CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Việt sử giai thoại: Ba chuyện lạ về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Việt sử giai thoại: Ba chuyện lạ về Nguyễn Bỉnh Khiêm I_icon_minitime13.01.11 10:19

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Việt sử giai thoại: Ba chuyện lạ về Nguyễn Bỉnh Khiêm

 
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là một trong số những thiên tài xuất chúng của lịch sử nước nhà. Hậu thế còn lưu truyền không ít chuyện ly kỳ về ông, nay xin theo ghi chép của Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký (quyển 3) mà kể lại ba mẩu chuyện lạ:

“Khi ông về mở trường dạy học, có một học trò người họ Bùi quê ở xã Trung Hàng, huyện An Dương(1) học rất sáng dạ. Ông nói với người học trò ấy rằng, hậu vận của anh rất khá, thế nào cũng sẽ được giàu sang. Nhưng mãi đến năm gần bảy chục tuổi mà đường công danh của người học trò ấy vẫn không ra gì. Anh ta nói nhỏ với bạn đồng môn rằng:

- Lý số của thầy thần diệu đến thế, ấy vậy mà cũng có chỗ nhầm lẫn hay sao?

Ông nghe học trò bàn riêng lén lút với nhau như vậy thì mỉm cuời im lặng chớ không nói gì. Một hôm, ông gọi người học trò họ Bùi đến, bảo rằng:

- Hãy mau đi thuê mười chiếc thuyền, kéo buồm đi thẳng ra cửa Vạn Ninh rồi rẽ vào đậu ở khoảng Đầm Hồng, đợi cho đến hôm nào thấy có vật lạ thì cứ vớt đem về, tất nhiên sẽ được trọng thưởng.

Người học trò họ Bùi nghe vậy thì hớn hở vui mừng, liền theo đúng lời thầy dặn, chuẩn bị đủ thuyền bè ra Đầm Hồng để chờ. Bỗng, có chiếc thuyền lạ, bị sóng đánh dồn dập. Anh ta vội cho thuyền lướt sóng lao ra và thấy trong thuyền ấy có một người phụ nữ đã lớn tuổi, ăn mặc rất cao sang, đang nằm ngất xỉu. Anh sai người cùng đi đỡ bà sang thuyền mình rồi đưa bà về nhà, ra sức cứu chữa, phụng dưỡng không khác gì đối với mẹ mình.

Ít lâu sau, quan Tổng đốc của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sai người sang nước ta nói rằng:

- Vị Thái Phu nhân đáp thuyền ra biển, chẳng may gặp gió bão. Nay coi thiên văn thì biết bà hãy còn sống và đang ở địa phận nước Nam. Vậy xin quý quốc hãy vì tình nghĩa bang giao, sai người tìm hộ, bản chức không dám quên ơn.

Triều đình nhà Mạc tiếp được lời ấy, lập tức thông báo đến khắp mọi nơi, hứa rằng ai tìm được Thái Phu nhân thì sẽ được trọng thưởng. Biết tin, người học trò họ Bùi vội sắm sửa xe võng, đưa Thái Phu nhân ra kinh thành, được triều đình nhà Mạc ban thưởng rất hậu, lại bổ cho làm quan, sau phong dần lên đến tước Thao Quốc Công.

Năm Thuận Bình thứ tám(2), Lê Trung Tông mất mà không có con nối dõi. Thế Tổ(3) băn khoăn vì không biết lập ai, đến hỏi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan nhưng Phùng Khắc Khoan cũng băn khoăn không dám quyết(4). Ông bèn bí mật sai gia nhân đem lễ vật về tận nơi ở của Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm không đáp mà chỉ quay sang nói với người nhà rằng:

- Mùa rồi thóc lúa kém, chỉ tại giống mới chẳng hay, vậy chúng bay hãy đem giống cũ ra mà gieo mạ.

Nói rồi, ông lên xe đi ra chùa, sai mấy chú tiểu quét dọn và đốt nhang chứ không đả động gì đến chuyện khác. Hẳn là ông muốn tỏ cho biết cái ý sâu xa, rằng cứ thờ Phật thì sẽ được ăn oản. Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan nghe kể lại thì hiểu ra ngay, vội đến báo với Thế Tổ. Thế Tổ đón Anh Tông(5) về tôn lên ngôi. Từ đó, tình thế mới được ổn định.

Cũng trong khoảng thời gian ấy, Đoan Quốc Công là Nguyễn Hoàng, con trai của Chiêu Huân Tĩnh Vương(6), bị Trịnh Kiểm bức hiếp, tình thế rất nguy ngập. Thân mẫu của ông là người họ Phạm, lúc này đã được tôn làm Thánh Mẫu, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ(7), với Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là chỗ đồng hương quen biết, nên bà vẫn thường bí mật sai người về làng, xin ông chỉ bảo đường sống cho con trai của mình. Lần này, người nhà của bà về, đặt gói bạc nén trước mặt ông, vái lia lịa. Ông nghe lời năn nỉ hồi lâu nhưng vẫn cứ lặng im. Sau đó, ông đứng dậy, chống gậy đủng đỉnh ra vườn, dừng lại nơi có mười tảng đá xếp thành hòn non bộ, ngắm đàn kiến đang men theo tảng đá mà leo lên, rồi mỉm cười và đọc rằng:

Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung thân

(Một dãy Hoành Sơn, có thể dung thân được)(8).

Người nhà về thuật lại, Nguyễn Hoàng hiểu ý, liền xin đi làm Trấn Thủ xứ Quảng Nam, nay vẫn hùng cứ ở vùng đó”(9).



Lời bàn: Nói chung, mọi chuyện bình thường ở những người phi thường đều phần lớn là phi thường cả. Có những chuyện rõ ràng là của họ nhưng cũng có không ít chuyện thực ra chỉ là do người đời gán cho họ. Chớ trách sự đời trớ trêu, bởi vì có gán ghép như vậy, người đời mới tin và có tin thì giá trị triết lý và ý nghĩa đạo lý của chuyện mới được quảng bá, ích lợi có phải là nhỏ đâu.

Ba chuyện lạ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, kể ra cũng đã có người bày tỏ sự nghi vấn, song le, thời ấy, chuyện ấy, chỉ có gắn với những bậc như Trạng Trình thì thiên hạ mới tin, và tin để rồi suy nghĩ sau khi tin mới là điều cốt yếu. Như nói mẹ Âu Cơ sinh hạ cái bọc một trăm trứng, nở được một trăm người con trai… thì cái chính không phải là tin con người có thể đẻ ra trứng và trứng lại có thể nở ra người, mà là ở chỗ, trăm họ khắp trời Nam đất Việt đều là đồng bào, tức là từ một bọc mà ra, tình nghĩa ruột rà ngàn năm đâu dễ dứt. Niềm tin ấy, kính thay !

Ba chuyện lạ về Nguyễn Bỉnh Khiêm, đúng sai thế nào, có lẽ tốt nhất là đừng bàn tới. Trong trường hợp này, luận về cái thực, tức là chưa nhìn thấy cái thực vậy. Bấy giờ, thấp thì có anh học trò người họ Bùi, cao thì có chúa Trịnh Kiểm rồi cả chúa Nguyễn Hoàng, ai muốn có quyết định đúng, đều phải hỏi ý kiến của Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là thánh, nhưng không hỏi ý kiến của những người giàu tài năng và đức độ như ông thì còn hỏi ai nữa?

Xưa nay, đời vẫn thường có không ít những kẻ lạ đời, đi học thì chỉ mong học sao cho chóng để khỏi gọi thầy là thầy, đi làm thì chỉ mong sao giành được chức quyền để khỏi hỏi ý kiến của bậc ở trên, vênh vang với chút thành công nho nhỏ trong nhất thời để rồi cuối cùng, nằm trong quan tài như một kẻ vô tích sự. Nếu ai đó không đủ can đảm và bản lĩnh để thỉnh ý của bậc hiền tài trong thiên hạ, lại đọc chuyện về các bậc hiền tài của ngàn xưa mà chẳng chút nghĩ suy, thì họ đúng là kẻ đã chết khi tưởng như đang sống vậy.

____________

1. Nay thuộc vùng giáp giới giữa Hải Dương với Hải Phòng.

2. Tức là năm 1556.

3. Chỉ chúa Trịnh Kiểm.

4. Chỗ này nguyên bản nhầm. Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) đỗ Hoàng Giáp năm 1580, làm quan đến chức Thượng Thư, tước Mai Quận Công. Ông chỉ đỗ Hoàng Giáp, chưa bao giờ đỗ đến Trạng nguyên cả. Ông cũng là một trong những học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

5. Tức là Lê Duy Bang, ở ngôi từ năm 1556 - 1573.

6. Tức là Nguyễn Kim.

7. Nay thuộc Hải Dương.

8. Câu này có tài liệu chép là Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân, nghĩa là: một dãy Hoành Sơn, muôn đời dung thân được. Tuy nhiên, trung thành với nguyên bản, chúng tôi phiên âm và dịch như trên.

9. Chỗ này, nguyên bản lại nhầm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng chỉ làm Trấn Thủ xứ Thuận Hóa – vùng tương ứng với đất đai phía Nam tỉnh Hà Tĩnh đến hết tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Mãi đến năm 1570, Nguyễn Hoàng mới được kiêm chức Trấn Thủ xứ Quảng Nam. Tác giả của CÔNG DƯ TIỆP KÝ là Vũ Phương Đề sống vào thế kỷ XVII cho nên mới viết là nay vẫn hừng cứ ở vùng đó.

Nguyễn Khắc Thuần

Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn

 

Việt sử giai thoại: Ba chuyện lạ về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Lịch Sử Giai Thoại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất