CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Nam tiến là một quá trình tất yếu của lịch sử.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nam tiến là một quá trình tất yếu của lịch sử. I_icon_minitime05.10.10 21:12

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Nam tiến là một quá trình tất yếu của lịch sử.

 
Cuộc khai khẩn vùng đất Nam bộ là cuộc khai khẩn đại quy mô lại gặp được các điều kiện lịch sử vô cùng thuận lợi. Việc Trịnh – Nguyễn phân tranh mang lại cho dân tộc biết bao mất mát đau thương. Nhưng cũng chính cuộc phân tranh đó đã đẩy chúa Nguyễn xúc tiến mở rộng cương vực lãnh thổ về phía nam, thêm vào đó là sự suy tàn rồi đi đến tan rã của vương quốc Chiêm Thành – kẻ ngăn cản địa lý trên đường nam tiến.

Chính công lao của chúa Nguyễn và những lưu dân người Việt đã tiên phong trong công cuộc nam tiến đã tạo nên vùng đất Nam bộ trù phú, bạt ngàn như hôm nay. Và chính công cuộc nam tiến của những lưu dân người Việt rất phù hợp với sự phát triển và tồn tại của dân tộc ta qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước.

Nguyên nhân của quá trình nam tiến:

a) Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, tư hữu về ruộng đất phát triển mạnh:

- Chính sách ruộng đất thời Lê sơ về căn bản đã bị phá sản từ đầu thế kỉ XVI. Hiện tượng ruộng đất công biến thành ruộng đất tư ngày càng phổ biến. Chiến tranh phe phái làm cho nhà nước trung ương bị suy yếu, không kiểm soát nổi tình hình ở nông thôn, nạn tranh chiếm ruộng đất diễn ra tràn lan. Luật pháp đã không cản nổi sự phát triển tự phát về quá trình tư hữu hoá ruộng đất. Từ đây đời sống người dân ngày càng khốn khổ và trở thành trắng tay.

- Đi đôi với quá trình phát triển ruộng đất tư hữu là sự thu hẹp diện tích ruộng đất công. Sự phân hoá ruộng đất làm cho bộ phận không có ruộng đất hoặc không đủ ruộng đất cày cấy ngày càng tăng lên, những người nông dân phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Phần hoa lợi họ được hưởng chỉ là một nửa số thóc thu hoạch được sau khi đã trừ thuế. Trong khi đó, họ không phải chỉ đóng thuế và chịu sưu dịch cho nhà nước mà còn bị bóp nặn, chèn ép bởi bọn cường hào lý dịch ở chính ngay làng xã của mình hiện tượng nông dân nghèo không chịu nổi tô thuế và nghĩa vụ đóng góp nặng nề phải bỏ làng ra đi ngày càng phổ biến. Năm 1731, phủ chúa Trịnh có nhận xét: “Dân nghèo ngày một xiêu dạt dần, cùng khổ quá lắm.”

- Do chính quyền trung ương phải tập trung vào những cuộc chiến tranh phe phái và diện tích ruộng đất tư hữu vãn lấn át ruộng đất công, nhà nước ngày càng lơi lỏng quan tâm đến công việc trị thuỷ. Từ năm 1664, chúa Trịnh giao việc giám xét đê điều, sửa sang các công trình thuỷ lợi cho các quan chức địa phương. Bọn này thường xuyên làm việc qua loa, cẩu thả nhưng lại lợi dụng chức trách này để ăn của đút lót và sách nhiễu nhân dân. Đến mùa nước lớn, đê vỡ lở, dân vùng ven sông thường bị tai hoạ. Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ năm 1680 đến năm 1740 đã xảy ra 24 lần thiên tai, trong đó có đến 7 lần đê vỡ gây lụt lội. Sử sách đã ghi chép tới 14 lần xảy ra nạn đói lớn. Mâu thuẩn xảy ra ngày càng gay gắt trong nông nghiệp và nông thôn.

Hậu quả của quá trình phát triển tư hữu ruộng đất trong các thế kỷ XVI – XVII, nạn kiêm tính ruộng đất ngày càng gia tăng. Trong những ngày giáp hạt, thiếu đói vì thiên tai hay những khi gặp khó khăn trong cuộc sống nông dân buộc phải cầm cố ruộng đất hoặc gán nợ ruộng đất với giá rẻ mạt. Đó chính là điều kiện thuận lợi để những kẻ cường hào ức hiếp, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Năm 1728, chúa Trịnh Cương đã phải thừa nhận: “Ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn nông dân nghèo thì không có một miếng đất cắm dùi”. Ở miền núi, bọn quyền thế làm văn khế giả để chiếm ruộng nên nông dân muốn cày cấy cũng không có đất. Hầu hết nông dân đều trở nên trắng tay và lâm vào bước đường cùng.

Nhằm vượt qua cảnh khổ sở ở quê hương, người nông dân rời làng đi phiêu tán, tha phương cầu thực. Họ dừng lại ở những vùng đất hoang không chủ để khai phá sinh sống, tìm nơi định cư để phát triển sản xuất.

b) Thuế khoá nặng nề:

- Theo Hoà thượng Thích Đại Sán (người Trung Quốc) khi ông đến Đại Việt có ghi nhận lại: vào cuối thế kỷ XVII, tình hình sinh hoạt của cư dân Đại Việt rất khổ sở, thất thường, bữa đói bữa no. Mỗi năm họ sản xuất khi thu hoạch lúa ruộng phải nộp cho xã từ 7 – 8 lần sản lượng thu hoạch. Mỗi khi đánh cá về phải nộp hết cho bọn cai trưởng xã, được cho lại bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu.

- Chế độ tô thuế là một phần gánh nặng đời sống của nông dân. Họ chịu đủ các loại thuế khoá, sưu dịch: thuế ruộng, thuế nhân đinh là hai loại thuế nặng nề nhất. Hàng năm, mỗi người dân phải nộp 2 quan tiền thuế thân. Ngoài ra các loại thuế núi, thuế ruộng bãi, ruộng cói, ruộng nhà chùa, ruộng hậu…đều phải nộp thuế ít nhiều khác nhau. Các cửa đình, giáo phường đều phải nộp thuế.

- Dân tá điền còn phải chịu nặng hơn: nộp tô 3 – 5 quan/mẫu, có khi 6 – 8 quan/mẫu. Thuế khoá lao dịch nặng nề đã đè nặng và ngày càng bóp nghẹt đời sống người dân.

c) Bộ máy làng xã ngày càng biến chất:

- Bọn quan lại, lý dịch ở địa phương ngày càng bóp nghẹt đời sống của nhân dân. Bộ máy làng xã trở thành công cụ trong tay bọn cường hào, tạo thêm một tầng lớp áp bức bóc lột nặng nề đè lên đầu người nông dân

- Cảnh quan tham ô lại nhũng nhiễu nhân dân ngày càng phổ biến, sự suy yếu của nhà nước trung ương, chiến tranh phong kiến đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ, cường hào địa phương thoả sức hoành hành: nào là đặt trạm thu thuế riêng, nào là tự tiện tổ chức xét kiện, thu tiền thu thóc của dân ăn chơi thoả thích.

Thêm vào đó là cảnh:

“Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra”

- Hàng năm vào khoảng tháng 3, tháng 4 quan binh đến từng làng bắt đi các thanh niên khoẻ mạnh từ 16 tuổi trở lên để sung quân. Từ đó làm cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng khó khăn vì lực lượng sản xuất chính là thanh niên đã bị bắt sung đến khi già yếu mới được trả về làng.

- Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài hang thế kỷ đỗ xuống đầu dân chúng biết bao tai họa: chết chóc, lang mạc bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang không sản xuất được, đói khổ lầm than phổ biến khắp nơi. Để có binh lính túc trực và bổ sung cho chiến tranh phong kiến, hàng năm nhà nước phong kiến tiến hành việc bắt lính một cách ráo riết. Từ đó trở thành một tai nạn chung cho mọi người nhất là những người nông dân nghèo khổ.

Tóm lại vì những cư dân Đại Việt lúc bấy giờ không chịu nổi cuộc sống bần cùng khổ cực với sự áp bức nhũng nhiễu của bọn quan lại, với chế độ thuế khóa nặng nề, tình trạng chiến tranh phong kiến liên miên… Vì thế họ đã rời bỏ quê hương, xóm làng đi tìm vùng đất mới. Đây là quy luật tất yếu trong sự sinh tồn và phát triển của dân tộc ta. Nếu công cuộc Nam tiến không được tiến hành thì liệu ông cha ta có tiếp tục tồn tại với cuộc sống bị đè ép như thế không. Nếu không có những lưu dân người Việt tiên phong mở cõi thì ngày nay vùng đất mà ta đang sinh sống vẫn là một vùng rừng hoang cỏ rậm chứ đâu là vựa lúa lớn nhất nước, và lãnh thổ đất nước ta chưa hẳn được trải dài đến tận mũi Cà Mau.



 

Nam tiến là một quá trình tất yếu của lịch sử.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TRANG SINH VIÊN :: Nghiên Cứu Khoa Học-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất