CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 


 

 Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime30.11.10 3:01

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 
First topic message reminder :

Danh Tướng Việt Nam

tập 1

Nguyễn Khắc Thuần



LỜI NÓI ĐẦU
01 - DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ ( ? - 937)
02 - NGÔ QUYỀN (898 – 944)
03 - ĐINH BỘ LĨNH (924 - 979)
04 - LÊ HOÀN (941 – 1005)
05 - PHẠM CỰ LẠNG (? ~?)
06 - LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)
07 - TÔNG ĐẢN (? -?)
08 - HOẰNG CHÂN, CHIÊU VĂN VÀ LÝ KẾ NGUYÊN
09 - TRẦN THỦ ĐỘ (1194 – 1264)
10 - TRẦN THỊ DUNG (? - 1259)
11 - LÊ TẦN (? -?)
12 - TRẦN HƯNG ĐẠO (? - 1300)
13 - TRẦN QUANG KHẢI (1241 - 1294)
14 - TRẦN NHẬT DUẬT (1255 - 1330)
15 - TRẦN KHÁNH DƯ (? – 1339)
16 - TRẦN QUỐC TOẢN (1267 – 1285)
17 - TRẦN BÌNH TRỌNG (1259 – 1285)
18 - PHẠM NGŨ LÃO (1255 - 1320)
19 - ĐỖ KHẮC CHUNG (? - 1330)
20 - NGUYỄN KHOÁI (? - ?)
21 - TRẦN KHÁT CHÂN (1370 - 1399)
22 - NHỮNG TẤM GƯƠNG TIẾT THÁO TIÊU BIỂU DƯỚI THỜI TRẦN


Nhà xuất bản: Giáo dục
Năm xuất bản: 1996

NƯỚC VIỆT NAM TA LÀ NƠI PHONG HÓA MỞ MANG, KHÍ TINH HOA TỤ HỌP. ĐÂY LÀ NƠI KẾ NGHIỆP CỦA CÁC ĐẤNG MINH QUÂN, NƠI ANH HÙNG HÀO KIỆT ĐỜI NÀO CŨNG CÓ. CÔNG LỚN CỦA CÁC BẬC TIÊN HIỀN, HOẶC ĐƯỢC KHẮC GHI Ở ĐỈNH, HOẶC TỎA SÁNG NƠI LƯỠI BÚA VÀ CỜ MAO, HOẶC RẠNG NGỜI TRONG VĂN CHƯƠNG SÁCH VỞ, HOẶC ĐỌNG LẠI TRONG KHÍ TIẾT ANH TÚ… TẤT CẢ ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC SỬ SÁCH GHI CHÉP LẠI.

Phan Huy Chú
LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ
(Nhân vật chí)


Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime30.11.10 3:22

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 
19 - ĐỖ KHẮC CHUNG (? - 1330)

“Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ ứng đối vẫn tự nhiên;
không chịu hạ thấp danh giá của chủ, ấy là Chích; không thèm
nịnh ta, ấy là Nghiêu; (ví việc đánh ta thì) nói là chó cắn người lạ,
giỏi lắm thay. (Đi sứ mà như thế) thì có thể nói là không làm nhục
mệnh vua. Nước họ còn có người tài như vậy thì chưa dễ gì mưu
tính được”

Lời tướng giặc là Ô-Mã-Nhi
(Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 46 a-b).



Đỗ Khắc Chung tức Trần Khắc Chung. Do lập được nhiều công lao trong hai cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), cho nên, tháng tư năm 1289, ông được ban quốc tính là họ Trần, từ đó, sử thường chép họ tên ông là Trần Khắc Chung. Trần Khắc Chung người ở Giáp Sơn. Đất quê ông nay thuộc tỉnh Hải Hưng. Sử cũ không cho biết ông sinh năm nào, song, căn cứ vào việc ông được bổ làm Chi Hậu Cục Thủ vào năm Canh Thìn (1280), mà chức Chi Hậu Cục Thủ là một trong những chức quan văn vào hàng bậc trung, cho nên, cũng có thể tạm ước đoán rằng, Đỗ Khắc Chung chào đời vào khoảng giữa thế kỉ thứ XIII. Năm 1280, ông ở vào độ tuổi trên dưới ba mươi một chút. Đỗ Khắc Chung chưa bao giờ là tướng trực tiếp cầm quân, nhưng, ông thực sự có dũng khí của một vị tướng quân, và dũng khí đó đã khiến cho cả những viên tướng giặc khét tiếng như Ô-Mã-Nhi cũng phải thán phục. Tên tuổi của Đỗ Khắc Chung nổi lên kể từ mùa xuân năm Ất Dậu (1285). Bấy giờ, hai đạo quân Nguyên, một từ Chiêm Thành tiến ra do Toa-Đô chỉ huy và một từ đất Trung Quốc tràn xuống do chủ tướng Thoát-Hoan trực tiếp cầm đầu, cùng nhất loạt đánh phá ta, hòng bóp nát nước Đại Việt. Tướng của nhà Trần chịu trách nhiệm cản bước tiến của Toa-Đô là Trần Kiện đã hèn nhát đầu hàng. Tình hình chiến sự diễn biến một cách rất phức tạp và hoàn toàn bất lợi cho ta. Triều Trần muốn nắm được chính xác thực lực của quân Nguyên, nhưng bối rối vì không biết ai có thể thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này. Đúng lúc đó, Đỗ Khắc Chung xin tình nguyện đảm nhận. Sử cũ chép sự kiện này như sau:

“Ngày 12 (tháng giêng năm Ất Dậu, 1285 - NKT), giặc đánh vào Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội, giáp với Hà Bắc ngày nay - NKT), Vũ Ninh (thuộc Hà Bắc ngày nay - NKT), Đông Ngàn (nay thuộc Hà Bắc - NKT), bắt được quân ta. Bởi thấy người nào cũng thích vào cánh tay hai chữ sát Thát - nghĩa là giết giặc Thát-đát (tức giặc Nguyên - NKT) bằng mực, chúng tức giận nên giết hại rất nhiều. Chúng kéo đến Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên của Hà Nội ngày nay - NKT) và dựng một lá cờ rất lớn. Vua muốn sai người đi dò xét tình hình giặc nhưng chưa tìm được ai. Quan giữ chức Chi Hậu Cục Thủ là Đỗ Khắc Chung bước lên thưa rằng:

- Thần tuy là kẻ hèn mọn bất tài nhưng xin được đi.

Vua mừng vui, nói rằng:

- Ngờ đâu trong đám ngựa kéo xe chở muối (chỉ chung những loài ngựa thường, không thể dùng vào chiến trận được - NKT) lại có ngựa kì, ngựa kí như thế. (Ngựa kì và ngựa kí là từ chỉ chung những loài ngựa quý và ngựa tốt - NKT).

Xong, sai (Đỗ Khắc Chung) đem thư đi, (vờ) xin giặc giảng hòa. (Đỗ Khắc Chung) đến nơi, Ô-Mã-Nhi hỏi:

- Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ sát Thát, khinh nhờn cả thiên binh, lỗi ấy nặng lắm.

(Đỗ) Khấc Chung đáp:

- Chó nhà nếu có cắn người lạ thì lỗi không phải ở chủ của nó. Quân dân (nước tôi) vì lòng trung phẫn mà tự thích chữ vào cánh tay đó thôi. Quốc Vương của tôi không biết việc đó. Tôi là trung thần, há lại không có hai chữ đó hay sao?

Nói xong thì đưa cánh tay cho Ô-Mã-Nhi xem. Ô-Mã-Nhi liền nói:

- Đại quân của ta từ xa tới, sao nước ngươi không chịu quay giáo đến nhận mệnh mà lại còn chống trả. Lấy càng bọ ngựa ra mà chống xe thì sự thể liệu sẽ ra sao?

(Đỗ) Khắc Chung nói:

- (Ấy là bởi) hiền tướng không noi theo kế sách của Hàn Tín (danh tướng Trung Quốc người đời Hán - NKT) đi đánh dẹp nước Yên (tên một tiểu vương quốc ở Trung Quốc thời cổ đại - NKT), đóng quân ở nơi biên ải, gởi thư báo tin trước. (Bấy giờ), nếu nước tôi không chịu thông hiếu mới là có lỗi1. Nay bức bách lẫn nhau, có khác gì lời cổ nhân nói, rằng thú cùng đường thì sẽ cắn lại, chim cùng lối thì sẽ mổ lại, huống chi là con người?

Ô-Mã-Nhi nói:

- Đại quân ta mượn đường để đi đánh Chiêm Thành, Quốc vương của người nếu đến hội kiến thì cõi bờ đâu bị xâm phạm, dân tình sẽ được yên ổn. Nay nếu cứ cố chấp thì chỉ trong khoảnh khắc, núi non sẽ hóa thành đất bằng, vua tôi các ngươi sẽ hóa thành cỏ nát.

Khi (Đỗ) Khắc Chung về rồi, Ô-Mã-Nhi nói với các tướng tả hữu rằng:

- Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ ứng đối vẫn tự nhiên; không chịu hạ thấp danh giá của chủ, ấy là Chích2; không thèm nịnh ta, ấy là Nghiêu3; (ví việc đánh ta thì) nói là chó cắn người lạ, giỏi lắm thay. (Đi sứ mà như thế) thì có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước họ còn có người tài như vậy thì chưa dễ gì mưu tính được.

Nói rồi, sai người đuổi theo (Đỗ) Khắc Chung, nhưng không kịp”4.

Tháng 4 năm 1289, triều đình định công ban thưởng, Đỗ Khắc Chung được ban quốc tính là họ Trần. Từ đó trở đi, đường danh vọng của ông ngày một rộng mở. Tháng 12 năm 1293, ông được bổ chức An Phủ Sứ ở kinh đô. Tháng 10 năm 1303, ông được thăng chức Nhập Nội Hành Khiển. Chức này ngang với Tể Tướng, và ông là bậc sĩ phu đầu tiên được trao chức ấy.

Tuy nhiên, cũng từ đây, lí lịch cuộc đời của Đỗ Khắc Chung có không ít điều khiến cho người đương thời cũng như hậu thế phải đàm tiếu. Xin được kể ba sự kiện tiêu biểu sau đây:

Sự kiện thứ nhất là mối quan hệ giữa ông với Công Chúa Huyền Trân. Tháng 6 năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Đa số quan lại trong triều đều phản đối, duy chỉ có Đỗ Khắc Chung và Trần Đạo Tái (con của Trần Quang Khải) là ủng hộ. Công Chúa Huyền Trân về đất Chiêm Thành, hương lửa chưa nồng thì tháng 10 năm 1307, Chế Mân qua đời. Theo tục lệ của Chiêm Thành, hễ Hoàng Đế qua đời thì Hoàng Hậu phải lên giàn hỏa thiêu với thi thể của Hoàng Đế. Vua Trần sai Đỗ Khắc Chung vào tìm cách để cứu Công Chúa Huyền Trân. Đỗ Khắc Chung được ủy thác thực hiện nhiệm vụ này. Ông đã thành công, tiếc là khi cùng Công Chúa Huyền Trân trở về Thăng Long, ông đi lòng vòng quá lâu, khiến cho nhiều người rất dị nghị, thậm chí là coi khinh ra mặt.

Sự kiện thứ hai xảy ra vào tháng 6 năm Ất Mão (1315). Bấy giờ, trời làm hạn hán, các quan ở Ngự Sử Đài dâng sớ lên Vua, cho rằng trăm sự chẳng qua là do Đỗ Khắc Chung, lúc này đang giữ chức Tể Tướng mà không biết cách điều khiển âm dương, tức là làm quan mà chẳng nên công trạng gì. Đỗ Khắc Chung cãi nói rằng: “Tôi lạm giữ chức Tể Tướng, chỉ biết cố sức làm tất cả những gì phận sự buộc phải làm, còn như hạn hán thì phải hỏi ở Long Vương, (Đỗ) Khắc Chung này đâu phải là Long Vương mà bắt tội được”5. Sau, lại có lũ lụt, vua Trần thân đi đắp đê, các quan can ngăn, cho đó là việc nhỏ nhặt, nhưng Đỗ Khắc Chung lại cho là việc lớn, làm việc lớn ấy cũng chính là tu thân sửa đức. Lời ấy khiến cho các quan càng ghét ông hơn.

Sự kiện thứ ba xẩy ra vào tháng 3 năm Mậu Thìn (1328). Bấy giờ, Đỗ Khắc Chung đã được phong tới hàm Thiếu Bảo, được giao trách nhiệm xét xử trọng án. Bị cáo của vụ án này lại chính là Trần Quốc Chẩn (con của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thân sinh của Hoàng Hậu vua Trần Minh Tông). Đây là một vụ vu oan, nhưng Đỗ Khắc Chung xét án không kĩ, khiến Trần Quốc Chẩn bị chết oan. Việc này khiến ông bị nhiều người cho là kém cỏi.

Ngoài ba sự kiện nói trên, Đỗ Khắc Chung cũng còn nhiều lần bị khiển trách. Tính ông ưa vui đùa, và cả khi vui đùa như vậy ông cũng bị coi là khiếm nhã, dẫu sự thực không đến nỗi ấy.

Ông qua đời năm Canh Ngọ (1330), hưởng thọ khoảng chừng ngoài bảy mươi hoặc xấp xỉ tám mươi tuổi. Như trên đã nói, ông thuộc hàng quan văn, nhưng, cái bất diệt mà ông để lại cho đời lại chính là dũng khí trước kẻ thù hung bạo. Ông xứng đáng được xếp vào hàng các bậc danh tướng của nước nhà.


__________________________________
1. Đây Đỗ Khắc Chung muốn nhắc chuyện Lý Tả Xa đã bày mưu cho Hàn Tín khi đi đánh nước Yên, rằng trước khi tiến đánh, hãy viết thư gởi cho vua nước Yên. Hàn Tín nghe theo, quả nhiên, nước Yên vừa nhận thư đã xin hàng.
2. Tên một kẻ ăn trộm nổi tiếng của Trung Quốc. Tích này chưa rõ nghĩa, xin được khảo cứu sau.
3. Tức vua Nghiêu, một vị vua của huyền sử Trung Quốc, được Nho gia hết lời ca ngợi.
4. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 45-b và tờ 46 a-b).
5. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 6, tờ 32-b và tờ 33-a).


Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime30.11.10 3:22

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 
20 – NGUYỄN KHOÁI (? - ?)

Thời Trần, có hai nhân vật cùng họ cùng tên là Nguyễn Khoái và cùng được
sử cũ trân trọng ghi tên. Một người là danh tướng, một người là danh thần.
Tuy cùng âm là Khoái nhưng mặt chữ Hán của hai tên gọi này lại hoàn
toàn khác nhau. Chữ Khoái (蒯) là tên của danh tướng vốn tên một
loài cỏ (cỏ này có thể lấy sợi để dệt). Chữ Khoái (袂-?) là tên của danh
thần (người sinh sau danh tướng Nguyễn Khoái chừng nửa thế kỉ) có nghĩa
là vui vẻ, sắc sảo, mau chóng... Trang viết nhỏ này chỉ nói về danh tướng
Nguyễn Khoái mà thôi.



Nguyễn Khoái sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu, hiện tại vẫn chưa ai rõ. Sử cũ chỉ cho biết rằng, Nguyễn Khoái là tướng chỉ huy quân Thánh Dực dưới thời vua Trần Nhân Tông (1278- 1293) và từng dũng cảm lập công lớn trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288).

Thời Trần, quân Thánh Dực là một trong những đơn vị quân chủ lực của triều đình. Tướng chỉ huy đội quân đó ngoài tài năng và uy tín, còn phải có một quá trình thử thách khá lâu dài. Từ thực tế này, chúng ta có thể ước đoán rằng, Nguyễn Khoái đã trở thành võ quan của triều Trần khoảng cuối đời vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278) hoặc đầu đời vua Trần Nhân Tông.

Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai (1285), hoạt động chủ yếu của Nguyễn Khoái là đem đội quân Thánh Dực theo hầu cận để bảo vệ Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đồng thời, sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh chiến đấu do Thượng Hoàng và Nhà vua ban ra. Cả hai nhiệm vụ này, Nguyên Khoái đã hoàn thành một cách xuất sắc. Ông đã lập công lớn trong việc tấn công vào đội quân của tướng giặc là Toa-Đô. Bấy giờ, quân của Toa-Đô từ đất Chiêm Thành tiến ra, hòng kết hợp với quân chủ lực của Thoát-Hoan, tạo thành hai gọng kìm nguy hiểm, từ Nam lên và từ Bắc xuống, để bóp nát chủ lực của ta. Trải ba năm1 chinh chiến (1282-1285), đạo quân của Toa-Đô tuy đã bị thiệt hại nhiều, nhưng vẫn thực sự là một đạo quân mạnh. Từ khi tướng chỉ huy quân đội nhà Trần ở phía Nam là Trần Kiện chạy đi đầu hàng, tinh thần của đạo quân Toa-Đô có phần phấn chấn hơn. Cuối mùa xuân năm Ất Dậu (1285), Toa-Đô hùng hổ tiến ra vùng châu thổ sông Hồng. Sử cũ chép:

“Toa-Đô từ Chiêm Thành kéo ra đánh phá và cướp bóc suốt dọc đường đi. Chúng trèo đèo vượt sông, từ châu Ô, châu Lý, châu Hoan và châu Ái, tiến ra Tây Kết2. Nhà vua bàn với quần thần rằng:

- Giặc đi xa muôn dặm để mưu cướp nước người ta (đây chỉ nước Chiêm Thành - NKT), do không chiếm được nên mới bỏ đi. Nay nhằm lúc chúng đang mỏi niệt mà đem quân ta đã được nghỉ ngơi dưỡng sức để ra đối địch, đánh ngay trận phủ đầu thì ắt chúng sẽ mất hết nhuệ khí và sẽ bị phá tan.

Bàn xong đâu đấy rồi, Nhà vua liền hạ lệnh cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và Chiêu Thành Vương (chưa rõ tên), cùng với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái đem quân tinh nhuệ đi đón đánh. Khi quân ta tiến đến Hàm Tử, hai bên đánh nhau rất quyết liệt”3.

Như vậy là, trước khi trở thành một trong những tướng chỉ huy chiến dịch Tây Kết, Nguyễn Khoái đã tham gia vào chiến dịch Hàm Tử. Thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử có ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ đến thắng lợi của chiến dịch Tây Kết, và ngược lại, thắng lợi của chiến dịch Tây Kết vừa có tác dụng củng cố thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử, vừa có ý nghĩa mở đường cho thắng lợi của một loạt chiến dịch sau đó, đẩy quân Nguyên vào thế khủng hoảng nghiêm trọng để rồi cuối cùng là bị thất bại hoàn toàn.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288), tướng Nguyễn Khoái lại tiếp tục lập được chiến công vẻ vang, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Bấy giờ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Mông-Nguyên ở Bạch Đằng. Đây là trận thủy chiến có quy mô lớn, được tổ chức theo kế hoạch kết hợp chặt chẽ giữa mai phục với bao vây. Đội quân Thánh Dực do Nguyễn Khoái chỉ huy có nhiệm vụ dũng mãnh tấn công, chia cắt đội hình giặc khi chúng đang lúng túng vì đã lọt vào ổ mai phục của ta. Và Nguyễn Khoái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Chiến thuyền của đạo quân Thánh Dực đã khiến cho giặc hốt hoảng, vừa cố sức chống đỡ, vừa tìm đường tháo chạy. Nhưng, chúng đã không thể nào thoát được bởi bãi cọc gỗ cực kì lợi hại mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị công phu từ trước.

“Bấy giờ, thủy triều rút xuống rất nhanh, tướng Nguyễn Khoái thống lĩnh quân Thánh Dực xông ra, đánh mạnh vào đội hình giặc, phá tan được quân Nguyên. Ngay lúc ấy, đại binh Nhà vua cũng vừa tiến tới. Ô-Mã-Nhi phải thu thập chiến thuyền còn lại để tháo chạy, chẳng ngờ, thuyền vướng cọc gỗ, bị lật nhào xuống nước. Quân Nguyên chết không biết là bao nhiêu mà kể. Ta bắt được của chúng hơn bốn trăm chiếc”4.

Triều Trần đánh giá rất cao công lao của Nguyễn Khoái. Tháng 4 năm 1289, vua Trần định công ban thưởng cho tất cả các tướng có công đánh giặc. Nguyễn Khoái được phong tước Hầu và được cấp hẳn cả một Hương, đó là Hương Khoái Lộ. Hương này, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. Có thề coi đó như một ngoại lệ hiếm hoi, bởi lúc bấy giờ, Nguyễn Khoái là một trong số rất ít người không thuộc hàng quý tộc được hưởng đặc ân này.


____________________________________
1. Đạo quân Toa-Đô đã vượt biển vào đánh phá đất Chiêm Thành từ năm 1282.
2. Châu Ô và châu Lý nay thuộc vùng đất từ phía Nam Hà Tĩnh trở vào đến hết Thừa Thiên - Huế. Châu Hoan nay thuộc vùng Nghệ An, còn châu Ái nay thuộc Thanh Hóa.
3. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 7, tờ 39).
4. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 8, tờ 7).


Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime30.11.10 3:23

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 
21 - TRẦN KHÁT CHÂN (1370 - 1399)


Trần Khát Chân là người thuộc dòng dõi của Trần Bình Trọng quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh. Đất quê ông nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh năm Canh Tuất (1370) (tư liệu này là của các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam1. Nếu các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam đúng thì năm 1389, tức là năm ông mới 19 tuổi, đã được triều đình phong làm tướng cầm đầu đội quân Long Tiệp và được Nhà vua đích thân trao phó trọng trách, làm Tổng chỉ huy quân đội nhà Trần đi đánh quân Chiêm Thành đang tràn ra cướp phá nước ta.

Thời Trần Khát Chân là thời suy vi của triều Trần. Những cuộc chiến tranh triền miên và khốc liệt đối với các lân bang đặc biệt là đối với Chiêm Thành, đã làm cho tiềm lực quốc gia ngày một kiệt quệ. Các vua cuối đời Trần phần lớn là bất tài và bị quyền thần lấn át, thậm chí là bị bức tử2.

Bấy giờ, Chiêm Thành đang lúc hưng thịnh. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen đem quân ra cướp phá nước ta, có lúc, chúng đã thiêu trụi cả kinh thành Thăng Long, buộc vua tôi nhà Trần phải bỏ chạy tán loạn. Nhà Trần đã sai hầu hết các tướng dốc hết lực lượng ra để chống trả, nhưng không sao đánh bại được quân Chiêm Thành. Bấy giờ, hễ tướng nào bị sai ra trận cũng kể như hết hi vọng sống sót trở về. Tình thế rất thê thảm. Năm Kỉ Tị (1389), quân Chiêm do đích thân Chế bồng Nga cầm đầu lại tiến ra. Thượng Hoàng nhà Trần là Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân cầm quân đi đánh trả. Sử cũ chép rằng:

“Tháng 11 năm Kỉ Tị (1389 - NKT), Thượng Hoàng sai Trần Khát Chân chỉ huy quân Long Tiệp đi đánh giặc. (Trần) Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt, lạy tạ rồi ra đi Thượng Hoàng cũng khóc, lau nước mắt tiễn đưa. Quân ta xuất phát từ sông Lô (tức sông Hồng - NKT), mới đến Hoàng Giang đã gặp giặc. (Trần) Khát Chân quan sát, thấy (địa hình) nơi đó khó lòng tổ chức đánh trả, bèn lui về giữ sông Hải Triều (tức sông Luộc - NKT). Em trai của Linh Đức (tức Trần Phế Đế: 1377- 1388) là (Trần) Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức (vì Linh Đức bị Hồ Quý Ly xúi giục Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông bức tử - NKT), liền đem quân đi đầu hàng giặc”3.

“Bấy giờ, (Chế) Bồng Nga cùng với (Trần) Nguyên Diệu dẫn hơn một trăm chiến thuyền đến dò xét cách bài binh bố trận của quân ta. Chiến thuyền giặc chưa kịp ổn định hàng ngũ, thì có tên bề tôi nhỏ của (Chế) Bồng Nga là Ba Lậu Kê, vì bị (Chế) Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, đã chạy sang trại quân của ta, chỉ vào chiếc chiến thuyền sơn màu xanh, nói rằng đó là thuyền của vua nước hắn. (Trần) Khát Chân hạ lệnh cho quân sĩ, nhất tề nhả đạn. Thuyền của (Chế) Bồng Nga bị lủng ván và (Chế) Bồng Nga trúng đạn mà chết. Người trong thuyền hắn kêu khóc ầm ĩ cả lên. (Trần) Nguyên Diệu vội cắt lấy đầu của (Chế) Bồng Nga chạy về với quan quân (để mong được tha tội - NKT), nhưng, tướng giữ chức Đại Đội Phó Thượng Đô ở quân Long Tiệp là Phạm Nhữ Lặc và viên Đầu Ngũ là Dương Ngang liền giết luôn cả (Trần) Nguyên Diệu, chiếm lấy đầu của (Chế) Bồng Nga. Quân giặc liền tan vỡ.

(Trần) Khát Chân liền sai viên Giám Quân là Lê Khắc Khiêm, bỏ đầu giặc vào hòm, chạy thuyền gấp về hành tại (của Thượng Hoàng) ở Bình Than để báo tin thắng trận. Bấy giờ, đồng hồ đã điểm canh ba (tức vào khoảng từ 23 giờ khuya đến 01 giờ sáng - NKT), Thượng Hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh giấc, cứ ngỡ là quân giặc đã đánh vào đến tận ngự doanh (chỉ nơi ở của Thượng Hoàng hoặc là vua ở ngoài kinh đô - NKT). Đến khi nghe tin thắng trận, lại lấy được cả đầu của (Chế) Bồng Nga, thì rất là vui mừng. (Thượng Hoàng) liền cho gọi các quan đến để xem cho kĩ. Các quan mặc triều phục, đến và hô “vạn tuế !”. Thượng Hoàng nói:

Ta với (Chế) Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu nhưng mà nay mới thấy mặt nhau. Việc này nào có khác gì chuyện Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Võ. Thiên hạ yên rồi”4.

Chiến thắng của Trần Khát Chân đã khiến cho quân Chiêm Thành phải ngưng các cuộc tấn công vào Đại Việt, nhưng, thiên hạ chưa phải là đã được yên như lời của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông. Sau khi lập được công lớn này, Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội Vệ Thượng Tướng Quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu. Rất tiếc là ông đủ tài năng và dũng khí để giết Chế Bồng Nga nhưng lại không sao có thể bảo toàn được tấm thân trước những biến cố phức tạp của triều Trần diễn ra sau đó chẳng bao lâu. Bấy giờ, Hồ Quý Ly ngày một chuyên quyền, mưu cướp ngôi của họ Trần đã thể hiện ngày một rõ. Trần Khát Chân cùng một loạt tướng lĩnh và quan lại lập mưu để giết Hồ Quý Ly khi Hồ Quý Ly vào dự hội thề tại Đốn Sơn (Thanh Hóa). Nhưng vì chính sự chần chừ của Trần Khát Chân mà Hồ Quý Ly biết được mưu kế của bá quan văn võ. Và, Hồ Quý Ly đã không ngần ngại chủ động ra tay. Trần Khát Chân cùng với 370 người bị Hồ Quý Ly giết hại. Sự kiện này xẩy ra vào năm Kỉ Mão (1399). Như trên đã nói, nếu các tác giả Sổ tay nhân vật lịch sử Việt Nam đã xác định đúng năm sinh của Trần Khát Chân, thì khi mất, ông mới 29 tuổi.


___________________________________
1. Sách đã dẫn. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990, trang 19.
2. Vua bị chết trận: Trần Duệ Tông (1372-1377); vua bị bức tử: Trần Phế Đế (1377-1388) và Trần Thuận Tông (1388-1398). Vua bị cướp ngôi: Trần Thiếu Đế (1398 – 1400). Quyền thần khét tiếng nhất: Hồ Quý Ly. Chính Hồ Quý Ly đã cướp ngôi của nhà Trần vào năm 1400.
3. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 8, tờ 16-a).
4. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ. quyển 8, tờ 17a-b và tờ 18-a).


Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime30.11.10 3:24

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 
22 – NHỮNG TẤM GƯƠNG TIẾT THÁO TIÊU BIỂU DƯỚI THỜI TRẦN


Trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra dưới thời Trần, sử sách
đã trân trọng ghi chép tên tuổi lừng lẫy của nhiều vị danh tướng.
Nhưng, cũng trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này, bên cạnh
các vị danh tướng và gắn bó chặt chẽ với các vị danh tướng còn có
hàng loạt những tấm gương anh hùng tiết tháo. Họ chưa bao giờ là
tướng, nhưng chính họ cũng lập được không ít kì công, làm rạng rỡ
truyền thống ngoan cường và bất khuất của cả dân tộc. Tên tuổi của
họ sống mãi trong kí ức bất diệt của nhân dân. Dưới đây là một số tấm
gương tiết tháo tiêu biểu nhất



1, YẾT KIÊU VÀ DÃ TƯỢNG

Nguyên nghĩa, Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã Tượng là voi rừng. Nhưng, đây lại là tên người. Cả hai đều là gia nô và với thân phận đó, việc họ phải mang những cái tên như đã kể trên cũng là điều dễ hiểu. Khi vận nước lâm nguy, từ dưới đáy của xã hội, họ đã hiên ngang ra trận với dũng khí bừng bừng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 45-a) đã viết về Yết Kiêu và Dã Tượng như sau:

“Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn) có người gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng, từng được đối đãi rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (tên một địa điểm ở sông Lục Nam - NKT ), còn Dã Tượng thì đi theo hầu (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan cả1. (Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) định theo đường núi để rút lui. Dã Tượng liền nói:

- Yết Kiêu mà chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu dời thuyền.

(Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) liền trở lại Bãi Tân thì chỉ thấy còn mỗi mình Yết Kiêu cắm thuyền chờ ở đó. (Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) vui mừng mà nói rằng:

- Ôi! Chim Hồng, chim Hộc sở dĩ có thể bay cao, bay xa là nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu như không có sáu trụ xương cánh ấy thì chim Hồng, chim Hộc cũng chỉ như chim thường thôi.

Nói xong, bèn hạ lệnh cho chèo thuyền đi, kị binh giặc đuổi theo mà không kịp”.

Yết Kiêu và Dã Tượng đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng trung thành đối với chủ, về dũng khí của người lính và về ý thức kỉ luật chiến đấu rất cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh giá rất đúng về vai trò của họ. Những danh tướng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sở dĩ có thể ví được với chim Hồng, chim Hộc, bởi vì chính những người như Yết Kiêu, như Dã Tượng, thực sự là chỗ dựa tin cậy, là “sáu trụ xương cánh” của chim Hồng, chim Hộc đó thôi!


2, NGUYỄN ĐỊA LÔ

Tuy cũng đều là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhưng khác với Yết Kiêu và Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô có tên họ đầy đủ hơn. Năm 1285, khi đạo quân của Toa-Đô vừa từ Chiếm Thành tiến ra đến Nghệ An, tướng chỉ huy quân đội của nhà Trần ở đấy là Trần Kiện2 đã hèn nhát bỏ đi đầu hàng. Sự kiện này đã gây cho cuộc kháng chiến lúc bấy giờ những tổn thất rất lớn.

Toa-Đô lập tức sai người dẫn Trần Kiện về Yên Kinh (Trung Quốc ). Nhưng, khi bọn Trần Kiện vừa đến biên giới phía Bắc, các đội dân binh ở đây, dưới sự chỉ huy của một số thủ lĩnh kiệt xuất như Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh đã đón đánh cho tơi bời. Gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là Nguyễn Địa Lô cũng có mặt trong cuộc tập kích này. Và, chính Nguyễn Địa Lô đã bắn chết Trần Kiện.


3, HÀ BỔNG, HÀ ĐẶC VÀ HÀ CHƯƠNG

Hà Bổng, Hà Đặc và Hà Chương đều là thủ lĩnh của các đội dân binh ở vùng Việt Bắc ngày nay. Hà Bổng nguyên là chu trại Quy Hóa (mạn phía Bắc của Vĩnh Phú ngày nay). Năm 1258, U-ri-ang-kha-đai đem quân sang cướp nước ta. Giặc bị ta đánh cho tơi bời ở Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay) nên đã tháo chạy tán loạn. Khi chúng chạy qua vùng Quy Hóa, lập tức bị Hà Bổng đem đội dân binh của mình ra đánh quyết liệt. Giặc đã hốt hoảng lại càng thêm hốt hoảng, chúng chạy thục mạng, không dám cướp lương ăn, vì thế, bị nhân dân đương thời mỉa mai gọi là “giặc Phật”. Sau chiến thắng, Hà Bổng được phong tới tước Hầu.

Hà Đặc và Hà Chương là hai anh em. Năm 1285, khi quân Nguyên thua trận phải tháo chạy, hai ông đã đem đội dân binh của mình ở huyện Phù Ninh ra đánh quyết liệt. Hà Đặc chẳng may bị trúng tên mà mất, em ông là Hà Chương không chút nản chí, vẫn tiếp tục chỉ huy dân binh đánh giặc đến cùng. Ông bị giặc bắt, nhưng nhân lúc giặc canh gác sơ hở, ông đã trốn thoát được, đã thế, còn lấy được không ít quân trang của chúng, ông dùng quân trang đó cho quân sĩ của mình, khiến giặc bị bất ngờ nên đã bị đánh rất đau.


4, CÔNG CHÚA AN TƯ

Công chúa An Tư là con út của Trần Thái Tông, em út của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông. Năm 1285, quân Nguyên tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai, vận nước bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Giặc có quân số áp đảo, lại đã tạo được thế tấn công từ hai phía Nam và Bắc, nên rất hung hăng. Khi Trần Kiện bỏ đi đầu hàng, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn nữa. Bấy giờ, vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã có hai quyết định rất đặc biệt. Một là cử sứ giả đến doanh trại của Ô-Mã-Nhi để dò xét thực lực cụ thể của giặc và hai là tìm cách hạn chế bớt sự hung hăng của chủ tướng giặc là Thoát-Hoan. Việc đi dò xét thực lực cụ thể của Ô-Mã-Nhi được trao phó cho Đỗ Khắc Chung, còn việc tìm cách hạn chế bớt sự hung hăng của chủ tướng giặc là Thoát-Hoan thì được trao phó cho Công Chúa An Tư.

Tháng 2 năm 1285, Công Chúa An Tư được vua Trần sai người mang đến cho Thoát-Hoan. Công Chúa An Tư ra đi với nhiệm vụ kết hợp giữa do thám tình hình với việc làm sao cho Thoát-Hoan say đắm, để rồi sao lãng bớt việc đánh phá ta. Sử cũ chép rằng:

“Sai người đem Công Chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông đến cho Thoát-Hoan là muốn làm thư giãn nạn nước vậy”3.

Thoát-Hoan là một tên cáo già, không có gì có thể làm cho hắn mê muội được, nhưng, việc Công Chúa An Tư dám vì nước mà ra đi, qủa là đáng cho đời đời trân trọng. Trong chiến tranh, có những người đánh giặc bằng đại dũng, có những người đánh giặc bằng đại trí, có những người đánh giặc bằng đại nghĩa, nhưng cũng có những người đánh giặc bằng tấm thân ngàn vàng của mình. Công Chúa An Tư quả là đã đánh giặc bằng tấm thân ngàn vàng của chính mình vậy

Sau, tung tích của Công Chúa An Tư không rõ ra sao

__________________________________
1. Đây chỉ những trận đánh đầy khó khăn của quân đội nhà Trần trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285).
2. Con của Tĩnh Vương Trần Quốc Khang, tức là anh em con chú con bác với vua Trần Nhân Tông.
3. Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 5, tờ 47-a).



Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 2 I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

 

 

Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ VIỆN SÁCH :: Sách Chuyên Ngành-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất