CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Chương trình Dấu Ấn Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chương trình Dấu Ấn Thăng Long I_icon_minitime10.10.10 4:56

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Chương trình Dấu Ấn Thăng Long

 
Sáng nay, ngày 10/10/2010, trong không khí cả nước đang hân hoan chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; được sự chỉ đạo của Ban học thuật Bộ môn Lịch Sử - Khoa Sư Phạm - Trường Đại Học Cần Thơ, các lớp SP Lịch Sử K34, K35, K36 đã phối hợp tổ chức chương trình "Dấu Ấn Thăng Long". Đây là một cuộc thi giữa 100 bạn thí sinh để chọn ra người giỏi nhất, hình thức giống như Rung chuông vàng, nhưng chương trình chỉ xoay quanh lĩnh vực lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Đây là toàn bộ câu hỏi của chương trình, có cả đáp án và chú thích cho đáp án, mời các bạn tham khảo:

Câu 1: Tên gọi Thăng Long chính thức xuất hiện vào năm nào?
Đáp án: 1010
Tên Thăng Long chính thức xuất hiện vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn quyết định dời đo từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Sau khi lên ngôi hoàng đế, việc làm lớn đầu tiên của Lý Công Uẩn là dời đô. Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), đoàn thuyền ngự của nhà vua cập bến thành Đại la, bỗng có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó nhà vua quyết định đổi tên thành Đại La là Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là rồng bay, là thể hiện khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, chứa đựng ý niệm thiêng liêng về nguồn gốc con rồng cháu tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hòa của cư dân văn minh nông nghiệp lúa nước. Thăng Long trở thành tên gọi thân thương trong sâu thẳm tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.

Câu 2. Theo truyền thuyết, ai là người Hà Nội đầu tiên sử dụng đồ sắt?
Đáp án: Thánh gióng
Chuyện kể rằng vào đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân từ phương bắc kéo sang xâm lược nước ta. Nhiều tướng của vua Hùng ra trận nhưng không phá nổi thế giặc mạnh, lúc bấy giờ tại Kẻ Đổng (làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm) có một phu nữ nhà nghèo vô tình dẫm phải dấu chân khổng lồ, liền thụ thai sinh một bé trai tức là Thánh Gióng. Câu chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt đánh giặc Ân, mặc dù là huyền thoại nhưng có cơ sở hiện thực từ nghề rèn sắt bản địa có niên đại khoảng thế kỉ V- VI trcn.

Câu 3. Chiếc cầu đầu tiên Pháp bắc qua sông Hồng là cầu nào ?
Đáp án: Cầu Long Biên
Đây là cây cầu làm hoàn toàn bằng sắt thép và xi măng, dài 1680 m, đã phải sử dụng 5300 tấn thép để xây dựng. Cầu do kỹ sư nổi tiếng người Pháp tên là Ép phen (Eiffel) thiết kế, gồm 19 nhịp, 20 trụ, bệ xây và mố cầu. Đây là chiếc cầu lớn nhất Đông Dương thời đó, có tên là cầu Long Biên hay cầu sông Cái vì được bắc qua sông Cái hoặc cầu Đume vì nó được xây dựng và khánh thành vào thời kì Đume làm toàn quyền Đông Dương.

Câu 4. Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam là ai?
Đáp án: Lý Chiêu Hoàng
Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) Lý Huệ Tông sắc phong Lý Chiêu thánh làm Hoàng thái tử rồi truyền ngôi cho. Lý Chiêu Thánh lên ngôi hoàng đế, tức Lý Chiêu Hoàng, khi đó nàng mới 7 tuổi. Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. (thời bắc thuộc, Hai Bà Trưng đã là những lãnh tụ phụ nữ Việt Nam nhưng chỉ mới xưng vương).

Câu 5. Ở Thăng Long xưa có một phương tiện chữa cháy rất độc đáo và không kém phần hiệu quả. Đó là phương tiện nào?
Đáp án: Con voi
Giáo sĩ A. de Rhodes đến Thăng Long thế kỉ XVII đã mô tả một cảnh chữa cháy ở Thăng Long như sau: “Lúc này người ta dẫn một vài con voi đến để xô đổ một vài ngôi nhà bị cháy, vì sợ lửa cháy lan ra, có thể thiêu hủy cả kinh thành, nếu không được ngăn chặn bằng cách đó. Con voi đã làm động tác rất mau lẹ, khéo léo kỳ lạ, vì theo hiệu lệnh của người quản tượng, nó vươn vòi nhấc bổng mái nhà người ta chỉ cho nó, rồi đổ xô xuống dưỡi chân những bức tường còn lại, mà không vượt quá hiệu lệnh chỉ huy của người điều khiển”

Câu 6. Người được mệnh danh phát minh ra cung nỏ thời An Dương Vương là ai?
Đáp án: Cao Lỗ
Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ[1], Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, dựng đô.

Câu 7. Cơ sở được coi là trung tâm giáo dục đào tạo trí thức đầu tiên của nước Đại Việt được xây dựng vào năm 1076 là gì?
Đáp án: Quốc Tử Giám.
1070 nhà Lý lập Văn Miếu để làm nơi thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho.1076 xây nhà Quốc Tử Giám ở kề bên Văn Miếu để cho Hoàng Thái Tử đến đó học. Triều đìnhcũng tuyển chọn những quan văn có học cho vào ở Quốc Tử Giám.Từ lớp hocxj của hoàng gia đến trường Quốc Tử Giám, đó là cơ sở của trung tâm giáo dục, đào tạo trí thức đầu tiên đựt nền móng cho sự ra đời và phát triển của nền giáo dục đại học truyền thống của Đại Việt.

Câu 8. ”Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Câu nói này của ai?
Đáp án: Thái sư Trần Thủ Độ.
Trần Thủ Độ (1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Câu 9. Cửa ô duy nhất của thành Thăng Long còn để lại kiến trúc tương đối nguyên vẹn đến ngày nay là cửa ô nào?
Đáp án: Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng còn có tên gọi khác là Ô Đông Hà, Ô Thanh hà, là một trong các cửa ô của thành Thăng Long được xây dựng từ năm 1749, nay nừm ở phố Hàng Chiếu. Ô Quan Chưởng là một trong số các di tích hiếm hoi của thành Thăng Long – Hà Nội còn lại khá nguyên vẹn đến ngày nay.

Câu 10. Hãy kể tên các đội bóng tham gia thi đấu với đội U23 Việt Nam chào mừng Nghìn năm Thăng Long?
Đáp án: Singapor.iran.malayxia

Câu 11. Không có từ “Thăng Long” nhưng là áng văn đầu tiên, bất hủ khắc họa cô đọng vị thế trung tâm, điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng đất kinh đô. Đó là áng văn gì?
Đáp án: Chiếu dời đô
Đó là Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) do chính vị vua sáng nghiệp vương triều Lý viết vào nưm 1010. Không có từ Thăng Long trong bài chiếu vì lúc đó chưa dời đô, chưa đặt tên cho kinh đô. Nội dung của bài chiếu chỉ có 214 chữ Hán nhưng thê hiện sự mẫn cảm sâu sắc của trí lực, tình cảm và trách nhiệm của Lý Thái Tổ trước vận mệnh của Vương triều, của đất nước, chuẩn bị trực tiếp cho bước phát triển huy hoàng của lịch sử dân tộc. Chiếu dời đô trở thành bất hủ bởi tinh thần và mẫu mực cảu bản sắc văn hóa Việt Nam.

Câu 12. Ai là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của Hà Nội và đã quyết định đóng đô ở đây?
Đáp án: Lý Bí, Lý Nam Đế
Sau cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương thắng lợi (542), Lý Bí xưng đế dựng nước Vạn Xuân, dựng dô ở vùng Hà Nội, ngày nay còn nhiều địa danh lưu lại tên gọi Vạn Xuân như cẳ Vạn Xuân của thành Thăng Long đời Lý, đàm Vạn Xuân ở huyện Thanh Trì. Như vậy, Lý Nam đế là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của Hà Nội và đã quyết định đóng đô ở đây. Tuy nhà nước Vạn Xuân tồn tại không lâu, đô thành mà Lý Nam Đế lựa chọn chưa được mở mang xây dựng bao nhiêu nhưng sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, đưa mảnh đất này bước lên vị trí hàng đầu trong lịch sử đất nước. Công lao ấy, đầu tiên thuộc về Lý Nam Đế.

Câu 13. Hà Nội đã bao nhiêu lần đổi tên (lấy mốc thời gian từ 1010 đến nay)?
Đáp án: 8 lần
Lần 1: 1010 đổi thành Đại La thành thành Thăng Long.
Lần 2: 1397 đổi thành Thăng Long thành Đông Đô.
Lần 3: 1408 đổi thành Đông Đô thành Đông Quan (tên gọi do nhà Minh đặt).
Lần 4: 1428 đổi Đông Quan thành Đông Đô.
Lần 5: 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh.
Lần 6: vào thời Tây Sơn được đổi thành Bắc Thành.
Lần 7: vào đầu triều Nguyễn, vẫn gọi là Thăng Long nhưng đổi chữ Long có nghĩa là rồng bay thành chữ Long có nghĩa là thịnh vượng.
Lần 8: 1831 tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện.

Câu 14. Một văn phái (dòng văn học) nhưng tất cả các thành viên đều là cha con, anh em trong cùng một dòng họ. Văn phái đó mang tên gì?
Đáp án: Ngô gia văn phái.
Đây là một hiện tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam cho đến thế kỷ XVIII – XIX, đó là một tập hợp thơ văn lớn gồm 36 quyển cuar15 tác giả trong cùng một dong họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai (Thanh Trì – Hà Nội) mang tên Ngô gia văn phái.

Câu 15. Tác phẩm “Sống mãi với thủ đô” là của ai?
Đáp án: Nguyễn Huy Tưởng
Sống mãi với thủ đô là một trong những tác phẩm ca ngợi cuộc kháng chiến anh dũng của người Hà Nội 1946 của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960). Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Câu 16. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh. Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy”. Ai là tác giả của câu nói trên.
Đáp án: Thân Nhân Trung.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ Việt Nam, Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông. Thân Nhân Trung là quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính. Thân Nhân Trung được giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442). Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước:
"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."

Câu 17: Thành phố Hà Nội được trao tặng giải thưởng “Thành phố vì hòa bình” khi nào?
Đáp án: 17 – 06 – 1999
Sau ngày giải phóng miền Nam, Bắc Nam hoàn toàn thống nhất, Hà Nội cũng chuyển mình sau bao khó khăn của chiến tranh để vươn lên thành một Thủ đô mang tầm vóc quốc tế với nền kinh tế thị trường theo đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Vào năm 1999, Thủ đô Hà Nội đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình. Hà Nội từng ngày một đổi mới hơn trong con mắt bạn bè quốc tế. Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã nỗ lực hết mình để làm chiếc cầu nối hữu nghị với bạn bè năm châu. Hà Nội cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, xă hội của cả nước, nơi hồn thiêng sông núi hội tụ, “với thế rồng cuộn, hổ ngồi”. Bạn bè quốc tế cũng yêu mến Hà Nội với những phong cảnh đẹp và con người Hà Nội “thanh lịch Tràng An
Câu 18:
“Từ thưở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Ai đã ngân lên câu thơ về Thăng Long – Hà nội nói dùm bao tấm long người Việt?
Đáp án: Huỳnh Văn Nghệ
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mĩ hạ, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ). một cán bộ chỉ huy trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh". Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").
Câu 19. Thăng Long – Hà Nội được giải phóng bao nhiêu lần ?(tính từ 1010 đến nay)
Đáp án: 7 lần
Lần 1: vào 29/01/1258, với chiến thắng Đông Bộ Đầu, kinh thành Thăng Long được giải phóng.
Lần 2: 09/06/1285 với chiến thắng Tây Đô nhà Trần đã đánh tan 50 vạn quan Nguyên giải phóng kinh thành Thăng Long.
Lần 3: 09/04/1288 với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử nhà Trần đã đánh tan 10 vạn quân Nguyên giải phóng thủ đô.
Lần 4: Với chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đã buộc giặc Minh rút quân vào 03/01/1428, thủ đô được giải phóng.
Lần 5: 17/12/1788 giặc Mãn Thanh chiếm đóng Thăng Long. Chỉ sau 45 ngày người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung đã giải phóng Thăng Long với những trận đánh khiến cho lũ giặc nhớ đời.
Lần 6: 20/11/1873, thực dân Pháp chiếm Hà Nội lần 1. 09/03/1945 phát xít Nhật đảo chính Pháp. 19/08/1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hà Nội được giải phóng.
Lần 7: 10/10/1954 thủ đô Hà nội được giải phóng sau 9 năm trường kì kháng chiến.

Câu 20. Ai là tác giả bài phú Nôm đầu tiên viết về Thăng Long?
Đáp án: Nguyễn Giản Thanh
Tác giả bài phú Phụng thành xuân sắc phú, ông (1481 - ?)người làng Me, hương Mặc (Từ Sơn – Bắc Ninh)xuất thân trong gia đình trí thức Nho học, cha là tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, ông đỗ tiến sĩ Đệ nhất giáp (Trạng nguyên). Phụng thành xuân sắc phú là đề thi ra cho những người thi đình năm 1508. Điều lý thú là chính bài phú Nôm này đưa Nguyễn Giản Thanh lên hàng đầu thành giai thoại Trạng Me đè Trạng ngọt.


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Chương trình Dấu Ấn Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HOẠT ĐỘNG-PHONG TRÀO :: Thông Tin Hoạt Động-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất