CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Kinh đào Cần Thơ thời thuộc Pháp.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Kinh đào Cần Thơ thời thuộc Pháp. I_icon_minitime14.04.10 10:14

Anonymous

Khách viếng thăm

Khách vi

Bài gửiTiêu đề: Kinh đào Cần Thơ thời thuộc Pháp.

 
]HỆ THỐNG KINH ĐÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CẦN THƠ THỜI PHÁP THUỘC

Ths.Trần Minh Thuận

Khi thực dân Pháp nổ phát đại bác đầu tiên chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Triều đình Huế không còn đủ sức đương đầu với cuộc xâm lược bằng vũ khí tối tân của Pháp, chúng ta lần lượt để mất ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1862-1867). Cuối cùng bằng hiệp ước Patenôte, thực dân Pháp đã nuốt chửng và bắt đầu đặt ách thống trị thực dân lên toàn cõi Việt Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc thống trị lâu dài ở miền Tây Nam kì, thực dân Pháp đã thực hiện những âm mưu của chủ nghĩa đế quốc trong việc xâm chiếm thuộc địa, biến thuộc địa thành nơi đầu tư, khai thác và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc. Cần Thơ trong giai đoạn này cũng nằm trong hoàn cảnh lịch sử chung đó, thực dân Pháp xem Cần Thơ là một nơi có vị trí quan trọng ở miền Tây Nam kì. Do đó, thực dân Pháp đã có những chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế và khai thác vùng đất này. Địa hình Cần Thơ, với sông ngòi chằng chịt, thực dân Pháp nhận thấy muốn phát triển kinh tế nhanh chóng thì phải phát triển giao thông đường thuỷ. Do đó, việc đầu tiên mà thực dân Pháp tiến hành ở vùng đất Cần Thơ là phát triển thuỷ lợi, coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc giao thông đường thuỷ càng dễ dàng hơn khi tiến hành đào những con kinh nối liền các vùng đất, làm cho khoảng cách giữa các vùng được rút ngắn hơn rất nhiều. Trước khi thực dân Pháp xâm lược thì nhà Nguyễn đã cho tiến hành đào những con kinh cũng nhằm mục đích này. Chẳng hạn, mục đích của việc đào kinh Vĩnh Tế, Thoại Hà là “ nối thông từ hữu ngạn sông Hậu ra bờ biển Tây Nam Hà Tiên-Rạch Giá để đảm bảo việc tưới tiêu, tháo mặn rửa phèn, tạo điều kiện cho việc khai thác vùng đất còn nhiều hoang hoá nhưng cũng có nhiều tiềm năng sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hang hoá giữa miền duyên hải Hà Tiên-Kiên Giang với Đông Xuyên (Long Xuyên) và vùng đồng bằng sông Cửu Long” [2; 207]. Như vậy, rõ ràng việc đào kinh của nhà Nguyễn đã tạo nền mống cho nền kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp phát triển. Khi chiếm được miền Tây Nam kì, đương nhiên Pháp cũng tiến hành đào những con kinh để khai thác kinh tế, phục vụ nước Pháp rất cần tiền để chi cho các cuộc chiến tranh ở Châu Âu.
Ở Cần Thơ, chúng ta có thể thấy những con kinh đào huyết mạch để phát triển kinh tế ở vùng đất này, nhất là khi Paul Doumer làm toàn quyền Đông Dương và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu từ năm 1897.
Thực dân Pháp tập trung đào các con kinh lớn ở miền Tây Nam kì nhất là khu vực Cần Thơ, Bạc Liêu, Rạch Giá. Tác giả Phan Khánh dẫn theo tài liệu của thực dân Pháp, “từ năm 1880-1890, chúng đã đào được ở 2.100.000 m3 đất kênh rạch, kết quả đã tăng 169.000 ha đất so với thời Nguyễn. Trung bình cứ đào 12 mét khối đất có thêm 1ha đất canh tác. Dưới sự chỉ huy của các sĩ quan và tỉnh trưởng người Pháp và thường phụ thuộc vào ý kiến riêng của các tên tỉnh trưởng, chúng huy động nhân dân ta đào kênh. Những kênh đào đáng kể thì có: Ba Lăng, Cái Côn, Carabelli, Kế Sách, Thạnh Lợi, Bà Tích, Trà Nóc, Ông Trương, Cái Mương.” [1; 107]. Khi các con kinh đào xong, đông đảo người dân phiêu tán từ khắp nơi tụ tập về ven các con kinh, dựng nhà, khai khẩn các vùng đất hoang phụ cận biến thành những đồng ruộng để tiến hành canh tác, sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ruộng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng.
Bên cạnh những con kinh lớn do người Pháp trực tiếp tiến hành, chúng còn bắt dân phu đào hàng loạt các con sông và kênh rạch nhỏ như kinh Phổ Dương-Trà Long, Ô Môn, Xà No…
Ở Cần Thơ, có lẽ kinh xáng Xà No được nhiều người biết đến hơn cả bởi địa danh này đã đi vào ca dao Nam Bộ:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Anh có thương em thì sắm cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh.
Kinh xáng Xà No là một kinh rạch quan trọng mà thực dân Pháp đào ở vùng Cần Thơ. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam thì đây là một trong những công trình thuỷ lợi lớn đầu tiên ở Nam kì mà Pháp thực hiện, nó có thể so sánh với tuyến đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho về giao thông đường bộ. Vị trí của kinh xáng Xà No đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế ở miền Hậu Giang vì “Kinh xáng Xà No nối Hậu Giang qua vịnh Xiêm La, xuyên qua vùng đất tốt và to rộng giữa hai nhánh sông Cái Lớn và rạch Cần Thơ”[4; 304].
Cũng theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, sáng kiến đào kinh Xà No trước tiên do hai người Pháp là Duval và Guéry nêu ra vì mục đích kinh tế của chính bản thân họ. Họ thấy vùng Cần Thơ có nhiều đất tốt nên xin khai khẩn với quan toàn quyền Paul Doumer. Kinh xáng Xà No nếu được đào thì đối với họ mang lại những lợi ích hết sức to lớn, giúp họ khai thác được mấy chục ngàn mẫu dất tốt phía địa phận Cần Thơ [4; 304-305].
Kinh Xà No đào từ năm 1901 đến tháng 07 năm 1903 thì hoàn thành. Bề ngang trên mặt rộng rộng 60 mét, dưới đáy 40 mét. Nhà thầu Pháp sử dụng loại xáng múc lớn chạy bằng hơi nước với giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng mạnh 350 mã lực, mỗi gàu sắt múc được 375 lít, thổi bùn xa đến 60 mét [4; 305].
Trong những năm nửa đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiếp tục hoàn thành công cuộc đào kinh ở Cần Thơ. Chẳng hạn, từ năm 1906-1910, Pháp cho đào kinh Hậu Giang-Long Mỹ trên cánh đồng giữa Cần Thơ và Sóc Trăng, đào kênh Chợ Gạo cũng trên cánh đồng Cần Thơ-Sóc Trăng. Từ năm 1911 đến năm 1913, mở rộng kinh Bassắc-Long Mỹ, Ba Xuyên-Ô Môn…
Theo Huỳnh Minh, Cần Thơ thời thuộc Pháp có hệ thống kinh đào ngang dọc, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương nghiệp. Cụ thể có một số kinh đào với quy mô lớn như sau:
-Kinh Thị Đội vốn là một nhánh của rạch Ô Môn, từ chợ Thới Lai đi Rạch Gia dài khoảng 14 km.
-Kinh Ô Môn dài 14 km nối hai hạt Phong Dinh (Cần Thơ) và Kiên Giang.
-Kinh Xà No dài 34 km từ rạch Cần Thơ qua chợ Bảy Ngàn.
-Kinh Saintenoy dài 32 km chạy từ chợ Rạch Gòi đến ngã tư Cây Dương (Phụng Hiệp) sang tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng).
-Kinh Lacote dài 9 km chạy từ chợ Rạch Gòi đến chợ Cái Dứa [3; 37].
Nhờ có hệ thống kinh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở Cần Thơ. Có một số ý kiến cho rằng, hệ thống kinh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc tưới tiêu thì việc tháo nước nhanh chóng cũng là một nhiệm vụ quan trọng của những người là nghề nông. Kinh rạch nhiều giúp nước rút nhanh trong mùa lũ, làm cho các loại cây nông nghiệp tránh khỏi trình trạng ngập úng, nhất là đối với cây lúa. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng nhờ hệ thống kinh đào mà năng suất tăng lên đáng kể. Cụ thể, “vào năm 1930, sản lượng lúa ở Cần Thơ đã đạt 322.200 tấn” [5; 113]. Miền Tây Nam kì trở thành một nhánh sản xuất hàng hoá lớn.
Hệ thống kinh rạch do người Pháp đào cũng đã mở mang cho ngành giao thương phát triển, việc đi lại, vận chuyển, buôn bán và trao đổi hàng hoá từ Cần Thơ đi đến các vùng khác trong khu vực trở nên hết sức thuận lợi, thị trường lúa gạo ở Nam kì vì vậy phát triển rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Sản lượng lúa xuất khẩu ở Nam kì ngày một tăng lên đáng kể. Dưới đây là vài con số thống kê:
Năm
Lượng gạo xuất khẩu (tấn)
Năm
Lượng gạo xuất khẩu (tấn)
1880
485.200
1927
1.085.000
1890
657.535
1935
1.530.00
1900
893.600
1936
1.560.000
1918
1.189.000
1938
1.350.000
1921
1.138.000
1939
1.680.000
[1; 203].
Sản lượng gạo xuất khẩu ở Nam kì qua bảng tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng tuy không phải thời điểm nào xuất khẩu gạo cũng tăng, nhưng nhìn chung sự gia tăng này diễn ra không ngừng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rõ ràng sự đóng góp của Cần Thơ trong việc xuất khẩu lúa gạo cho toàn vùng rất đáng được ghi nhận.
Từ việc năng suất luôn không ngừng tăng lên, ở Cần Thơ “nhờ có đất đai màu mỡ và nước tưới thuận lợi nên năng suất đã đạt gần 2 tấn/ha” [5; 113] đã thúc đẩy một số ngành kinh tế khác có liên quan đến cây lúa phát triển theo. Dưới thời Pháp thuộc, “Cái Răng Cần Thơ đã từng là vựa lúa lớn nhất miền Tây Nam bộ” [5; 113]. Sản xuất lúa phát triển kéo theo sự phát triển các ngành xay xát, chế biến và buôn bán lúa gạo. Các ngành khác như sửa chữa ghe tàu, cưa xẻ gỗ, sản xuất rượu bia…cũng phát triển để phục vụ nhu cầu xã hội.
Tóm lại, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược, cai trị đi đôi với việc đào kinh ở Cần Thơ bởi vì họ cho rằng giao thông-mà chủ yếu là đường thuỷ- ở Cần Thơ có thuận lợi thì mới cai trị có hiệu quả và tiến hành khai thác kinh tế lâu dài. Do đó, trong suốt quá trình cai trị của mình, thực dân Pháp tiến hành đào rất nhiều các con kinh ở Cần Thơ. Chính sự đầu tư và khai thác tích cực đã thúc đẩy kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh chóng dưới thời Pháp thuộc. Cơ cấu kinh tế xã hội cũng vì sự đầu tư khai thác này mà có sự chuyển biến sâu sắc, tích cực có, tiêu cực cũng có. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đó cũng là một phần của lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Cần Thơ-Tây Đô một thời của quốc gia dân tộc.

---------- O0O ----------
Tài liệu tham khảo
1.Phan Khánh, Nam bộ 300 năm làm thuỷ lợi, NXB Nông nghiệp, 2005
2.Huỳnh Lứa, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, NXB Khoa học xã hội, 2000.
3.Huỳnh Minh, Cần Thơ xưa, NXB Thanh Niên, 2001
4.Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, 2005
5.Sở giáo dục đào tạo Cần Thơ, Địa lí tỉnh Cần Thơ, 1995


Địa chỉ: Trần Minh Thuận
GV lịch sử-Khoa sư phạm-ĐH Cần Thơ
ĐT: 0918549433

 

Kinh đào Cần Thơ thời thuộc Pháp.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất