CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Vấn đề ruộng đất thời Lý-Trần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vấn đề ruộng đất thời Lý-Trần I_icon_minitime17.04.10 11:56

Anonymous

Khách viếng thăm

Khách vi

Bài gửiTiêu đề: Vấn đề ruộng đất thời Lý-Trần

 

Các loại hình sở hữu ruộng đất dưới thời Lý-Trần. Phân tích và ảnh hưởng của ruộng đất đối với quốc gia Đại Việt dưới thời Trần.

Ths.Trần Minh Thuận

1.Các loại hình sở hữu ruộng đất dưới thời Lý-Trần:
1.1Các loại hình sở hữu ruộng đất thời Lý:
1.1.1.Bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý:

a.Ruộng sơn lăng:
Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng bao gồm hai phần: một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Các vua nhà Lý đều được chôn ở làng Cổ Pháp này, do đó có 32 mẫu ruộng mộ ( mỗi lăng bốn mẫu) và một số ruộng thờ khá lớn. Cho đến thế kỷ XIX, Đại Nam nhất thống chí vẫn còn ghi về bộ phận đất sơn lăng của nhà Lý như sau: “ khu đất rộng chừng trăm mẫu, cổ thụ um tùm, là cấm địa và là trang mộc ấp của nhà Lý”.
Tổng diện tích ruộng đất sơn lăng như vậy là khá nhỏ nhưng có tính chất khá đặc biệt. Điều này đã khiến nó không có tác dụng gì đáng kể đối với sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung.
b.Ruộng tịch điền:
Nghi lễ cày ruộng tịch điền được tiến hành đều đặn suốt những năm trị vì của các vương triều nhà Lý. Có thể đây là một hình thức vay mượn nghi lễ của các triều đại phương Bắc thời cổ đại nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh một nước lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo như ở nước ta. Đây cũng là một loại ruộng nghi lễ trong nông nghiệp. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan trọng của các triều đại ở nước ta trong buổi đầu độc lập. Nông nghiệp không ổn định, không phát triển thì giai cấp thống trị không có điều kiện cũng cố và phát triển nhà nước của mình.
Các vương triều nhà Lý thường sử dụng các khu ruộng công ở các địa điểm trọng yếu đối với nông nghiệp làm ruộng tịch điền. Hiện nay, chưa có nguồn sử liệu nào ghi một các rã ràng về diện tích ruộng tịch điền nhưng chắc rằng nó không lớn lắm. Có thể xem ruộng tịch điền là một loại ruộng riêng của nhà nước. Sau khi nhà vua làm lễ hạ cày xong, ruộng tịch điền được giao cho cư dân địa phương cày cấy. Việc các vua nhà Lý hàng năm đi xem cấy, xem gặt ở các khu ruộng tịch điền và dựng hành cung ở đây để trú ngụ đã chứng tỏ tầm quan trọng của loại ruộng đất này.
Mặc dù quan hệ sản xuất ở loại ruộng tịch điền đáng lưu ý nhưng do tổng diện tích của nó quá hẹp nên không đủ gây một ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sự pháp triển của nền kinh tế nhà Lý. Thu nhập của nhà nước ở bộ phận ruộng tịch điền không thể là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà vua.
c.Ruộng quốc khố:
Đây là loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý có định mức thuế và khác với ruộng sơn lăng và ruộng tịch điền. Nhà Lý giao cho binh lính, tù binh cày cấy, về sau kể cả những người phạm tội và nô tỳ cũng cũng cày cấy và nộp sản phẩm vào kho của nhà nước. Cuối thời Lý, các cư dân lập thành làng và trở thành những nông dân làng xã. Do đó, ruộng quốc khố diện tích không ổn định, đối tượng cày cấy trong từng giai đoạn có sự thay đổi nhưng có đặc điểm chung là nhà nước trực tiếp thu thuế và sản phẩm.
d.Đồn điền:
Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu ở thời Lý. Tù binh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này. Việc sử dụng những tù binh vào công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp đương thời.
Vấn đề thân phận người cày trong bộ phận ruộng quốc khố khá phức tạp. Dưới thời Lý, chúng ta chưa rõ họ phải chịu nghĩa vụ nặng nề ra sao nhưng nói chung họ có thể trở lại địa vị thường dân khi hết hạn tù tội.
1.2.2.Bộ phận ruộng đất sở hữu của làng xã:
Làng xã hình thành từ sớm ở nước ta. Vào thời nhà Lý, mỗi làng xã sở hữu một diện tích đất đai khá lớn bao gồm đất đai dùng để ở cho các thành viên trong làng xã, đất nghĩa địa, đất canh tác đảm bảo đủ khả năng duy trì đời sống vật chất cho cư dân trong làng, đồng cỏ chăn nuôi trâu bò. Một số lở hạ lưu sông Hồng, sông Mã còn có những bãi bồi ven sông để trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Đây là tài sản của cả làng xã, nhưng các thành viên trong làng xã không được hưởng nguồn tài sản ấy như nhau mà trên diện tích đất đai canh tác được chia ra thành nhiều loại:
-Đất công làng xã: Đây là loại đất do quan lại, hào mục chia cho các thành viên trong làng cày cấy, nộp thuế hàng năm. Một phần nộp thuế cho nhà nước, một phần chi trong làng.
-Đất tư: Đây là loại ruộng đất thuộc quyền sở hữu của một số thành viên trong làng. Loại đất này có thể do mua bán, chiếm cứ thậm chí cướp đoạt từ đời trước để lại. Đến đời Lý, tình trạng mua bán đất công làng xã biến đất công thành đất tư bắt đầu diễn ra. Ngoài bộ phận quý tộc chiếm hữu nhiều ruộng đất, còn có tầng lớp địa chủ bình dân bắt đầu hình thành. Tầng lớp này ngày càng đông đảo và kéo theo đó chính là diện tích đất đai thuộc quyền sở hữu của địa chủ và những người giàu có ngày càng tăng lên rõ rệt. Tầng lớp này câu kết chặt chẻ với quan lại địa phương để trốn thuế, khai man diện tích và tìm mọi cách biến ruộng đất công thành ruộng đất tư.
1.1.3.Ruộng sở hữu của nhà chùa:
Vào thời nhà Lý, Phật giáo trở thành quốc giáo và các vị sư sãi có một địa vị đặc biệt quan trọng trong xã hội. Lúc đầu, triều đình ban cấp một số đất đai nhất định cho các nhà chùa để tăng ni, phật tử cày cấy, dùng sản phẩm đó vào việc tế tự và nuôi sống bộ phận này. Do ảnh hưởng của đạo Phật, càng về sau diện tích đất của nhà chùa ngày càng được mở rộng và nguồn gốc đất ngày càng trở nên phức tạp hơn. Những ngôi chùa lớn có thể sở hữu từ vài chục đến vài trăm mẫu đất. Đây chính là một nguyên nhân làm cho tầng lớp sư sãi ở nước ta ngày càng đông. Nhà chùa ngày càng có ảnh hưởng lớn đến nông dân làng xã. Việc cày cấy ngoài tầng lớp tăng ni, phật tử ra còn có sự hỗ trợ đắt lực của nông dân quanh khu vực chùa. Quan lại địa phương và nhà nước cũng ít khi can thiệp vào vấn đề đất đai của nhà chùa.
Dưới thời nhà Lý, một điều dễ dàng nhận thấy là chính sách ruộng đất của các vua nhà Lý vừa hết sức mềm dẻo, linh hoạt vừa cứng rắn. Vua Lý là chủ sở hữu tối cao toàn bộ diện tích đất đai quốc gia.
1.2.Các loại hình sở hữu ruộng đất dưới thời Trần:
1.2.1.Các loại hình sở hữu ruộng đất của nhà nước:

a.Ruộng sơn lăng:
Nhà Trần lấy phần ruộng đất gần kinh thành làm ruộng sơn lăng. Các vua nhà Trần khi mất được chôn ở nhiều nơi khác nhau do đó ruộng sơn lăng cũng nằm rải rác ở một số làng chớ không tập trung lại một chỗ. Các làng Thái Đường, Thâm Động ( Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), Yên Sinh (Quảng Ninh) đều có ruộng sơn lăng. Một số quý tộc nhà Trần cũng có ruộng sơn lăng, Trần Thủ Độ chẳng hạn. Cũng giống như nhà Lý, phần ruộng sơn lăng của nhà Trần có tổng diện tích khá nhỏ do với diện tích cày cấy nên nó không có ảnh hưởng nhiều về mặt kinh tế.
b.Ruộng tịch điền:
Là loại ruộng riêng của cùng đình. Phần lớn huê lợi thu được trên ruộng tịch điền đều vào kho riêng của nhà vua. Về việc đối tượng nào cày cấy trên ruộng tịch điền không được sử cũ ghi chép rõ ràng. Tổng diện tích ruộng tịch điền thời Trần cũng rất nhỏ hẹp, chỉ mang tính chất nghi lễ chớ không có ảnh hưởng gì quan trọng đến sự phát triển của sản xuất kinh tế nông nghiệp.
c.Ruộng quốc khố:
Giống như nhà Lý, thời Trần ruộng quốc khố cũng do nhà nước trực tiếp quản lý và định ra mức tô thuế. Lực lượng tham gia cày cấy thường là những tù binh những người phạm tội, nô tỳ…sản phẩm thu hoạch sẽ được nộp vào kho của nhà nước.
d.Ruộng đất công làng xã:
Từ giữa thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XV, chính quyền trung ương còn mạnh, nạn mua bán ruộng đất tuy có diễn ra nhưng nhà nước còn đủ khả năng kiểm soát. Trong giai đoạn này, tình trạng sở hữu ruộng đất của làng xã tuy có biến động nhưng nhà nước vẫn kiểm soát được. Cuối thế kỷ XIV, ruộng đất làng xã trở thành món lợi trong tay các quan lại, quý tộc, địa chủ. Vấn đề mua bánm chiếm dụng đất công làng xã diễn ra ở khắp các địa phương và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương. Ruộng đất tư hữu tăng lên nhanh chóng, quá trình phong kiến hoá đất đai và sự hình thành giai cấp địa chủ bình dân diễn ra với tốc độ rất nhanh. Tầng lớp địa chủ mới này có chỗ dựa là địa chủ, quan lại địa phương (Đây mới là chủ nhân thực sự).
1.2.2.Ruộng sở hữu tư nhân:
a.Thái ấp-đất phong của quý tộc Trần:
Đây là phần ruộng đất mà vua Trần ban cấp cho các quý tộc Trần. Ban cấp thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền thời Trần. Nguồn đất ban đầu của thái ấp có thể thuộc quyền sở hữu nhà nước, nhưng khi ban cấp thành thái ấp thì tháo ấp thuộc quyền chiếm hữu tư nhân các quý tộc. Đất đai của các thái ấp thực ra không nhiều và lại nằm rải rác cách xa nhau nên không đủ khả năng tạo nên một mối liên kết kinh tế-xã hội riêng biệt đối lập với triều đình, mà ngược lại sự tồn tại của nó phải gắn chặt với triều đình.
b. Điền trang:
Nhà Trần coi trọng việc khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác, thành lập các điền trang. Thường thì những quý tộc nhà Trần đem theo nhiều tù binh, tội phạm, nô tỳ…tiến hành khai khẩn đất hoang và thành lập những điền trang dưới sự quản lý của mình. Điền trang được thành lập là điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế-xã hội thời Trần. Trong những điểm dân cư trên, ruộng đất được chia ra thành nhiều phần nhỏ lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất. Tuy thuộc vào loại hình sở hữu lớn những thật ra diện tích điền trang cũng không nhiều lắm. Từ năm 1226 trở đi, bản thân tầng lớp quý tộc đã dựa vào hai tổ chức kinh tế cơ bản: Thái ấp và điền trang mà phát triển vững vàng đến giữa thế kỷ XIV.
c.Ruộng đất tư hữu của địa chủ:
Năm 1254, triều đình ra lệnh “bán ruộng công, mỗi diện là năm quan tiền cho nhân dân làm của tư”. Việc mua bán ruộng đất công khai, hợp pháp được nhà nước ủng hộ làm cho sở hữu địa chủ phát triển mạnh thêm. Nhưng chính sự mua bán ruộng đất cũng làm cho tính chất sở hữu trong thành phần kinh tế này luôn luôn dao động, không tập trung, không ổn định như thái ấp, điền trang. Sở hữu của địa chủ tuy lớn nhưng lại phân tán. Đồng thời, giữa chủ sở hữu địa chủ và sở hữu tiểu nông không có hàng rào cách biệt, tiền tệ và các điều kiện khác như gặp khó khăn, sa sút có thể tạo ra sự chuyển hoá hai hình thái sở hữu và hai thành phần xã hội này.
d.Tiểu nông tư hữu:
Kinh tế hàng hoá-tiền tệ cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra sở hữu ruộng đất tiểu nông. Lệnh bán ruộng đất công của nhà Trần cũng tạo điều kiện cho gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất, quyền lực tiền tệ đã làm chuyển đổi quyền sở hữu ruộng đất. Nhưng ruộng đất của họ không ổn định, gặp năm mất mùa đói kém họ lại phải bán ruộng lại cho địa chủ, không ít người rơi vào cảnh làm nô tỳ.
1.2.3.Ruộng thuộc sở hữu của nhà chùa:
Thời Trần, Phật giáo rất thịnh hành và phát triển. Nhà Trần bỏ nhiều tiền của cho xây dựng, trùng tu nhiều chùa chiền, ban cấp ruộng đất, cho in ấn kinh Phật…Ruộng đất nhà chùa ngày càng nhiều hơn và nguồn gốc đất cũng phức tạp hơn. Đến cuối thới Trần, tình hình chính trị rối loạn, vương pháp không còn được duy trì như trước, Phập giáo phải nhường bước cho Nho giáo, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến số ruộng đất do nhà chùa trực tiếp quản lý.
2.Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của ruộng đất đối với quốc gia Đại Việt dưới thời Trần.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, có thể nói vấn đề ruộng đất là một vấn đề cực kỳ quan trong đối với việc tồn tại và phát triển bền vững của vương triều phong kiến. Quốc gia phong kiến nào giải quyết được vấn đề ruộng đất một cách hợp lý nhất sẽ là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế. Điều này kéo theo sự lớn mạnh của các mặt khác trong đời sống xã hội như chính trị, quân sự, văn hoá. Các vương triều phong kiến nhà Trần hiểu rõ vấn đề quan trọng này. Nên sau khi giành được ngai vàng của nhà Lý, ổn định tình hình trong nước cũng như dẹp xong các thế lực ngoại xâm, vua Trần tuyên bố một cách dứt khoát: Tất cả đất đai là của nhà vua, kẻ nào dám đem một tất đất dâng cho giặc bị khép vào tội đại nghịch và bị xử trảm ngay lập tức. Điều này đã được nhà Trần thực hiện khi một số tù trưởng miền núi làm phản, nhà Trần huy động lực lượng vào chinh phạt và giết tất cả. Đây là những biện pháp mạnh tay nhưng rất cần thiết trong việc củng cố chính quyền và phát triển kinh tế. Sau những việc trừng phạt như thấy, trong đất nước rất hiếm khi xảy ra những việc liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Đối với các nước phong kiến, việc mở rộng lãnh thổ luôn là một nhu cầu cần thiết để xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Nước Đại Việt đã bao phen đứng trước cảnh bị xâm lăng và cũng đã không ít lần đánh bại âm mưu mở rộng lãnh thổ của các thế lực phong kiến bên ngoài. Cũng giống như những nhà nước phong kiến khác, nhà Trần luôn có ý thức mở rộng đất đai về phía Nam và thực hiện ham muốn này một cách liên tục và bằng nhiều cách bằng nhiều cách: trực tiếp đưa quân vào xâm chiếm mở rộng đất đai; mở rộng lãnh thổ về phía Nam thông qua con đường hôn nhân ( gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu là Châu Ô và Châu Lý); đưa tù binh, tội phạm đi khai khẩn đất hoang, thành lập đồn điền…Những chính sách nhằm mở rộng đất đai được nhà Trần thực hiện một cách mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao. Lãnh thổ Đại Việt mở rộng không ngừng, đất đai tăng lên đồng nghĩa với việc diện tích cày cấy tăng lên, lương thực đảm bảo cho việc tiêu dùng và dự trữ.
Nhằm tăng thêm diện tích canh tác, nhà Trần đặt ra các chức chánh, phó đồn điền sứ chuyên lo việc khai hoang lập đồn điền. Những chính sách tích cực của nhà Trần nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đã có tác dụng đáng kể, nhiều năm được mùa, cuộc sống của nhân dân ổn định.
Nhà Trần xác định đất đai toàn lãnh thổ là của dòng họ Trần. Do đó, nhà Trần sau mỗi lần đánh thắng giặc ngoại xâm, có tổ chức bình công trạng tướng lĩnh, đem ruộng đất ban thưởng cho họ. Những người trong hoàng tộc có công lớn được vua phong cho tước, ban thưởng ruộng đất để làm thái ấp, điền trang có diện tích khác nhau tuỳ theo công trạng. Thái ấp, điền trang là một loại hình ruộng đất đặc biệt có từ thời Trần và nằm rải rác trên địa bàn nhiều địa phương. Diện tích có thể vài trăm đến vài ngàn mẫu. Trong điền trang có nhà cho vương hầu, quý tộc ở, nhà cửa cho gia đinh ở, kho lương thực, vũ khí, nơi nuôi voi, ngựa. Mỗi vương hầu còn được quyền quản lý một vùng đất đai rộng lớn có thể vài trăm đến vài nghìn hộ, thu tô thuế cho nhà nước. Điền trang, thái ấp là loại hình thuộc sở hữu nhà Trần, lúc đầu được nhà vua ban thưởng, sau đó con cháu được thụ hưởng. Tuy tổng diện tích điền trang, thái ấp không lớn so với diện tích gieo cấy cả nước thời bấy giờ nhưng đây là một loại hình sở hữu ruộng đất đặc biệt, tác động nhiều đến đời sống cư dân.
Loại hình sở hữu ruộng đất này góp phần khẳng định quyền sở hữu đất đai của dòng tộc nhà Trần, các điền trang, thái ấp này như là những đồn trú thay mặt cho triều đình để dập tắt mọi sự nổi dậy của cư dân trong vùng.
Các ông vua đầu triều Trần là các ông vua tài năng, có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc trên nhiều phương diện, ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, mở rộng lãnh thổ, biết đoàn kết toàn dân để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhà vua thường huy động nông dân làng xã đắp đê trị thuỷ ở sông Hồng, đàu sông dẫn nước, nhiều lần xuống chiếu kêu gọi nông dân phiêu tán trở về quê cũ làm ăn, miễn thuế cho nông dân. Thời nhà Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn điền. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác, nhà Trần đã thành lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai hoang, thành lập các điền trang.
Trong khoảng 100 năm đầu triều Trần, đất nước thực sự vững chắc về tất cả các lĩnh vực.
Từ giữa đời Trần trở đi, quý tộc và địa chủ quan lại đua nhau tìm mọi cách bao chiếm ruộng đất công làm ruộng đất tư. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến và điều đặc biệt là nhà nước cũng đem ruộng đất để bán. Vấn đề này đã đưa đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng là từ giữa thế kỷ XIV trở đi, quý tộc địa chủ chiếm dụng hàng ngàn mẫu đất ngày càng phổ biến ở các địa phương. Để có người cày cấy trên những mảnh đất đất này, quý tộc và địa chủ đã sử dụng gia nô. Ngoài ra, họ còn buộc nông dân làng xã phải đóng góp nghĩa vụ cho mình. Bằng chứng là khi Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực và tiến hành cải cách thì có hai chính sách lớn được thực thi là hạn điền và hạn nô. Mục đích của hai chính sách này là giảm bớt tình trạng bao chiếm ruộng đất của quý tộc Trần và tình trạng sử dụng quá nhiều gia nô để phục vụ cho tầng lớp này. Mặc dù Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách này một cách cương quyết nhưng đã vấp phải một sự chống trả quyết liệt từ phía quý tộc nhà Trần và đồng minh là hệ thống quan lại ở địa phương. Kết quả là chính sách hạn điền và hạn nô của Hồ Quý Ly không đạt được mục đích đề ra. Nông dân mất ruộng đất và liên tiếp nỗi dậy chống lại triều đình để rồi bị tàn sát không thương tiếc.
Từ giữa thế kỷ XIV, vua Trần không còn đủ khả năng để quản lý và điều hành đất nước. Hạn hán, mất mùa, đói kém diễn ra liên miên, nông dân phiêu tán khắp nơi. Đây cũng chính là cơ hội cho bọn quý tộc, địa chủ, quan lại chiếm đoạt ruộng đất biến thành ruộng đất tư.
Hàng loạt những biến động về mặt ruộng đất làm cho nền kinh tế cuối thời Trần sa sút nhanh chóng. Các quý tộc Trần bao chiếm ruộng đất ngày càng nhiều, bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Bên cạnh đó, cuộc sống xa hoa của nhà vua và đại bộ phận quý tộc Trần đã làm cho nền kinh tế nước nhà trở nên kiệt huệ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên để đòi những quyền lợi về mặt ruộng đất làm cho triều đình ngày càng suy yếu hơn. Khi mà vấn đề ruộng đất không được giải quyết một cách hợp lý, kèm theo một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, nhà Trần đã phải sụp đổ và một triều đại mới ra đời thay thế.



----------------- O0O ------------------


Tài liệu tham khảo:
1.Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2000
2.Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ TK XI-XV, NXBKHXH, 1982.
3.GS.Nguyễn Phan Quang, TS Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, NXB TP Hồ Chí Minh, 2000.


[i]

 

Vấn đề ruộng đất thời Lý-Trần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất