CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Chính sách ngoại giao đa phương của Hồ Chủ Tịch (1945-1947)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chính sách ngoại giao đa phương của Hồ Chủ Tịch (1945-1947) I_icon_minitime17.01.11 3:18

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Chính sách ngoại giao đa phương của Hồ Chủ Tịch (1945-1947)

 
HỒ CHỦ TỊCH VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (1945-1947)

1 Như đã biết “nền ngoại giao của bất kỳ nước nào cũng nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước; nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế… Ngoại giao Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.”(1)
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời đúng vào ngày Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc: Ngày 2-9-1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cũng trong ngày này đại diện của Nhật Bản chính thức ký vào văn kiện đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Tình hình quốc tế khi đó đối với nước ta có những điểm đáng chú ý:
Một là, trật tự thế giới hai cực Y-an-ta đang dần dần định hình trên thực tế (1945-1947)
Hai là, trong khi “chiến tranh nóng” của Chiến tranh thế giới thứ II chưa hoàn toàn chấm dứt, thì cuộc chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ phát động đã ngày càng trở nên căng thẳng.
Ba là, phong trào thế giới tuy có bước phát triển mới nhưng hệ thống xã hội chủ nghĩa chưa thành hình, còn Liên Xô bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
Bốn là, nước Việt Nam non trẻ đang gặp nhiều khó khăn trầm trọng, cùng một lúc phải đối phó với ba thứ giặc là : giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong đó giặc ngoại xâm là quan trọng nhất. Cùng với bọn tay sai phản động đủ mọi loại, cả Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Tưởng, đều âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ của ta.
2. Trước tình thế đó, trong ba nhiệm vụ cơ bản của nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám – 1945, thì nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền và duy trì nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hàng đầu. Nhiệm vụ đó đã được Đảng và Nhà nước ta đứng đầu là Hồ Chủ tịch thực hiện một cách vô cùng xuất sắc. Thực tế đã chứng minh rằng, “thời kỳ 1945-1946 đó mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc như những năm tháng không thể nào quên. Nền ngoại giao Việt Nam non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân điều hành dưới sự tham gia của những học trò ưu tú của Người đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền và nền độc lập non trẻ trong khi thế lực của ta còn yếu, đồng thời tạo điều kiện tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng để đối phó với tình hình có thể xấu hơn”(2). Điều đó đã rõ ràng.
3. Vấn đề đặt ra là, xét trên bình diện lý luận thì, theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, “thành bại về ngoại giao của mọi quốc gia ở vào bất kỳ thời đại nào cũng tuỳ thuộc chủ yếu vào thực lực của đất nước kết hợp với sự vận dụng khéo léo của con người”. (3)
Căn cứ vào đó mà xét thì, về thực lực, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng Tháng Tám –1945 chưa thể nói là có thực lực mạnh khi mà ngân khố hầu như trống rỗng; giặc đói hoành hành cướp đi sinh mạng của hai triệu người; giặc dốt tồn tại khiến hơn 90% dân số là mù chữ, quân đội còn non trẻ trang bị cực kỳ thô sơ, thiếu thốn v.v… Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan cũng viết : “Khó mà giữ được chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ nếu không có sức mạnh dựa trên sự phát triển của đất nước” (4). Nhưng đó là xét trên bình diện lý luận. Còn trên thực tế?
“Trên thực tế, có trường hợp nước ta, tuy là nước yếu song đã huy động được sức mạnh tổng hợp ở bên trong và sự hỗ trợ quốc tế nên vẫn giành được chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (5). Xem xét hoàn toàn lịch sử cụ thể sau Cánh mạng Tháng Tám –1945, trong điều kiện thực lực của ta còn yếu thì thành bại của nền ngoại giao khi đó chủ yếu phụ thuộc vào “Sự vận dụng khéo léo của con người”. Con người cụ thể ở đây là Hồ Chủ tịch, là Đảng, Nhà nước ta và nhân dân ta.
4. Theo ý kiến của chúng tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có đường lối ngoại giao hết sức đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, khéo léo, uyển chuyển- “dĩ bất biến ứng vạn biến”- để thực hiện được mục tiêu hàng đầu khi đó là bảo vệ độc lập, chủ quyền và nhà nước non trẻ của chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp khó tránh khỏi sau đó, mà một trong điểm sáng tạo quan trọng nhất là ngoại giao đa phương.
Trước hết nhờ quan điểm chính sách ngoại giao đa phương mà Hồ Chủ tịch cùng Đảng và Nhà nước ta đã ngăn chặn được những hành động quá khích của quân Tưởng ở miền Bắc, làm thiệt hại âm mưu “diệt Cộng cầm Hồ” của chúng; đồng thời hoà hoãn với Pháp để đẩy hết quân Tưởng về nước, ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, rồi Tạm ước ngày 14-9-1946 cố cứu vãn hòa bình đến phút chót để vạn nhất không hoà được thì cũng có thêm thời gian, chuẩn bị lực lượng nếu buộc lòng phải kháng chiến.
Cần hết sức chú ý là, quan điểm và chính sách ngoại giao đa phương đã được Chính phủ ta đề cập rất rõ ràng trong thông cáo về “Chính sách ngoại giao của chính phủ lâm thời nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam” ngày 3-10-1945, tức là đúng một tháng sau khi chúng ta tuyên bố độc lập (2-9-1945), trong thời kỳ Bác Hồ không chỉ làm Chủ tịch nước mà còn kiêm cả chức Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao. (6)
Thông cáo trình rõ mục tiêu của chính sách đối ngoại của Việt Nam khi đó là “đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn, và góp phần cùng các nước Đồng Minh chống phát xít, trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ được các liệt quốc thừa nhận, xây đắp lại nền hoà bình thế giới”. Từ mục tiêu đó, thông cáo thể hiện rõ quan điểm ngoại giao đa phương trong chế độ và chính sách đối với 4 đối tượng chủ yếu trong quan hệ quốc tế của Việt Nam khi đó như sau:
Một là, với các nước trong phe Đồng Minh chống phát-xít thì Việt Nam hết sức thân thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng tương ái”.
Chính là trên quan điểm này mà ngay sau khi Thông cáo ra đời (3-10-1945), ngày 22-10-1945, tức là chỉ 20 ngày sau đó, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, Hồ Chủ tịch gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu 4 đề nghị cụ thể:
“1- Vấn đề liên quan đến Việt Nam phải đuợc thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng cố vấn về Viễn Đông.
2- Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép phát biểu quan điểm của chính phủ Việt Nam.
3- Một uỷ ban điều tra phải được cử đến Việt Nam.
4- Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận”. (7)
Sau đó thay mặt chính phủ Việt Nam, Hồ Chủ tịch cũng nhiều lần gửi điện, thư, công hàm tới chính phủ Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) là những nước lớn trong phe Đồng Minh khi đó, đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và công nhận nền độc lập của Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 16-2-1946 Hồ Chủ tịch đã gởi điện cho Tổng thống Mỹ H. Tru.man “Yêu cầu nước Mỹ với tư cách là người bảo vệ và là nhà quán quân của công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của Việt Nam”(8). Nhưng tiếc thay, như đã biết, các nước lớn trong phe Đồng Minh đã giữ một lập trường tiêu cực trước những đề nghị hợp tình hợp lý của phía Việt Nam về thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Việt Nam.
Hai là, bản Thông cáo ngày 3-10-1946 phân biệt rất rõ quan hệ của Việt Nam với nhân dân Pháp và bọn thực dân Pháp. Thông cáo nêu rõ, “trước hết đối với kiều dân Pháp, nếu họ yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam, thì sinh mệnh và tài sản của họ cũng được bảo vệ theo Luật Quốc tế.” Nhưng “riêng với chính phủ Pháp Đờ Gôn, chủ trương thống trị Việt Nam thì kiên quyết chống.”
Ba là, với các nước láng giềng, phía Việt Nam khẳng định chính sách xây dựng tình hữu nghị hợp tác thân thiện và bình đẳng. Chẳng hạn, với Trung Quốc (khi đó vẫn còn Quốc - Cộng hợp tác để đến Hiệp thương) thì chủ trương “thắt chặt tình thân ái khiến hai dân tộc Việt-Hoa tương trợ mà cùng tiến hoá”. Còn “riêng về hai nước Cao Miên và Ai Lao thì giây liên lạc lấy dân tộc tự quyết làm nền tảng, lại càng phải chặt chẽ hơn nữa”. Ba nước “còn có nhiều mối liên hệ về kinh tế nên sẽ giúp đỡ lẫn nhau và sánh vai ngang hàng” cùng phát triển.
Bốn là, “với các nhược tiểu dân tộc trên toàn cầu, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập.”
Chính nhờ chính sách ngoại giao đa phương được xác định ngay từ ngày đầu thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà trong khi các nước lớn cự tuyệt hoặc phớt lờ quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không công nhận nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám- 1945, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong việc phá thế bao vây cô lập. Cuối năm 1946 đầu năm 1947 ta đã lập được cơ quan đại diện chính phủ ở một số nước Châu Á như có trụ sở ở Băng Cốc (Thái Lan), Răng-gun (Mi-an-ma), có quan hệ chính thức với Thái Lan, Mi-an-ma, Aán Độ, In-đô-nê-xi-a, v.v… Chúng ta cũng lập được 11 cơ quan thông tin ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Hồ Chủ tịch đã cử nhiều đặc phái viên chính phủ và sỹ quan liên lạc của Người đến hơn 10 nước và khu vực khác nhau ở Châu Á, Châu Aâu, tới các Hội nghị thuộc Liên Hợp Quốc ở khu vực v.v… theo hình thái ngoại giao đa phương.
5- Toàn bộ thực tế lịch sử trên cho thấy, trong khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Y-an-ta dần hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ II (1946-1947), đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và Hồ Chủ tịch rõ ràng là không thiên về cực nào trong hai cực Xô- Mỹ; trái lại là đường lối ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, “cân bằng trên cơ sở lợi ích dân tộc, hoà bình, ổn định và phát triển, tìm kiếm sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, hơn là sự đối đầu căng thẳng và xung đột vũ trang- một điều rất dễ xảy ra trong cấu trúc của nền chính trị thế giới sau chiến tranh”. (9) Bằng chứng rõ rệt nhất của điều đó là tháng 9-1947, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã đưa ra tuyên bố bất hủ là Việt Nam “muốn làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.(10)
Đó chính là tư tưởng cơ bản, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, như Đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa qua khẳng định : “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” (11) Chỉ có điều, “cũng như những cơ chế đa phương trước đây, ngoại giao đa phương chủ yếu là mảnh đất riêng của các nước lớn, trong khi các nước nhược tiểu chỉ có thể đứng ở ngoại vi nghe ngóng và chờ đợi sự định đoạt của các nước đàn anh, dù cho đó là vấn đề trực tiếp liên quan đến lợi ích sống còn của mình.”(12) Còn ngày nay, tình hình đã hoàn toàn đổi khác. “Ngày nay ngoại giao đa phương không còn độc quyền nước lớn, mà mỗi thành viên của cộng đồng quốc tế phải vận dụng tốt ngoại giao đa phương để bảo vệ lợi ích của mình và cũng để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế.” (13)

CHÚ THÍCH
(1) Thứ trưởng ngoại giao VŨ KHOAN. Ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tạp chí quan hệ quốc tế số đặc biệt. Số 7, tháng 9-1995, trang 32.
(2) Bộ trưởng Ngoại giao NGUYỄN MẠNH CẦM. Ngoại giao Việt Nam góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong: Hội nhập Quốc tế và giữ vững bản sắc. NXB chính trị Quốc gia. H.1995, trang8-9.
(3) Bộ trưởng ngoại giao NGUYỄN MẠNH CẦM. Sdd, trang 16.
(4) (5) Thứ trưởng Ngoại giao VŨ KHOAN. An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại. Trong: Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc. NXB Chính trị quốc gia. H.1995, trang 205.
(6) Xem thêm. NGUYỄN PHÚC LUÂN. HỒ CHÍ MINH và tư tưởng
chung sống hoà bình trong chính sách đối ngoại đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. Số 1, tháng 9-1993, trang 40 đến 43.
(7) TRẦN HỮU ĐÍNH, LÊ TRUNG DŨNG. Quan hệ Việt- Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám. NXB Khoa học xã hội. H.1997, trang 118.
(8) TRẦN HỮU ĐÍNH, LÊ TRUNG DŨNG. Sđd, trang 142.
(9) NGUYỄN PHÚC LUÂN. Sđd, trang 42.
(10) HỒ CHÍ MINH. Toàn tập. Tập 4. NXB Sự Thật. 1984, trang 431.
(11) Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia. H. 1996, trang 120.
(12)(13) Thứ trưởng ngoại giao TRẦN QUANG CƠ. Thế giới hướng
về thế kỷ XXI. Trong : Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc.
NXB Chính trị quốc gia. H.1995, trang 376.


(Sưu tầm)

 

Chính sách ngoại giao đa phương của Hồ Chủ Tịch (1945-1947)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất