CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Truyền bá lịch sử: cần hấp dẫn hay cần sự thật?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Truyền bá lịch sử: cần hấp dẫn hay cần sự thật? I_icon_minitime18.11.10 23:14

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Truyền bá lịch sử: cần hấp dẫn hay cần sự thật?

 

Huyền thoại cần hấp dẫn chứ lịch sử thì không cần yếu tố ấy. Tiếc là chúng ta có quá nhiều huyền thoại chứ không có chứng tích rõ ràng về mặt chứng liệu của lịch sử. Mà nhân dân bao giờ cũng cần sự thật và hứng thú với sự thật.

Những nỗ lực truyền bá lịch sử để bồi đắp thêm sự hiểu biết, lòng tự hào dân tộc và truyền thống yêu nước của người dân Việt đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng hiểu lịch sử như thế nào và truyền bá như thế nào vẫn là một câu hỏi còn nhiều tranh cãi.

Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhà văn Nguyễn Quang Lập và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về đề tài này.


- "Dân ta phải biết sử ta", câu nói đó đang rất quen thuộc nhưng cũng là sự báo động chăng, khi nó cho thấy một thực tại: dân ta đang không biết sử ta?

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Cách giáo dục hiện tại nhồi nhét và học vẹt đang đưa lớp trẻ không ham thích nên không thuộc sử. Thậm chí nhầm lẫn một cách ngớ ngẩn.

Ở Đức, con gái tôi học lớp 7, cuối năm chúng phải làm tổng luận, mỗi em nói về một nước trước cả lớp. Con gái tôi chọn Việt Nam là tổ quốc nó để báo cáo miệng trước lớp. Tất nhiên, để trình bày sử đại cương một nước, nó phải đọc lại sách và động não, tra cứu nhiều trên nét. Tiết nó thuyết trình rất hứng thú, tôi cho là cách học này có yếu tố hành làm cho con tôi nhớ dai hơn. Việc dạy ở ta hiện nay làm dân ta không thuộc sử ta là đúng thôi.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Có lẽ ấn tượng về tình trạng dân ta không biết sử ta hình thành qua một số bài thi tốt nghiệp của học trò mà báo chí đã đăng. Ấn tượng đó được củng cố thêm bởi một thực trạng khác là lớp trẻ thuộc các nhân vật lịch sử Trung Quốc nhiều hơn các nhân vật lịch sử Việt Nam do được tiếp xúc với nhiều bộ phim lịch sử của Trung Quốc chiếu trên màn ảnh nhỏ. Tuy vậy, tôi tin chắc tâm hồn các em vẫn thấm tinh thần quật cường chống ngoại xâm của cha ông xuyên thấu trong lịch sử Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Không biết, không rõ đã quá buồn nhưng không quan tâm thì thật đáng sợ. Tôi rất ngạc nhiên nhiều em rất nhớ đến ngày sinh nhật của mình và mọi người, trong khi không hề để ý đến ngày Quốc khánh. Hình như chúng đinh ninh lịch sử Việt là của ai đó không phải việc của mình. Ngay người lớn cũng vậy. Có người quan niệm lịch sử cũng giống bóng đá vậy, người thích kẻ không, có gì phải lo lắng. Lịch sử không phải là mớ kiến thức ai muốn dùng thì dùng, nó là tâm linh, là dòng sữa nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc. Không biết sử ta thì niềm tự hào dân tộc mà ta đang cổ xuý chỉ là thứ tự hào suông mà thôi, chả ích gì.

- Lịch sử vốn chia làm hai dòng: chính sử (được viết bởi triều đình) và dã sử (được viết bởi người dân). Hai dòng này bổ sung cho nhau để người dân có cơ hội so sánh, tìm hiểu. Nhưng nếu chọn để truyền bá lịch sử trên các phương tiện thông tin, theo ông, nên lựa chọn dòng sử học nào?

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Thực ra lịch sử - điều đã diễn ra - luôn có những sự che lấp bởi nhiều nguyên nhân, dù cho là có những người viết sử dũng cảm, thì sự khác biệt về nhận thức chủ quan người viết cũng có thể làm thay đổi ít nhiều dung mạo thật của lịch sử, chính thế mới có khoa sử học và các nhà nghiên cứu nó. Tôi nghĩ rằng, sự phản biện và tìm ra những mâu thuẫn ở các dòng sử viết chính thống so sánh với dã sử là cần thiết để tìm ra sự thật của lịch sử. Hãy để cho các cuộc tranh biện giữa hai dòng sử này một cách bình đẳng và dân chủ.
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Tôi nghĩ phải chọn dòng chính sử nhưng có thể đề cập thêm dã sử như một sự tham khảo hay nghi vấn. Trước đây, vua Tự Đức đã ra chỉ dụ cho các sử quan khi làm bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chỉ chép từ thời Hùng Vương vì xác định những chuyện về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân chủ yếu là truyền thuyết. Hai niên kỷ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân được nhà vua chuẩn y cho chua phụ vào sau việc đời Hùng Vương, tạm để đấy để tham khảo vì còn nghi ngờ.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Chuyển tải lịch sử thành các tác phẩm nghệ thuật như một số người làm bây giờ thì rất không ổn. Phóng đại tô màu, hoa hoè hoa sói theo kiểu ta thắng địch thua, ta tốt địch xấu, thậm chí bịa đặt vô lối, vô duyên, vô căn cứ. Tuyên truyền lịch sử như thế là bôi bác sử, làm nhục sử.

Tuyên truyền xơ cứng và thô thiển

- Khác với nhiều nước láng giềng, kho tàng thư sử liệu của nước ta theo thời gian với nhiều cơn binh biến đã bị mất mát gần hết. Làm thế nào để khôi phục lịch sử ở mức độ tin cậy được để truyền bá qua các cách khác nhau? Lịch sử, có cần phải hấp dẫn không?

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Sự lưu trữ tài liệu ở Phương Tây và các nước láng giềng hiện tại là kho tàng để các nhà nghiên cứu sử VN có thể tham khảo nghiên cứu. Đấy cũng là cách thức bổ sung tốt nhất cho sự thiếu hụt của chúng ta về công tác lưu trữ tàng thư những chứng tích về lịch sử.
Nhưng cũng hết sức cảnh giác, vì thực tế cũng bị chính sử chính thống các nước bóp méo ví như sự kiện Vịnh Bắc Bộ ở những năm đầu của cuộc chiến chống Mỹ. Huyền thoại cần hấp dẫn chứ lịch sử thì không cần yếu tố ấy.
Tiếc là chúng ta có quá nhiều huyền thoại chứ không có chứng tích rõ ràng về mặt chứng liệu của lịch sử.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Nhiều sự kiện lịch sử do các nhà sử học Việt Nam chép có thể tìm thấy trong các tư liệu sử của Trung Quốc, Pháp và các công trình nghiên cứu so sánh của giới sử học Việt Nam và thế giới. Các xử lý các tư liệu đó có thể khác nhau, thậm chí dẫn đến những kết luận gây tranh cãi. Tuy nhiên, rất ít những kết luận gây tranh cãi như vậy trong tổng số những kết luận thống nhất của giới sử học trong và ngoài nước. Các chương trình truyền bá lịch sử trên tivi nên căn cứ chủ yếu vào những sử liệu đã thống nhất. Văn minh phương Tây vẫn giỏi kỹ nghệ khai thác, chế biến và đóng gói. Lịch sử cũng là một nguồn tài nguyên để họ sản xuất ra những hàng hóa đa dạng hấp dẫn. Nhiều sự kiện lịch sử tự nó không hấp dẫn, nhưng khi được họ biến thành truyện thành phim đã đi vào tâm trí của hàng triệu con người.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Cái phần không hấp dẫn cũng có, vì các cụ để lại cho con cháu chỉ có vậy thì biết làm thế nào. Tuy nhiên cũng phải nói chúng ta khai thác nguồn cổ sử theo cách để tuyên truyền xơ cứng và thô thiển chứ không phải cổ sử của ta quá nghèo. Tôi đọc cuốn "Việt Nam công nghiệp diễn chí" của Nguyễn Khoa Chiêm có đến chục lần, lần nào cũng thú vị, trong khi rất ít người biết đến nó. Đây là cuốn tiểu thiuyết chương hồì viết về thời Trịnh - Nguyễn phân tranh rất hay. Nếu dựa vào đây làm phim như bên Trung Quốc làm phim Tam quốc thì rất tuyệt.

Nhân dân bao giờ cũng cần sự thật

- Nguyên cớ nào để hiện tại, việc phổ biến lịch sử lại đang như là một lối đi gắng sức "ngược dòng"? Và tại sao môn học lịch sử từ những bài đầu của thời lập quốc, rồi hộ quốc ấy bây giờ dường như không chỉ dành cho học sinh dưới mái trường phổ thông?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Sự không bình đẳng trước lịch sử hiện tại đang làm cho sử nước nhà méo mó. Muốn dân tin vào những sử liệu cần phải bình đẳng các chứng liệu.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Trong việc giáo dục lịch sử, sự tin cậy của sử liệu chỉ tác động vào lý trí thôi. Cái quan trọng nhất là giáo dưỡng tinh thần quan tâm tới lịch sử và đào luyện cảm xúc lịch sử cho các thế hệ. Các bộ phim lịch sử của nước ngoài chiếu liên miên trên tivi có nhiều khi không chính xác và không đáng tin, nhưng nó hấp dẫn người xem và bồi đắp trong họ những cảm xúc về văn hóa để những hình ảnh quen thuộc, những khẩu khí quen thuộc, những phục trang và hành vi quen thuộc sẽ dần dà tạo nên trong khán giả những ám ảnh văn hóa. Nếu phim Trần Thủ Độ dùng trường quay Trung Quốc để quay những cảnh cung điện của Việt Nam mà không dùng kỹ xảo để thay đổi kiến trúc, thì cũng chỉ tạo ra những hình ảnh mang hồn vía Trung Hoa mà thôi.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Tôi nghĩ chỉ có cách nên bỏ ngay lối làm sử tuyên truyền như bây giờ, tuyên truyền thô thiển, quan phương dân không tin đâu. Hãy làm sử vì sử, hãy tôn trọng tính khách quan của lịch sử, đừng thêm bớt tuỳ tiện. Hãy tin rằng lịch sử Việt là lịch sử đáng tự hào, cho dù nó có lắm chuyện không ra sao nhưng kết cục ta đang có một dân tộc Việt như ngày nay đã nói lên điều đó. Sở dĩ ta hay thêm bớt tuỳ tiện vì ta ít tin vào niềm tự hào sử Việt của dân ta, sai, rất sai.

- Về phía người dân, họ sẽ tự nguyện tiếp thu và hứng thú với lịch sử nước nhà khi nào, và cần những điều kiện nào?

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Nhân dân bao giờ cũng cần sự thật và hứng thú với sự thật.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Đa số người dân Việt Nam dù già hay trẻ không bao giờ chấp nhận những sản phẩm văn hóa - lịch sử (sách, báo, phim, tranh, nhạc...) đi ngược lại tinh thần chính của lịch sử nước nhà là tinh thần yêu nước, thà chết không chịu làm nô lệ, giành độc lập bằng mọi giá. Người dân có thể chia sẻ với những thất bại trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng không bao giờ chấp nhận đề cao những kẻ bán nước, dù là bán nước với những danh nghĩa cao sang.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Dân ta có sẵn niềm tự hào dân tộc, chỉ cần biết chắc đây là món sử thật thì nhất định dân sẽ vồ lấy ngay, khỏi lo đi.

Sưu tầm

 

Truyền bá lịch sử: cần hấp dẫn hay cần sự thật?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TRANG SINH VIÊN :: Góc Nhìn của SV Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất