CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Người Cộng sản tham gia sáng lập Đảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Người Cộng sản tham gia sáng lập Đảng I_icon_minitime02.12.10 0:36

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Người Cộng sản tham gia sáng lập Đảng

 
Người Cộng sản tham gia sáng lập Đảng

Theo lời bà Nguyễn Thị Lệ và tư liệu còn lưu giữ tại gia đình thì đầu tháng 2/1930, ông Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng bí mật sang Hương Cảng Trung Quốc dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Bà Lệ cho biết, hội nghị sáp nhập các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam có mặt các ông Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (An Nam Cộng sản Đảng).
Năm 1925, bà Nguyễn Thị Lệ tròn 16 tuổi, rời mảnh đất Sơn Tây xuống Hà Nội học Trường Sư phạm. Vốn là một cô gái xinh đẹp, thông minh, bà Lệ kết thân với 2 người bạn gái gốc Hà Nội là Trịnh Thị Tuyên và Lê Thị Chắt cùng học một trường. Hồi ấy học ở Trường Sư phạm là phải ở nội trú, cả 3 chị em bắt đầu làm quen với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân và học sinh, sinh viên Hà Nội.
Bà Lệ kể lại rằng: "Hai chị ấy thương tôi lắm. Mấy chị em vớ được quyển "Chiêu hồn nước" thì mừng vô cùng, rủ nhau vào nhà tắm, bật điện đọc trộm cho nhau nghe từng trang một. Thế rồi, tình cảm yêu nước thương nòi cứ dâng lên, thôi thúc chúng tôi tìm đến cách mạng. Năm 1925, nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh mất, chúng tôi xuống đường tham gia lễ để tang ông, vì thế mà tôi bị đuổi học. Lại khăn gói về quê, nhưng cũng tự lúc này, tinh thần đấu tranh cách mạng trong tôi bắt đầu rõ rệt, dâng đầy...".
Bà Lệ phải về quê, thế rồi sau đó hai bà Trịnh Thị Tuyên, Lê Thị Chắt trèo tường bỏ học tìm đường lên Sơn Tây, rủ bà Lệ đi tìm cách mạng. Cả 3 chị em xuống Hà Nội. Rất may thời gian này, bà Tuyên biết được người anh rể của mình là Trịnh Văn Huyến tham gia trong tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (TNCMĐCH), nên thay mặt cả 3 người đề đạt nguyện vọng xin làm việc cho Hội. Anh Huyến hứa sẽ báo cáo xin chỉ thị, nhưng dặn phải tuyệt đối giữ bí mật.
Năm 1927, Nguyễn Thị Lệ làm đơn xin được kết nạp vào tổ chức TNCMĐCH. Vì đã qua thử thách, anh Trịnh Văn Huyến đồng ý tiếp nhận, nhưng anh nói "Con gái làm cách mạng phải thoát ly, có lúc đi xa, liệu cô có dám không?". Nguyễn Thị Lệ vui sướng nói: "Mấy năm nay em mới tìm được các anh. Em đã lựa chọn, em chấp nhận mọi vất vả hy sinh".
Biết đây là thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời mình, Nguyễn Thị Lệ quay về Sơn Tây, xin phép bố mẹ cho thoát ly hẳn về Hà Nội để hoạt động. Nhà có 3 chị em gái, bà Lệ dặn 2 em: "Sau này chị có đi đâu xa, không có điều kiện chăm sóc được bố mẹ, nhờ 2 em thay chị chăm sóc". Hai em gái tiễn chị đi, khóc suốt quãng đường. Họ hiểu lờ mờ rằng, chị cả đang dấn thân vào chốn hiểm nguy nào đó, nhưng rất đẹp, rất nghĩa hiệp, cao cả.
Năm 1927, bà Nguyễn Thị Lệ, cùng với bà Tuyên, bà Chắt được nhận vào TNCMĐCH. Lúc này bà Lệ vừa tròn 18 tuổi, được giao nhiệm vụ liên lạc. Hoạt động trong tổ chức TNCMĐCH một thời gian, Nguyễn Thị Lệ gặp các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du là những thanh niên trí thức hoạt động hăng hái trong tổ chức ở Hà Nội.
Và tháng 3/1929 tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội, các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Vũ Tuân đã quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản. Đây là Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí từng sinh hoạt trong tổ chức TNCMĐCH. Chi bộ đã chủ trương vận động thành lập một Đảng Cộng sản thay thế tổ chức TNCMĐCH để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày 27/6/1929, tại nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở Đảng ở miền Bắc đã quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của Đảng, quyết định xuất bản Báo Búa Liềm - cơ quan ngôn luận của Đảng và cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vốn đã thử thách, được giới thiệu cẩn thận, bà Lệ được Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng kết nạp vào tổ chức và được cử tiếp tục làm nhiệm vụ liên lạc kiêm công tác bảo vệ.
Lúc này, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng sử dụng ngôi nhà 90 Bông Nhuộm, Hà Nội làm trụ sở bí mật chỉ đạo phong trào. Đây là ngôi nhà biệt thự của một vợ chồng người Pháp, làm việc tại Ban Tài chính, có căn hầm bí mật ở tầng một. Anh Bân là người nấu ăn cho gia đình người Pháp này và cũng là người có cảm tình với cách mạng. Bà Lệ đóng vai người em gái, hàng ngày sống công khai để liên lạc. Còn dưới căn hầm bí mật thường xuyên có mặt các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du… Và cũng bắt đầu từ đây mối tình giữa nhà cách mạng Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thị Lệ nảy nở.
Nhà cách mạng Trịnh Đình Cửu là con thứ 5 trong gia đình có 9 anh em của ông bà Tú Mẫn. Theo tư liệu của gia đình thì ông Tú Mẫn xưa học hành đỗ đạt, có thời gian đã ra làm quan trong chế độ Pháp thuộc. Bà Tú Mẫn làm nghề buôn tơ lụa Hà Đông, có nhà ở 61 phố Hàng Đào, Hà Nội và có cửa hàng bán tơ lụa. Ông Tú Mẫn tuy làm quan, nhưng rất căm ghét thực dân Pháp. Sau này ông thôi làm quan, về mở lớp dạy học. Hai ông bà dồn tất cả tiền của cho con cái ăn học, nhờ thế mà Trịnh Đình Cửu thi đỗ vào Trường Bưởi Hà Nội cùng lớp với đồng chí Ngô Gia Tự. Nhưng càng học, lớp thanh niên như Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự  càng nuôi chí giành độc lập tự do cho đất nước.
Năm 1927, Trịnh Đình Cửu đã bí mật sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện về lý luận do Bác Hồ phụ trách. Vì thế các ông đã hiểu và có kiến thức bước đầu về con đường cách mạng, về lý luận chủ nghĩa Cộng sản nên khi quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc kỳ (1929) thì cũng đồng thời ra cả luận cương chính trị.
Theo lời bà Nguyễn Thị Lệ và tư liệu còn lưu giữ tại gia đình thì đầu tháng 2 năm 1930, ông Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng bí mật sang Hương Cảng Trung Quốc dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Bà Lệ cho biết, hội nghị sáp nhập các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam có mặt các ông Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiện, Châu Văn Liêm (An Nam Cộng sản Đảng). Hiện gia đình bà vẫn lưu giữ bức ảnh chụp 4 đại biểu trên.
Sau khi kết thúc Hội nghị lịch sử này, các đại biểu về nước đã tích cực thực hiện kế hoạch hợp nhất cơ sở Đảng ở trong nước, lập ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, gồm 7 ủy viên. Đó là Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Hới, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến là các xứ ủy cũng được thành lập.
Sau ngày thành lập Đảng, một thời gian, bà Nguyễn Thị Lệ được giao nhiệm vụ đón đồng chí Trần Phú từ Liên Xô trở về Hà Nội. Được giới thiệu đồng chí Trần Phú là người cộng sản trẻ tuổi, rất thông minh, được đào tạo cơ bản ở đất nước của Lênin vĩ đại, bà Nguyễn Thị Lệ rất vui, đồng thời rất lo lắng để làm sao bảo vệ được đồng chí mình trước hàng ngàn cặp mắt cú vọ của mật thám Pháp. Đến năm 2000, bà Lệ vẫn còn nhớ hình ảnh của đồng chí Trần Phú mặc áo the, đội khăn xếp, tuy xa nước đã lâu nhưng hoà hợp rất nhanh vào nhịp sống phố phường Hà Nội; Đồng chí Trần Phú làm việc dưới tầng hầm của nhà 90 phố Bông Nhuộm cùng với các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh.
Đầu năm 1931, bà Nguyễn Thị Lệ được cử xuống Hải Phòng để đón đồng chí Lê Duẩn từ Nam bộ ra theo chỉ thị của Trung ương. Đồng chí Trịnh Đình Cửu cùng xuống Hải Phòng nhập đoàn với đồng chí Lê Duẩn để chuẩn bị cùng sang Trung Quốc. Bà Lệ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đón đồng chí Lê Duẩn về cơ quan bí mật của Đảng ở phố Cầu Đất, Hải Phòng.
Hôm đó đồng chí Lê Duẩn còn tế nhị nằm dưới đất, nhường chiếc giường duy nhất cho vợ chồng người Bí thư lâm thời của Đảng. Thế nhưng, 3 ngày sau, do có tên phản bội chỉ điểm, mật thám Pháp phát hiện bắt một lúc cả Trịnh Đình Cửu, Lê Duẩn và Nguyễn Thị Lệ… Trên đường giải đi, bọn mật thám lu loa lừa dối người đi đường rằng "đây là những tên tù hình sự"; Nhìn những ánh mắt nghi hoặc của nhân dân, bà Nguyễn Thị Lệ la to lên: "Đồng bào ơi, chúng tôi là những người yêu nước, đồng bào hãy đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp" và nhân dân đã hiểu, nhiều bà con nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy thiện cảm". Bọn chúng giam ông Trịnh Đình Cửu và bà Nguyễn Thị Lệ ở nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.
Cũng như phu quân, người nữ liên lạc đầu tiên của Đảng Nguyễn Thị Lệ, trong những năm bị giam cầm ở Hỏa Lò vẫn giữ trọn vẹn khí tiết của người cộng sản. Càng thương nhớ phu quân bao nhiêu, bà lại càng kiên trung với Đảng, giữ trọn lời thề với Đảng bấy nhiêu. Trong tù, bà Nguyễn Thị Lệ sinh một người con. Để giữ trọn khí tiết với cách mạng, bà phải đứt ruột gửi con ra ngoài.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, mẹ chồng vào thăm con dâu đau xót thông báo với con rằng: Cháu đích tôn bị thất lạc. Người mẹ trẻ Nguyễn Thị Lệ đau như đứt từng khúc ruột. 2 năm trước (1929) bà cũng từng sinh một cháu trai đầu lòng. Vì hoạt động cách mạng, bà phải cắn răng gửi con nhờ một cơ sở cách mạng ở tỉnh Hải Dương nuôi hộ. Sau cách mạng Tháng Tám, bà được tin con trai đầu lòng cũng bị mất…
Năm 1936, bà Nguyễn Thị Lệ được ra tù, hai vợ chồng được gặp nhau. Mãi đến lúc này, hai người mới quyết định tổ chức đám cưới đàng hoàng tại Hà Nội theo phong tục dân tộc.
Vợ chồng bà đều là những chiến sỹ cộng sản tiền bối đã cống hiến cả tuổi thanh xuân vì độc lập dân tộc. Tôi nhớ lời bà tâm sự năm 2000 ấy: "Cuộc đời hoạt động cách mạng của vợ chồng tôi cũng bình thường như bao chiến sỹ cộng sản khác các cháu ạ!"
 Theo: Hồng Thái
http://ca.cand.com.vn/vi-VN/binhyencuocsong/ghichep/2010/2/158725.cand
   

 

Người Cộng sản tham gia sáng lập Đảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất