CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"? I_icon_minitime11.05.10 4:54

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?

 
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?
Nhưng bỗng dưng tai họa ập đến, Lê Văn Thịnh bị  quàng cái tội hóa hổ, giết vua. Để rồi, gần 1.000 năm sau, con cháu vẫn lặn lội đi tìm những bằng chứng minh oan cho bậc trung thần.

Cụ rồng oan khiên
 một ngày đầu xuân Canh Dần, chúng tôi tìm về quê hương của vị Thái sư họ Lê ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Khi bước vào ngôi đền thờ vị Trạng nguyên Khai khoa, bất giác tôi giật mình, cảm giác chờn chợn chạy khắp người bởi vừa nhìn thấy bức tượng một cụ rồng đá. Trong văn hoá Việt Nam, hình ảnh rồng rất quen thuộc và bao giờ cũng có dáng điệu khoan thai, uy nghi, biểu trưng cho sự trường tồn và quyền lực. Vậy nhưng cụ rồng ở Đông Cứu thì khác, dáng nằm quằn quại, miệng cắn vào thân, hai chân đang dùng những chiếc móng sắc nhọn như muốn xé toạc thân mình. Đặc biệt đôi tai, một bên thông, một bên bịt kín.
 
Cụ Nguyễn Văn Tuynh – một trong những người thường xuyên hương khói, coi sóc ngôi đền và chùa Bảo Tháp (đền nằm trong chùa) bảo, về nguồn gốc xuất thân của bức tượng này cũng là cả một sự ly kỳ. Năm 1993, trong quá trình tu sửa đường vào chùa Bảo Tháp, bất chợt có người cuốc phải vật gì đó rất cứng. Người này bổ thêm vài nhát nữa thì xác định được đó là phiến đá có hình dạng vảy cá. Thấy sự bất thường, dân làng kéo đến xem mỗi lúc một đông. Người ta vội khơi rộng xung quanh phiến đá, càng khơi càng sửng sốt vì hoá ra là một bức tượng rồng. Thanh niên trai tráng khoẻ mạnh trong thôn được huy động để đưa tượng lên.
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"? Ho110
Cụ Nguyễn Văn Tuynh bên bức tượng rồng đá oan khiên.
 “Khi cụ rồng được đưa lên mặt đất, nhiều người trợn tròn mắt kinh ngạc. Bức tượng nặng hơn 1 tấn, cao khoảng 0,9m, dài rộng mỗi chiều 1m, có tư thế rất kỳ dị. Từ bức tượng toát lên nỗi oan khuất ngút trời, sự đau đớn, vò xé, căm hận. Uy lực toát ra từ bức tượng mạnh đến nỗi, tất cả những người dân có mặt đều quỳ xuống lạy”, cụ Tuynh nói. Sau đó cụ rồng được đưa vào đền, nơi xưa kia là nền nhà cũ của Thái sư để thờ cúng.
Về câu chuyện cụ rồng, trên đường về Đông Cứu chúng tôi còn nghe một “dị bản” khác. Một người dân kể rằng, khi đám trẻ chăn trâu chơi bắn bi, nghịch đất, vô tình phát hiện ra giữa đám đất có một phiến đá vảy rồng. Người trong làng thấy lạ ra xem, gọi người đến khai quật. Khi đưa tượng lên, vì nôn nóng mà nửa thân sau của tượng bị gãy. Sau này, hàng chục người tham gia khiêng tượng đã thiệt mạng v.v... Tuy nhiên đây là những thông tin không xác thực, mang tính chất thêu dệt, đồn thổi.
Ngay khi tìm được bức tượng, nhiều người đã đặt câu hỏi: Ai là tác giả của bức tượng, bức tượng được tạc vào thời nào? Đây là tuyệt tác mô tả sự giằng xé nội tâm do chính Lê Văn Thịnh tạo nên hay học trò của ông – vua Lý Nhân Tông? (có người căn cứ vào bên tai lành, tai điếc của cụ rồng mà cho đó là sự ân hận của Vua vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần, cũng là thày của mình). Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì bức tượng này được tạc vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ nghi án hồ Dâm Đàm (hồ Tây, Hà Nội) đã phần nào được soi xét). Nhưng cho dù là ý kiến nào thì người ta đều thống nhất một điều, đó là bức tượng đã lột tả tâm trạng oan khuất, bi oán của Lê Văn Thịnh.
Lê Văn Thịnh đỗ thủ khoa (tương đương Trạng nguyên) của khoa thi Minh kinh bác học thời Lý (1075). Với nhiều công trạng, con đường quan lộ của ông đã lên đến tột đỉnh: Thái sư đầu triều. Nhưng đúng ở vào thời khắc đỉnh cao của sự nghiệp thì ông bị vu tội “hoá hổ giết vua” vào năm 1096 và phải đi đày ở Thao Giang (Phú Thọ ngày nay). Người đương thời và hậu thế đều đặt dấu hỏi về tính chân xác của sự kiện trên...
 Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"? Ec5ho210
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh tại đền thờ thôn Bảo Tháp.
Vụ án hoá hổ
 
Về sự kiện Lê Văn Thịnh hoá hổ mưu hại vua, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc - PV) có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.
Tại sao Lê Văn Thịnh phạm tội giết vua mà lại chỉ đi đày? Một số bậc đại Nho ở những thời kỳ sau cho rằng, đó là bởi những người cầm cân, nảy mực triều Lý đã thấm nhuần tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo mà tha cho Lê Văn Thịnh. Sử gia Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15) cũng viết: “Kẻ làm tôi, phạm tội giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật ”.
Bề mặt thì lý do đó có vẻ hợp lý, nhưng nếu lần lại việc vua Lê Thánh Tông xử những kẻ mắc tội mưu phản sau này (Tô Hậu, Đỗ Sùng), việc Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan, mẹ vua) “xử” Hoàng Thái hậu Thượng Dương vào năm 1073, sẽ thấy lập luận đó là phiến diện, ngây thơ. Tất cả đã đều phải chết, trừ trường hợp Lê Văn Thịnh. Ngay từ năm 1071, nhà Lý đã có đạo luật quy định về tội Thập ác, trong đó có tội mưu phản, những kẻ phạm tội này đều chịu kết cục giống nhau là bị xử tử. Sự nhất quán này càng được khẳng định khi vào năm 1106, vua Lý đại xá thiên hạ, nhưng tội mưu phản không được xem xét. Với các sự kiện đó, nếu nói vì lòng nhân ái mà vua không giết Lê Văn Thịnh là chưa có sức thuyết phục.
Bên cạnh đó, ở hoàn cảnh bấy giờ, Thái sư quyền cao chức trọng, dưới một người trên muôn người, tiếm ngôi để làm gì? Vả lại, cứ giả sử cho là Thái sư có ý đó, thì cũng đừng quên rằng xung quanh vua Lý Nhân Tông là những “bộ óc” trác việt, nắm giữ quyền lực tối thượng: Hoàng Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan), Thái uý Lý Thường Kiệt, ngoài ra là cả một triều đình từng chịu ơn mưa móc nhà Lý. Lê Văn Thịnh nếu có giết được vua, sẽ sống được mấy khắc? Một người uyên bác, trí tuệ như Lê Văn Thịnh chẳng lẽ không nhận ra được điều đó?
Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó, không thấy triều Lý truy tìm “bè đảng” và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là “bè đảng” của Lê Văn Thịnh? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà chỉ làm có một mình?
Những dấu hỏi cứ treo lơ lửng trên đầu lớp hậu thế của Thái sư họ Lê. Tuy gần 500 năm sau ngày ông mắc nạn, vị Thượng thư Bộ Lễ, Đại học sĩ hàn lâm Viện Đông Các dưới triều Hậu Lê là Nguyễn Bính đã có những nghiên cứu, đánh giá, ghi nhận công lao của Lê Văn Thịnh, nhưng dường như vẫn chưa chạm tới chân lý của vụ nghi án. Đến những năm 90 của Thế kỷ 20, dưới ánh sáng khoa học, vụ án hồ Dâm Đàm mới được xem xét một cách thấu đáo. 17 năm trước, khi những người dân thôn Bảo Tháp tìm ra bức tượng rồng oan khiên, cũng là lúc Sở VH- TT Hà Bắc (cũ) tổ chức một cuộc hội thảo quy mô về Lê Văn Thịnh và vụ án hồ Dâm Đàm.
Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"? Ho310
Bức tượng rồng trong khuôn viên khu đền.

Ai là tác giả màn kịch?
 Bằng những lập luận khoa học, các nhà nghiên cứu đã nêu lên một số vấn đề xung quanh vụ án này. Sau khi Lê Văn Thịnh giật giải Thủ khoa khoa thi Minh kinh bác học (mở đầu thời kỳ khoa cử theo Nho học), đã được triều Lý trọng dụng. Trong vòng chưa đầy 10 năm (1084) ông đã phong chức Tả thị lang, 1 năm sau phong chức Thái sư. Khi đã có quyền lực lớn trong tay, Thái sư đã thực hiện cải cách triều chính (theo sử sách ghi lại, năm 1086: Tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện, năm 1088: Định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý, năm 1089: Định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu, năm 1092: Định sổ ruộng thu tô...Những việc trên đương nhiên do nhà vua quyết, nhưng “quân sư” chắc chắn không thể ai khác ngoài Lê Văn Thịnh). Việc cải cách này đã đụng chạm vào quyền lợi của nhiều vương thân, quốc thích, quan lại và do vậy rất có thể đã khiến ông gặp hoạ.
Cũng có thể “màn kịch” hóa hổ, giết vua được dựng lên từ sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo) và Nho giáo (mà đứng đầu là Thái sư Lê Văn Thịnh). Khi Phật giáo cảm thấy địa vị độc tôn của mình bị đe doạ thì đương nhiên là phải có “giải pháp”. Nhà nghiên cứu Đỗ Huy (Viện Triết học) từng cho rằng, thực chất vụ án hoá hổ chỉ là màn kịch phản ánh cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng Nho giáo mà Lê Văn Thịnh là đại diện với một bên khác sùng Phật giáo, trong đó có cả Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông.
Cũng cần nói thêm, vào năm 1085, khi Lê Văn Thịnh nhậm chức Thái sư cũng là lúc Linh Nhân Hoàng Thái Hậu thôi nhiếp chính, bắt đầu mải mê với công cuộc xây dựng, tu sửa chùa chiền, với những khoản kinh phí vô cùng lớn từ quốc khố. Là nhà nho tiết tháo, đứng đầu các quan, Lê Văn Thịnh không thể không có ý kiến và đây cũng có thể là nguyên nhân của mối tai hoạ mà ông gặp phải.
Trong khi đó, vua Lý Nhân Tông dù đã đi cầu khấn khắp các chùa chiền mà mấy chục năm không có con trai. Việc này, nhà nghiên cứu Trần Văn Lạng (Bảo tàng Hà Bắc cũ) nhận định, khi đứng vào tình thế bị nhiều người ngấp nghé ngôi báu, Lý Nhân Tông tất sinh bệnh đa nghi, rất có hại cho kẻ dưới quyền. Vụ việc “hóa hổ” càng trở nên đáng tin hơn khi ngay thời đó trong dân gian đã lưu truyền rằng, Lê Văn Thịnh học được nhiều phép thuật, trong đó có phép thả mù, hoá hổ. Với tâm trạng u uất, đa nghi như vậy, cộng thêm những lời gièm pha, đồn thổi và một “màn kịch” vào buổi sáng sương mù trên hồ Dâm Đàm, vậy là ông vua quy cho thày mình cái tội mưu phản.
Tuy ngày nay chúng ta có thể khẳng định câu chuyện trên là “sản phẩm” của sự hoang đường, nhưng với trình độ thời đó, khi con người vẫn tin vào các câu chuyện ma quái thì việc Lê Văn Thịnh “hóa hổ” là có thể xảy ra.
Những câu chuyện hư ảo, kỳ quái như trên không có gì lạ, trong sách “Tây Hồ chí” và nhiều sách khác cũng từng đề cập đến: nào là cáo 9 đuôi, trâu vàng, rắn thành tinh, hổ đội lốt người. Ngay vua Lý Thần Tông cũng từng bị cho là hóa hổ, phải nhờ Quốc sư Nguyễn Minh Không chữa cho mới khỏi.
Tại hồ Dâm Đàm còn có một truyền thuyết kể rằng, một ngày kia vua nhà Lý đi xem đánh cá, trời đang yên lặng bỗng mây mù nổi lên. Khi vua đến giữa hồ bất chợt gặp người con gái đẹp. Vua mê mẩn tâm thần, định đón về cung. Có vị đạo sĩ giỏi nghề chài lưới đã dùng phép quăng lưới tơ xuống hồ. Cô gái hiện nguyên hình là con rắn lớn, đuôi rất dài. Sau này để nhớ ơn đạo sĩ, nhân dân đã lập đền thờ ở Võng Thị (thuộc quận Tây Hồ ngày nay). Câu chuyện “Lê Văn Thịnh hóa hổ” thực chất là “bản sao” của truyền thuyết trên, điều đó càng làm ta khó tin vào tính xác thực của sự kiện này.
Đây cũng chính là một trong các biểu hiện để nhận định vụ án Lê Văn Thịnh hoá hổ chỉ là một màn kịch, do một đạo diễn nào đó dựng lên. Hoặc giả là một tình huống “tế nhị” vô tình xảy ra, nhưng đã được những đối thủ của Lê Văn Thịnh tận dụng triệt để, để viết nên một vụ kỳ án oan khiên nhất trong lịch sử Đại Việt. Vậy nhưng ai đứng đằng sau màn kịch này, đâu là nguyên nhân đích thực, đó vẫn là câu hỏi lớn thách thức các nhà nghiên cứu, các nhà sử học.
Dù vậy, bằng các lập luận, vẫn có thể khẳng định một điều: Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị oan! Tuy chưa tìm ra được “kẻ giấu mặt”, nhưng giờ đây công trạng của ông đã được ghi nhận. Gần đây nhất, Bộ VH-TT (cũ) đã cấm không cho phát những vở kịch trong đó hình ảnh ông bị xây dựng một cách méo mó. Tuy chưa nhiều, nhưng âu đó cũng là một chút lòng của hậu thế với bậc tiền nhân!
Sưu tầm


Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"? I_icon_minitime03.06.11 21:58

xuanhoa20
Đi du lịch, Shopping...!

Thành viên

xuanhoa20

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 36
Điểm Thi Lịch Sử : 117
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 12/03/1989
Ngày Tham Gia : 12/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên ngành Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Đi du lịch, Shopping...!

Bài gửiTiêu đề: Re: Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?

 
Vụ án thái sư Lê Văn Thịnh

Năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) cho mở khoa thi tam trường để chọn người tài làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn mười người. Người đỗ thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Đây chính là vị tiến sĩ đầu tiên ở nước Việt Nam. Vị thủ khoa này ngày sau làm đến chức Thái sư - một chức quan to vào bậc nhất trong triều.

Nhưng ai có thể ngờ rằng, vị Tiến sĩ – Thái sư này hơn hai chục năm sau bị mắc tội "mưu làm phản", suýt nữa bị chém. Sau đó bị nhốt vào cũi, đi đày ở miền sơn cước.

Các sách chính sử thời đó và nhiều triều đại sau đều chép chính thức sự kiện này và cho rằng Lê Văn Thịnh mắc tội phản nghịch là có thực, lẽ ra phải khép vào tội chết. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thi đậu Tiến sĩ vào năm Nhâm Tuất – 1442, đời vua Lê Thái Tông), cũng có lời bàn: "Người làm tôi định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng Phật giáo". (sách "Đại Việt sử ký toàn thư")

Lý Tế Xuyên, tác giả "Việt điện u linh" cũng than thở: "Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm vua lại tha mà chỉ phạt lưu, chính hình như thế thật là lầm lỗi"

Vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh được các nhà chép sử ghi lại như sau:
"Tháng 3 năm Bính Tý (1096), nhân dịp ngày xuân, vua Lý Nhân Tông ngự ra hò Dâm Đàm (Hồ Tây), đi một chiếc thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng giáo chém. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt đi, nói rằng: "Nguy lắm rồi!". Người đánh cá tên là Mục Thận quăng cái lưới trùm lên trên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Văn Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết chết, đày lên trại đầu ở sông Thao. Thưởng cho Mục Thận quan chức và tài vật, lại cho đất Tây Hồ làm thực ấp. Trước đây, Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam) có phép thuật kỳ dị, cho nên làm ra như thế để định cướp ngôi giết vua." (Sách "Đại Việt sử ký toàn thư")

Sách "Việt điện u linh" lại giải thích thêm: "Quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý (Vân Nam) có thuật lạ: đọc thần chú xong biến thành hổ báo. Văn Thịnh cố dỗ để dạy mình thuật ấy, học được thuật rồi, liền lập mưu giết chết tên gia nô và dùng thuật hại vua để cướp ngôi."

Sau khi "quăng lưới chụp vào thuyền kia, bắt được hổ và nhận ra là Lê Văn Thịnh! Nhà vua cả giận, sai lấy dây sắt xích lại, bỏ vào cũi, rồi đày lên miền Thao Giang (nay thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Vua khen Mục Công (Mục Thận) đã có công cứu vua, cất làm Đô uý và sau thăng tới Phụ quốc tướng quân. Khi mất, tặng chức Thái uý. Vua sai dựng đền tạc tượng thờ" (Sách "Đại Việt u linh")

Các sách khác như "Việt sử lược", "Cương mục"… đều chép tương tự như vậy. Lý do nào để xảy ra vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh âm mưu phản nghịch định giết vua, cướp ngôi?

Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng câu chuyện Lê Văn Thịnh đầy tính chất hoang đường, tại sao vị tể tướng thong thái này lại có phép thần thông để đổi trời trong sáng thành sương mù, biến người thành cọp?

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho vụ án Lê Văn Thịnh chỉ là một sự hiểu lầm đáng tiếc và giải thích như sau: "Chuyện trên đây tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở triều Lý. Sử còn cho biết nhiều chuyện nói rằng vua Nhân Tông, cũng như các vua đời Lý sau, rất tin ảo thuật và dễ cảm xúc. Cho nên, chỉ vì một việc xảy ra thất thường, mà Văn Thịnh suýt bị chết. Về thời tiết lúc đó, một trận mù thình lình tới bên hồ là một sự thường gặp. Nhưng với tâm thần hay bị xúc cảm của vua Lý khi thấy trời tối mà mình còn ở trên mặt nước, thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Lê Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối mà vội vã sai chèo thuyền gấp tới để hộ vua về. Ngồi trên thuyền bị tròng trành không vững, Văn Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền cho vững. Hình dáng trông như con hổ. Một mặt khác, có lẽ Văn Thịnh cũng tin vào các thuật và có tiếng sẵn là đã học được phép hoá hổ. Cho nên, kẻ trông thấy con hổ trong thuyền lại càng nghi cho ý muốn hại vua"

Người ta đặt vấn đề nghi vấn có thể có hay không, câu chuyện Lê Văn Thịnh là một sự hiểu lầm hay chỉ là một mưu mô loại bỏ công thần của vua Lý, một hành vi thường có của các vua chúa triều đại phong kiến?

Lần trang sử cũ, ta thấy có nhiều bản án "huyễn hoặc" tương tự, không biết bao nhiêu nhân tài quốc gia bị triều đình phong kiến huỷ diệt. Bản thân chế độ vua chúa vì muốn giữ độc quyền thống trị thường thay thù địch và hoảng sợ trước tài năng. Tầng lớp phong kiến chỉ có thể lợi dụng những kẻ có tài trong thời gian nhất định mà không tận dụng được tài năng đó. Trong các triều đại phong kiến lịch sử cổ kim thế giới, những đại công thần bị lưu đày, tàn sát như Lê Văn Thịnh không hiếm. Hàm Tín, trước khi bị Hán Cao Tổ và Lưu Bang giết ở Vị vương cung, đã biết rằng kẻ dùng mình sẽ không tha mình khi đế nghiệp hoàn thành, nên từng than thở: "Giảo thỏ chết, chó săn bị thịt, chim hết, cung bị xếp xó"

Đại thi hào Nguyễn Du không phải ngẫu nhiên khi mở đầu Truyện Kiều, ông đã than thở:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"

Và khi sắp kết thúc tác phẩm, ông lại thở than:

"Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Nguyễn Du đã nhìn thấy những "tai oan" của các nhân tài trong xã hội phong kiến, nhưng ông đã kín đáo đổ thừa cho số mệnh. Dưới chế độ phong kiến, một khi "tài" đó vượt lên "tài" của quân vương là có khi gặp nạn, nếu "sáng hơn chúa" cí khi là gặp nạn.

Trở lại vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh. Từ khi Lê Văn Thịnh thi đỗ thủ khoa và được bổ dụng làm quan, ông đã đem hết trí tuệ và tài năng của mình để phụng sự triều đình. Ngay sau khi đậu thủ khoa năm 1075, Lê Văn Thịnh được vào hầu vua học (thực chất là dạy vua). Bởi vì lúc này vua Lý Nhân Tông mới khoảng 10 tuổi. Lý Nhân Tông là con Thái hậu Ỷ Lan, lên ngôi vua năm 1072, mới có 7 tuổi, có quan Thái sư Lý Đạo Thành làm Phụ chính.

Năm Giáp Tý (1084), Lê Văn Thịnh lúc này đã làm Thị lang Bộ binh được vua giao đến trại Vĩnh Bình để cùng với người Tống bàn việc cương giới. Trong việc hoạch định biên giới, nhà Tống trả cho nhà Lý 6 huyện và 3 động. Người Tống có thơ rằng:

"Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên Kim"

Nghĩa là:
"Vì tham voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên"

Việc hoạch định biên giới này, có công lao rất lớn của Lê Văn Thịnh qua những lần hội đàm với nhà Tống.

Năm Ất Sửu (1085), Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư - chức quan đại thần to nhất trong triều. Đất nước lúc này đang trong thời kỳ thái bình, dân an, nước mạnh. Nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời gian đó. Lê Văn Thịnh không những có công lớn trong lĩnh vực ngoại giao mà còn có nhiều đóng góp trong công việc xây dựng luật pháp thời Lý.

Nhưng lịch sử thật trớ trêu, 11 năm sau (năm 1096), vị Thái sư này lại mắc phải trọng tội tày đình.

Sau những thành công lớn lao của Lê Văn Thịnh cùng với tiếng tăm lẫy lừng mà ông đạt được, hẳn Lê Văn Thịnh đã trở thành một mối lo âu đối với vua quan bấy giờ. Vua thì sợ Lê Văn Thịnh ngày kia có thể làm nguy hại ngôi báu của mình; quan thi sợ Lê Văn Thịnh có biệt tài, có quyền uy to lớn có thể làm phương hại đến địa vị mà họ đang hưởng. Vì vậy đã dựng nên " sự kiện hồ Dâm Đàm" để loại trừ một đối thủ đáng ngại… Có lẽ vì thế mà họ đã dựa vào sự mê tín trong dân chúng, tạo nên câu chuyện phản nghịch để có cơ hội tẩy trừ một chông gai trước mắt?

Nguồn: lichsuvn.info

 

Thái sư Lê Văn Thịnh có "hóa hổ giết vua"?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Lịch Sử Giai Thoại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất