V: TÁI THỐNG NHẤT VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ GIỮA HAI MIỀN NAM-BẮC VIỆT NAM

Điều 15:

Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được tiến hành từng bước một bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở thảo luận và thống nhất giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có sự cưỡng ép hay thôn tính của bên nào, cũng không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời điểm tái thống nhất sẽ được hai miền quyết định.

Từ nay cho tới khi thống nhất:

Như đã quy định trong đoạn 6 của Tuyên Bố Cuối Cùng tại Hội Nghị Geneva 1954, giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 (mười bẩy) chỉ là tạm thời chứ không phải là ranh giới lãnh thổ hay chính trị.

Miền Bắc và miền Nam Việt Nam tôn trọng vùng phi quân sự nằm ở hai bên của Giới Tuyến Quân Sự Tạm Thời.

Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ nhanh chóng khởi động các cuộc đàm phán để ổn định, bình thường hóa quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai miền sẽ thảo luận về thủ tục cho phép dân thường vượt qua Giới Tuyến Quân Sự Tạm Thời.

Miền Bắc và miền Nam sẽ không tham gia bất kỳ liên minh quân sự hay khối quân sự nào. Hai miền cũng không cho phép bất kỳ một thế lực ngoại quốc nào duy trì căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn an ninh hay nhân viên quân sự nào trên lãnh thổ riêng của họ như đã được quy định trong hiệp định Geneva 1954 về vấn đề Việt Nam.

KHOẢN VI: CÁC UỶ BAN QUÂN SỰ LIÊN HỢP, ỦY BAN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

Điều 16:

Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam cử ngay đại diện tham gia Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên. Ủy Ban này có nhiệm vụ đảm bảo sự phối hợp hành động của các bên trong khuôn khổ thực thi các điều khoản sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam;

- Điều 3a về lệnh ngừng bắn đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 5 về lệnh rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a;

- Điều 6 về lệnh phá dỡ toàn bộ căn cứ quân sự trên miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a;

- Điều 8a về lệnh trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc đối với tất cả các bên;

- Điều 8b về việc các bên hỗ trợ nhau dò tìm tung tích của những nhân viên quân sự hay dân thường ngoại quốc mất tích khi đang làm nhiêm vụ;

Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên sẽ hoạt động trên nguyên tắc thảo luận và thống nhất. Mọi bất đồng sẽ được trình lên Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết và kết thúc hoạt động 60 (sáu mươi) ngày sau khi Hoa Kỳ và các nước được nhắc đến trong điều 3a rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam cũng như tù binh và dân thường ngoại quốc của các bên đều được thả.

Bốn bên tham gia đàm phán thống nhất tại chỗ về tổ chức, thủ tục làm việc, phương thức hành động và ngân sách của Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên.

Điều 17:

Hai phía miền Nam Việt Nam cử ngay đại diện tham gia Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên. Ủy ban này có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động giữa hai bên trong khuôn khổ thực thi các điều khoản sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam, khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn họat động;

- Điều 3b về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn đối với tất cả các bên trên toàn miền Nam Việt Nam , khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 7 về lệnh cấm tăng cường binh lính vào miền Nam Viêt Nam và tất cả các quy định khác của điều 7;

- Điều 8c về việc lệnh trả tự do cho thường dân Việt Nam bị bắt và giam giữ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 13 về việc giảm bớt quân chủ lực và giải giáp những lực lượng đã giảm bớt.

Mọi bất đồng đều được đệ trình lên Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát.

Ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết, Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Hai Bên sẽ thống nhất về biện pháp và tổ chức nhằm củng cố lệnh ngừng bắn và giữ gìn hòa bình tại miền Nam Việt Nam;

Điều 18:

Ủy Ban Quản Lý và Giám Sát Quốc Tế sẽ được thành lập ngay sau khi bản hiệp định này được ký kết.

Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế đưa ra phán quyết cuối cùng, Ủy Ban Quốc Tế Quản Lý và Giám Sát sẽ báo cáo cho bốn bên các vấn đề liên quan đến quản lý và giám sát việc thực thi các quy định sau của bản hiệp định:

Đoạn 1 điều 2 về việc thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Viêt Nam;

Điều 3a về lệnh ngừng bắn đối với quân đội Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3;

Điều 3c về lệnh ngừng bắn tại miền Nam Việt Nam đối với tất cả các bên;

Điều 5 về lệnh triệt thóai khỏi miền Nam Việt Nam đối với toàn bộ quân đội Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3a;

Điều 6 về việc phá dỡ toàn bộ căn cứ quân sự trên miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các quốc gia được nhắc đến trong điều 3a;

Điều 8a về lệnh trao trả tù binh và dân thường ngoại quốc bị bắt và bị giam giữ đối với tất cả các bên.

Ủy Ban Quản Lý và Giám Sát Quốc Tế sẽ cử những đội giám sát để thực hiện nhiệm vụ. Bốn bên sẽ thống nhất tại chỗ về vị trí và hoạt động của các đội này cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của họ.

Cho đến khi Hội Nghị Quốc Tế đưa ra phán quyết cuối cùng, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ báo cáo cho hai phía miền Nam Việt Nam các vấn đề liên quan đến quản lý và giám sát việc thực thi các quy định sau của bản hiệp định:

- Đoạn 1 điều 2 về việc thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Viêt Nam, khi Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 3b về lệnh ngừng bắn đối với hai phía miền Nam Việt Nam;

- Điều 3c về lệnh ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam đối với tất cả các bên, khi Uỷ Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên hết thời hạn hoạt động;

- Điều 7 về lệnh cấm tăng cường quân vào miền Nam Việt Nam và các quy định khác của điều 7;

- Điều 8c về lệnh trả tự do cho các dân thường Việt Nam bị bắt và bị giam giữ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 9b về tổng tuyển cử tự do, dân chủ tại miền Nam Việt Nam;

- Điều 13 về lệnh giảm bớt quân chủ lực và giải giáp các lực lượng đã giảm bớt đối với hai phía miền Nam Việt Nam.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát lập ra các đội quản lý để thực hiện nhiệm vụ. Hai phía miền Nam Việt Nam thống nhất tại chỗ về vị trí và tổ chức của các đôi này cũng như tạo điều kiện cho các họat động của họ.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát gồm đại diện của bốn nước: Canada, Hungary, Indonesia và Ba Lan. Ủy Ban xác định các giai đoạn cụ thể trong đó các thành viên sẽ luân phiên nhau giữ chức chủ tịch.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát thực hiện các nhiệm vụ trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát hoạt động trên nguyên tắc thảo luận và thống nhất.

Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát bắt đầu hoạt động kể từ thời điểm lệnh ngừng bắn có hiệu lực tại Việt Nam. Đối với các quy định trong điều 18b liên quan tới bốn bên, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ ngừng hoạt động sau khi thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý và giám sát. Đối với các quy định trong điều 18c liên quan đến hai phía miền Nam Việt Nam, Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát sẽ ngừng hoạt động nếu có yêu cầu từ phía Chính Phủ mới được thành lập thông qua cuộc tổng tuyển cử tại miền Nam Việt Nam (được quy định trong điều 9b).

Bốn bên thống nhất tại chỗ về tổ chức, biện pháp hoạt động và ngân sách của Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát. Quan hệ giữa Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế sẽ được Ủy Ban Quốc Tế và Hội Nghị Quốc Tế thống nhất.

Điều 19:

Các bên thống nhất về việc triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký kết hiệp định này. Hội Nghị Quốc Tế có chức năng chứng nhận cho bản hiệp ước đã ký; bảo đảm chấm dứt chiến tranh; duy trì hòa bình tại Việt Nam; tôn trọng quyền quốc gia cơ bản của người dân Việt Nam và quyền tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam; và góp phần bảo đảm hòa bình tại Đông Dương.

Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với tư cách là các bên tham gia Hòa Đàm Paris sẽ đề nghị các quốc gia sau tham gia vào Hội Nghị Quốc Tế: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Hòa Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết, và Vương Quốc Anh cùng bốn quốc gia thành viên của Ủy Ban Quốc Tế về Quản Lý và Giám Sát và Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc cùng các bên tham gia Hòa Đàm Paris.

KHOẢN VII: VỀ LÀO VÀ CAMPUCHIA

Điều 20:

Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp Định Geneva 1954 về Lào và Hiệp Định Geneva 1954 về Campuchia, trong đó khẳng định những quyền quốc gia cơ bản của người dân Lào và Campuchia cũng như độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này. Các bên tôn trọng thái độ trung lập của họ.

Các bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam cam kết không sử dụng lãnh thổ của Lào hay Campuchia để xâm phạm quyền tự chủ và an ninh của đối phương hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Các lực lượng ngọai quốc chấm dứt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Lào và Campuchia, triệt thoái toàn bộ lực lượng và không tăng cường thêm quân đội, cố vấn quân sự hay nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hay vật liệu chiến tranh vào hai nước này.

Nhân dân Lào và Campuchia sẽ giải quyết các vấn đề nội bộ của nước mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Các vấn đề tồn tại giữa ba nước Đông Dương sẽ được ba nước này giải quyết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

KHỎAN VIII: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ VIỆT NAM

Điều 21:

Hoa Kỳ tin tưởng rằng hiệp định này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hòa giải dân tộc của nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân trên bán đảo Đông Dương. Vẫn theo đuổi những chính sách truyền thống, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như trên toàn Đông Dương.

Điều 22:
Chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình và nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định này là những điều kiện tốt để thiết lập mối quan hệ mới, bình đẳng và hai bên cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau. Đồng thời điều đó cũng bảo đảm cho một nền hòa bình ổn định tại Việt Nam và góp phần duy trì nền hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

KHOẢN IX: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 23:

Hiệp định này có hiệu lực sau lễ ký kết của các đại diện toàn quyền của mỗi bên tham gia Hòa Đàm Paris về Việt Nam. Tất cả các bên liên quan phải nghiêm chỉnh thực thi hiệp định này và các nghị định thư kèm theo.

Soạn thảo tại Paris ngày 27/07/1973 (hai mươi bẩy tháng một năm một nghìn chín trăm bẩy mươi ba) bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Cả hai bản đều có giá trị như nhau và chính thức.

Thay mặt chính phủ Việt Nam Cộng Hòa:

(đã ký)
Trần Văn Lắm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao

Thay mặt chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ:

(đã ký)
William P. Rogers
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao

Thay mặt chính phủ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam:
(đã ký)
Nguyễn Thị Bình
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao

Thay mặt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
(đã ký)
Nguyễn Duy Linh
Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao

Sưu Tầm

 

Toàn văn hiệp định Paris.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất