CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Trung Quốc sau 30 đổi mới - và bài học cho Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trung Quốc sau 30 đổi mới - và bài học cho Việt Nam I_icon_minitime08.09.10 12:53

trongnguyen
Thể thao, online,...

Quản Lý

trongnguyen

Quản Lý

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Điểm Thi Lịch Sử : 381
Hệ Thống Chấm Điểm : 11
Birthday : 12/02/1988
Ngày Tham Gia : 13/05/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Cao Đẳng Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Thể thao, online,...

Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc sau 30 đổi mới - và bài học cho Việt Nam

 
TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CÁI CÁCH MỞ CỬA

Năm 1978 nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nghiêm chỉnh quán triệt thực hiện nhiệm vụ chung trong thời kỳ mới, cuộc đấu tranh vạch trần Lâm Bưu và "bè lũ 4 tên" đã thu được thắng lợi vĩ đại, kinh tế quốc dân nhanh chóng được khôi phục và phát triển.
Tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ ngành kinh tế chủ yếu như sau:

I/ CÔNG NGHIỆP
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1978 đạt 423,1 tỷ nhân dân tệ, hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 1,6%, tăng 13,5% so với năm 1977. Có 68 trong số 80 nhóm sản phẩm chủ yếu như gang thép, than nguyên khai, dầu thô, phát điện, khai thác gỗ, xi măng...hoàn thành vượt mức kế hoạch, 12 nhóm sản phẩm như xe tải, tàu đánh cá, ti-vi...không hoàn thành kế hoạch.
II/ NÔNG NGHIỆP
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1978 đạt 145,88 tỷ nhân dân tệ, hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm 2,7%, tăng 8,9% so với năm 1977. Sản xuất lương thực năm 1978 có mức tăng khá lớn, là điều chưa từng có kể từ ngày thành lập Nước Trung Hoa mới. Tuy nhiên, sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn chưa cao. Sản lượng về bông, lạc, cải đường...vẫn chưa đạt tới mức cao vốn có. Ngành chăn nuôi phát triển tương đối chậm chạp.
III/ XÂY DỰNG CƠ BẢN
- Năm 1978 cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản 35,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 37% so với năm 1977.
IV/ GIAO THÔNG VẬN TẢI, BƯU CHÍNH
Ngành giao thông vận tải và bưu chính Trung Quốc năm 1978 có bước phát triển khá nhanh. Cả nước có hơn 50 nghìn km đường sắt và 890 nghìn km đường ô-tô đưa vào hoạt động; tổng chiều dài của các đường bay hàng không dân dụng lên tới 149 nghìn km, và đường thủy lên tới 136 nghìn km.
Giá trị tổng sản lượng của ngành bưu chính cả nước năm 1978 đạt một tỷ 170 triệu nhân dân tệ, tăng 50 triệu nhân dân tệ so với năm 1977. Tình hình giao thông vận tải trong năm 1978 được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, năng lực vận tải của một số đầu mối giao thông và công suất bốc dỡ hàng của các cảng biển vẫn chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế quốc dân và ngoại thương.
V/ NỘI THƯƠNG
Tổng lượng thu mua và tiêu thụ hàng hoá năm 1978 đều tăng rõ rệt. Tổng kim ngạch thu mua hàng hóa của ngành thương mại đạt tới 174 tỷ nhân dân tệ. Trong đó, hàng công nghiệp đạt 128 tỷ; nông phẩm và phụ phẩm đạt 46 tỷ, tăng 11,3% so với năm trước. Tổng kim ngạch bán lẻ đạt 152,75 tỷ nhân dân tệ tăng 8,3% so với năm trước. Tuy tình hình cung ứng hàng hóa được cải thiện đáng kể nhưng việc cung ứng về các nông phẩm và phụ phẩm chủ yếu vẫn tương đối khan hiếm, chủng loại và mẫu mã của các mặt hàng nhật dụng và công nghiệp không nhiều, chưa thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng gia tăng của đời sống nhân dân.
VI/ NGOẠI THƯƠNG
Ngành ngoại thương của Trung Quốc năm 1978 có bước phát triển khá nhanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 35,5 tỷ nhân dân tệ. Trong đó, xuất khẩu đạt 16,76 tỷ nhân dân tệ, tăng 20%; nhập khẩu đạt 18,74 tỷ nhân dân tệ, tăng 41,17%
VII/ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Tổng số cán bộ, công nhân viên chức tính đến cuối năm 1978 là 94 triệu 990 nghìn người, tăng 3 triệu 870 nghìn người so với năm 1977. Năm 1978 đã làm thí điểm cơ chế trả lương và thưởng theo sản phẩm tại một số nhà máy xí nghiệp, các đơn vị đều phổ biến phát tiền thưởng cuối năm, cộng thêm một số cán bộ, công nhân viên chức được tăng lương trong quý 4 năm 1977, do đó tổng qũy lương có sự gia tăng khá lớn. Tổng quỹ lương cả năm đạt tới 56 tỷ 900 triệu nhân dân tệ. Mức lương bình quân của cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước năm 1978 là 644 nhân dân tệ, tăng 42 tệ so với năm 1977.
VIII/ KHOA HỌC KỸ THUẬT - VĂN HOÁ
Cán bộ khoa học-kỹ thuật trong cả nước năm 1978 là 5 triệu 110 nghìn người. Có 6200 cơ quan nghiên cứu khoa học độc lập trên cấp huyện với 268 nghìn cán bộ nghiên cứu khoa học.
IX/ Y TẾ - THỂ THAO
Sự nghiệp y tế của Trung Quốc năm 1978 có bước phát triển mới, các bệnh viện trong cả nước tổng cộng có 1,85 triệu giường bệnh với hơn 2,46 triệu cán bộ y tế chuyên nghiệp.
Trình độ thể thao của Trung Quốc năm 1978 được nâng cao một bước. Các vận động viên Trung Quốc cả thảy phá 5 kỷ lục thế giới, 166 kỷ lục quốc gia.
X/ DÂN SỐ
Dân số Trung Quốc tính đến cuối năm 1978 là 975 triệu 230 nghìn người. Tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên là 1,2%.



CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THẮNG LỢI CỦA TRUNG QUỐC


Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa do Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (họp tháng 12.1978) vạch ra, Trung Quốc mới thực sự bước vào con đường xây dựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh.
Chỉ trong 20 năm, bộ mặt đất nước Trung Quốc đã thay đổi hẳn nhờ giành được những thành tựu mà một số nước trên thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có được. Công cuộc cải cách mở cửa đã đưa Trung Quốc lên một vị thế mới trên trường quốc tế, nhờ có một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao liên tục, một tiềm năng kinh tế hùng mạnh và mức sống được cải thiện nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã coi công cuộc cải cách mở cửa là một trong ba sự kiện vĩ đại nhất của Trung Quốc trong thế kỷ này, cùng với Cách mạng Tân Hợi và việc thành lập nước CHND Trung Hoa.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải cách kinh tế, xoá bỏ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cũ, song nước này đã gặt hái được nhiều thành công khiến cho các nước khác phải ngưỡng mộ.Viện sỹ Ô.Bôgômôlôp (Nga) đã nhận xét, có nhiều người cho rằng các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường "nhất định sẽ kéo theo các xung đột đổ máu hay ít ra là mất mát và thiếu thốn vật chất. Kinh nghiệm của các nước Trung và Đông Âu, của Nga và các nước SNG khác dường như khẳng định điều đó. Thế nhưng cải cách thị trường của Trung Quốc đã chứng minh điều ngược lại. Ngay từ những ngày đầu, cải cách của Trung Quốc đã cải thiện về kinh tế và cuộc sống cho nhân dân, và cho đến nay vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao". Vì sao lại như vậy, và có thể rút ra được những bài học gì từ "cuộc cách mạng thứ hai" vĩ đại này của người Trung Quốc.

I/ CẢI CÁCH TOÀN DIỆN , SONG PHẢI COI CẢI CÁCH KINH TẾ LÀ TRỌNG ĐIỂM


Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chủ trương cải cách toàn diện. Lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình người được coi là kiến trúc sư của công cuộc cải cách của Trung Quốc nói : " Cải cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác". Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện, song khi thực hiện phải có trọng điểm tập trung sức lực. Trọng điểm chính là cải cách thể chế kinh tế. Sở dĩ Trung Quốc cải cách thành công vì trong khi cải cách tất cả các lĩnh vực, họ đã kiên trì coi cải cách kinh tế làm trọng điểm. Một số quốc gia khác cải cách thất bại, bởi vì cải cách kinh tế chưa có kết quả gì rõ rệt, đã vội vã chuyển trọng điểm sang lĩnh vực khác, làm cho chính trị không ổn định, mà cải cách kinh tế cũng bị buông lỏng, kết quả là cả kinh tế lẫn chính trị đều bị rối loạn.
Kiên trì lựa chọn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thay thế cho thể chế kinh tế II/kế hoạch truyền thống.
Thực hiện cải cách - mở cửa, những người lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn thể chế kinh tế thị trường, nền kinh tế được thúc đẩy và phồn vinh, được nhan dân tiếp nhận. Quá trình lựa chọn và tiếp nhận thế chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc có thể chia làm 4 giai đoạn :
- Từ năm 1979 đến năm 1984 là thời kỳ thể hiện sự quay lại tôn trọng quy luật giá trị, mở rộng tác dụng của cơ chế thị trường. Các biện pháp cải cách áp dụng đầu tiên ở nông thôn đã khiến nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển , tạo ra sức thuyết phục để đông đảo người dân tiếp nhận cuộc cải cách theo hướng thị trường.
- Năm 1984, Hội nghị Trung ương 3 khoá XII xác nhận kinh tế XHCN là kinh tế hàng hoá có kế hoạch. Nhận thức của mọi người đã được nâng lên, hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển kinh tế hàng hoá là giai đoạn không thể bỏ qua.
- Năm 1987, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 13 đưa ra mô hình "nhà nước điều tiết thị trường, thị trường dẫn dắt xí nghiệp" đã làm nổi bật tác dụng của thị trường và có thể coi đó là giai đoạn quá độ từ thuyết kinh tế hàng hoá XHCN sang thuyết kinh tế thị trường XHCN
- Đầu năm 1992, trong bài nói chuyện khi đi thăm các tỉnh phía Nam, Đặng Tiểu Bình đã nêu ra ý kiến " Kinh tế kế hoạch không phải là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch; kinh tế thị trường không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường". ý kiến đó một lần nữa giải phóng tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Quốc. Đại hội Đảng CSTQ lần thứ XIV lại đề ra "lấy xây dựng kinh tế thị trường XHCN làm mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế", cuộc cải cách theo hướng thị trường hoá càng được thúc đẩy nhanh chóng. Thể chế kinh tế mới đã có vai trò ưu thế trong vận hành kinh tế.
III/ KIÊN TRÌ SÁCH LƯỢC CẢI CÁCH KIỂU TIẾN DẦN TỪNG BƯỚC


- Ngay từ khi mới bắt đầu cải cách, Trung Quốc đã xác định không dùng phương án cải cách kiểu "bùng nổ" , mà đã kiên trì phương án "đò đã qua sông", áp dụng phương châm trước dễ sau khó, tiến dần từng bước , giảm bớt rủi ro. Thực hiện chứng minh cách làm này là phù hợp với Trung Quốc, mang lại kết quả rõ rệt, tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hoá hai cực quá nhanh như đã xảy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu do thực hiện "liệu pháp sốc". Cải cách kiểu tiến dần phải trả giá nhất định như thời gian cải cách tương đối dài, tác dụng tiêu cực của thể chế cũ kéo dai dẳng, song cuộc cải cách được thúc đẩy trong điều kiện xã hội tương đối ổn định, tuyệt đại đa số nhân dân được hưởng lợi ích của cải cách.

Cải cách theo phương thức tiến dần của Trung Quốc thể hiện ở mấy phương diện quan trọng sau :

- Sau khi cải cách ở nông thôn thu được những kết quả thực tế mới mở rộng ra thành phố, đến năm 1984 cuộc cải cách mới lấy thành phố làm trung tâm.

- Ra sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước, biến nó thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế 20 năm qua; sau đó thực hiện có trọng điểm cải tổ chiến lược khu vực kinh tế nhà nước và cải cách các xí nghiệp nhà nước.
- Trong việc xây dựng hệ thống thị trường, thì trước hết phát triển thị trường hàng hoá tiêu dùng rồi đến hàng hoá tư liệu sản xuất, sau đó mới chú ý phát triển thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, sức lao động, kỹ thuật , thông tin v.v…
- Cải cách giá cả, được coi là mấu chốt, quan hệ đến sự thành bại của toàn bộ cải cách thể chế kinh tế, vì vậy đã được tiến hành rất thận trọng, kết hợp giữa điều chỉnh và thả lỏng, điều chỉnh trước, thả lỏng sau, sau đó mới gắn với giá cả của thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế kế hoạch , mọi sản phẩm đều không được thể hiện chính xác giá cả của nó; cuộc cải cách giá trước hết thực hiện thị trường hoá giá cả các hàng hoá hiện vật và các dịch vụ, rồi dần dần thực hiện thị trường hoá giá các yếu tố sản xuất.

- Về kế hoạch hoá các khâu sản xuất, lưu thông, giá cả… thì trước hết cho phép một phần tồn tại ngoài kế hoạch, rồi dần dần mở rộng ra; phần theo kế hoạch thì thu hẹp lại dần. Khi điều kiện đã chín muồi thì thực hiện sự điều tiết của thị trường. Việc từng bước hợp nhất chế độ hai giá của tư liệu sản xuất là ví dụ nổi bật về sự quá độ yên ổn từ thể chế cũ sang thể chế mới một cách tiên tiến.

IV/ XỬ LÝ ĐÚNG ĐẮN QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ ỔN ĐỊNH
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cải cách của Trung Quốc tương đối thành công là trong tiến trình cải cách đã coi trọng và xử lý đúng đắn quan hệ giữa cải cách , phát triển và ổn định. Kinh nghiệm 20 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc cho thấy, muốn xử lý đúng đắn ba mặt trên, người Trung Quốc đã chú trọng mấy điểm sau :
Trước hết, phải duy trì được tốc độ phát triển kinh tế thích hợp. Nhiều học giả cho rằng kinh tế Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn cất cánh, cần tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng không thể quá cao. Bởi vì hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc vẫn theo phương thức tăng trưởng theo chiều rộng là chính, vẫn phải dựa vào đầu tư; nếu đòi hỏi tăng trưởng cao, sẽ xuất hiện cơn sốt đầu tư, lạm phát tăng, vật giá leo thang, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế. Điều đó diễn ra vào các năm 1992, 1993. Để hạ sốt, giảm lạm phát, ắt sẽ phải xiết chặt tiền tệ, hạ nhanh ốc độ tăng trưởng, làm cho nền kinh tế bị giao động lớn, gây mất ổn định. Cũng không thể duy trì tốc độ phát triển quá thấp, vì sẽ không có lợi cho vấn đề việc làm, vấn đề thua lỗ của các xí nghiệp nhà nước, vấn đề thu nhập tài chính. Các học giả Trung Quốc cho rằng tốc độ phát triển kinh tế hàng năm 8 - 9% là thích hợp với đất nước này.
Thứ hai, phải giữ cho mức độ tăng hàng năm của vật giá bán lẻ ở mức dưới 10%. Tình hình Trung Quốc một số năm cho thấy, một khi giá cả tăng trên 10% là nhân dân kêu cao, bất bình, là có tới 20% cư dân thành phố bị hạ thấp thu nhập, do đó ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu giá cả xuống thấp quá cũng không phải là điều lành, nó chứng tỏ nền kinh tế đã bị ép giảm quá mức độ, hàng hoá dư thừa, sản xuất kém, không có lợi cho sự hoạt động bình thường của nền kinh tế và sự linh hoạt của thị trường.
Thứ ba, việc thực hiện các biện pháp cải cách cần tính toán đầy đủ đến sự ổn định về tiêu dùng của người dân. Có rất nhiều lĩnh vực cần cải cách có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân như vấn đề nhà ở, chữa bệnh, bảo hiểm, dưỡng lão, giáo dục, lao động tiền lương… Thực hiện những cải cách này, đặc biệt là thực hiện dồn dập rất dễ vượt quá sức chịu đựng của người dân, làm cho họ không dám tiêu dùng hoặc tiêu dùng ít, dẫn đến chỗ thị trường tiêu điều, ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Thứ tư, giữ vững chủ trương cùng giầu có, đề phòng và giảm bớt mức chênh lệch quá lớn giữa các cá nhân, các đơn vị, các địa phương . Từ khi cải cách, giữa các tầng lớp dân cư và các địa phương, giữa thành thị và nông thôn đều có hiện tượng chênh lệch thu nhập tăng lên, vấn đề phân phối không công bằng ngày càng bộc lộ và nổi cộm. Chính sách của chính phủ Trung Quốc luôn luôn theo hướng thu nhỏ khoảng cách chênh lệch.Biện pháp đánh thuế thu nhập , kết nghĩa giữa tỉnh giàu với tỉnh nghèo, trích ngân sách để xoá đói giảm nghèo… đã có tác dụng tốt trong việc giữ gìn ổn định và xã hội.



V/KẾT HỢP CHẶT CHẼ GIỮA CẢI CÁCH TRONG NƯỚC VÀ MỞ CỬA RA THẾ GIỚI
Trung Quốc coi cải cách và mở cửa là hai mặt của một chỉnh thể. Sự kết hợp giữa hai mặt này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của cải cách.
Một thời kỳ dài trước đây, Trung Quốc đã thực hiện bế quan toả quốc, hậu quả là không thành công trong việc hiện đại hoá kinh tế, trì trệ lạc hậu kéo dài, không tiếp thu được thành quả văn minh của loài người, không tận dụng được nguồn vốn bên ngoài, không tham gia được vào sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Rút bài học cay đắng đó, từ thập kỷ 80 Trung Quốc thay đổi cách nghĩ, nhận thức lại là chủ nghĩa xã hội phải tiếp thu mọi thành quả văn minh của nhân loại, đặc biệt là của các nước phát triển phương Tây; chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của tiến trình phát triển lịch sử của loại người, nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần mà nó sáng tạo ra trong mấy trăm năm vượt qua tất cả những gì mà loài người đã tạo ra trước đó. Trung Quốc xây dựng CNCH trên cơ sở kinh tế văn hoá lạc hậu, càng phải thực hiện mở cửa, tiếp thu thành quả văn minh của thế giới, do đó không những phải cải tạo thể chế cũ xây dựng thể chế mới, mà còn phải tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý kinh doanh của các nước tư bản phát triển. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã có chọn lọc để không tiếp thu những mặt không tốt của các nước này.
Hai mươi năm cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện thành công bước chuyển từ lấy đấu tranh giai cấp làm trung tâm sang lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm. Công nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng, tổng sản lượng một số sản phẩm đã đạt mức hàng đầu thế giới, sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng cao, mức sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nền chính trị ổn định, vững vàng. Nhiệm vụ tăng giá trị sản xuất quốc dân lên gấp bốn lần vốn quy định cho 20 năm 1980 - 2000 đã hoàn thành vào năm 1995, trước thời hạn 5 năm. Cuộc cải cách của Trung Quốc hiện nay tuy còn không ít khó khăn và thách thức, song những thành tựu đã giành được trong hai thập kỷ qua vừa qua là cực kỳ to lớn, khiến nhiều quốc gia phải hâm mộ. Những bài học rút ra từ quá trình cải cách không chỉ giúp ích cho sự phát triển tiếp theo của Trung Quốc trên con đường tiến vào thế kỷ mới mà còn có giá trị tham khảo bổ ích cho các quốc gia đang có hướng phát triển tương tự.



THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC SAU 30 NĂM

Kiến trúc sư của công cuộc cải cách vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa này là Đặng Tiểu Bình. Ông vượt qua các thăng trầm chính trị và tại Hội nghị Trung ương tháng 12/1978 đã đóng dấu ấn vào quyết sách lớn và trở thành người cầm lái cho công cuộc cải cách và mở cửa tại Trung Quốc. “Tôi là một người mới mẻ trên lĩnh vực kinh tế. Tôi đề xuất chính sách kinh tế của Trung Quốc mở cửa ra thế giới, nhưng biết rất ít về chi tiết cụ thể”, ông từng nhận xét như vậy. Đặng Tiểu Bình mở đường, vạch lối cho các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc cụ thể hóa và phát triển sáng tạo công cuộc hiện đại hóa phù hợp điều kiện Trung Quốc và những biến chuyển mau lẹ trên thế giới. Cải cách đã nâng cao đời sống của một dân số chiếm tới 1/4 nhân loại với quy mô và với tốc độ chưa một quốc gia nào trên thế giới từng thực hiện được.
Theo số liệu vừa được Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD, kim ngạch nhập khẩu từ 10,9 tỷ USD lên 956 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ 9,8 tỷ USD lên 1.220 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ từ 167 triệu USD lên 1.500 tỷ USD

Khoảng cách về sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp phát triển thu hẹp. GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 481 tỷ USD, tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% của Nhật Bản và 99,5% của Đức. Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất thế giới. Triển vọng của nền kinh tế đó vẫn sáng sủa mặc dù Trung Quốc hiện nay đang chịu hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhiều kinh nghiệm quý giá qua ba thập kỷ phát triển đang được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới thảo luận và tổng kết. Tuy không một nước nào trên thế giới có thể sao chép những bài học về mô hình phát triển của một quốc gia với dân số khổng lồ như Trung Quốc.

Thời kỳ đầu, trước con đường mới mẻ, Trung Quốc thực hiện những thử nghiệm kinh tế ở quy mô nhỏ, khi thành công được áp dụng rộng ra toàn quốc. Bắt đầu, các thành phố và đặc khu ven biển có ưu thế địa lý ở miền Đông tiến hành cải cách mở cửa, tạo ra các nhân tố đầu tư tốt, điển hình, như xây dựng cơ sở hạ tầng, hậu cần và quy chế quản lý… Miền Đông trở thành đầu tàu lôi kéo kinh tế cả nước. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phố, các khu vực kinh tế kích thích mạnh mẽ việc tạo môi trường tốt cho kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Trung Quốc cơ bản hình thành cục diện phát triển kinh tế theo khu vực, mở rộng quy mô ngành nghề với trình độ hiện đại hóa cao.
Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài là hai động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Bên cạnh việc huy động mạnh mẽ vốn nước ngoài, phát huy tối đa nguồn nhân công giá rẻ, Trung Quốc chú trọng tiếp thu công nghệ, đào tạo mới nguồn nhân lực và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài. Trung Quốc thành công nổi bật trong việc kết nối với thị trường toàn cầu. Nền kinh tế năng động chuyển đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ, không ngừng thích ứng với thị trường toàn cầu. Từ hàng sơ cấp sang thành phẩm công nghiệp, từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang sản phẩm kỹ thuật cao. Đầu tư nước ngoài được ưu hóa. Trung Quốc đạt được tiến bộ rõ rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, thể hiện nổi bật qua những thành tựu khám phá vũ trụ, tự lực phát triển các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng then chốt, phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa quốc phòng của nước này.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng có nhiều cuộc cải cách nổi bật, nhưng chưa từng lúc nào vừa cải cách vừa mở cửa. Vừa qua, Trung Quốc chú trọng đa phương hóa quan hệ chính trị, kinh tế đối ngoại, với 190 quốc gia và nền kinh tế đầu tư buôn bán tại Đại lục. 480 trong số 500 công ty xuyên quốc gia mạnh nhất thế giới hoạt động ở nước này.



CHẶNG ĐƯỜNG TIẾP THEO CỦA TRUNG QUỐC

Dù kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức không tránh khỏi của một nền kinh tế đang phát triển thì nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nhờ 4 nhân tố chính", ông Fan nói.
Nhân tố đầu tiên theo ông là tiến độ cải cách nhanh chóng và đồng bộ của Trung Quốc. "Một trong những cải cách quan trọng nhất và kịp thời nhất là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Trong 10 năm qua, 27 triệu công nhân mất việc đã có được công việc mới tại các công ty đã cổ phần hoá xong", ông dẫn chứng.

Nhân tố thứ hai là việc Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng cửa hội nhập với thế giới và đón các dòng vốn, dòng người vào tham gia các hoạt động kinh tế tại nước này. Ngay cả những lĩnh vực được cho là quan trọng, nhạy cảm nhất của nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng, viễn thông... cũng đang từng bước được mở cửa cho giới đầu tư.
Nhân tố thứ ba là sự tập trung và quan tâm cao độ của Nhà nước đối với mảng giáo dục và công nghệ. Ông Fan cho rằng Chính phủ đã chi những khoản tiền khổng lồ và tập trung nhân lực đông đảo để phát triển và hỗ trợ phát triển giáo dục và công nghệ. "Hiệu quả sẽ đến thực sự trong tương lai, nhưng ngay bây giờ nó đã là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng vững vàng của kinh tế đất nước", ông Fan nói.
Nhân tố thứ tư là công cuộc đô thị hoá đang diễn ra và vẫn còn đất để diễn ra trong tương lai dài tại Trung Quốc. Theo ông Fan, đô thị hoá đã giúp hướng nền kinh tế tới gần với các quy luật kinh tế thị trường hơn và giúp tăng cường đầu tư, đặc biệt là đầu tư mới các công trình hạ tầng cơ sở.
Trong một báo cáo nghiên cứu đọc tại Diễn đàn hợp tác châu Á Bác Ngao diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 20-22/04, Ngân hàng đầu tư Mỹ Merrill Lynch cũng có đưa ra 5 xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2010.
Xu hướng phát triển kinh tế đầu tiên là việc bùng nổ tiêu dùng trong nước. Tăng trưởng thu nhập tăng cao theo đà tăng trưởng GDP đất nước chính là yếu tố hậu thuẫn cho xu thế này. Đối tượng sẽ hưởng lợi không ai khác chính là các đại gia bán lẻ ở nước này. Các công ty phát hành thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử cũng sẽ được lợi.
Xu thế thứ hai là sự tăng trưởng xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn tiếp diễn. Trung Quốc sẽ đầu tư những khoản tiền lớn vào đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay, năng lượng và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác đối với một nền kinh tế đang phát triển. Nông nghiệp nông thôn cũng sẽ được chú trọng đầu tư lớn.
Xu thế thứ ba là mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng nghiên cứu về chất lượng nhiều hơn số lượng. Việc thắt chặt sử dụng đất cho kinh doanh, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và đánh thuế tài nguyên cao hơn... sẽ là những động thái dễ thấy từ xu thế đó.
Xu thế thứ tư là việc mở rộng đổi mới, cải cách về kinh tế và xã hội. Các chiến dịch chống tham nhũng, tự do hoá tài chính và chuẩn hoá hệ thống thuế má sẽ được tập trung cao độ trong giai đoạn 2007-2010.
Xu thế thứ năm là việc cơ cấu lại doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh, tăng tốc. Để đảm bảo tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cải tổ nhiều về cơ cấu thông qua việc mua bán sáp nhập, liên doanh liên kết với các đối tác chuyên nghiệp và đổi mới phương thức đầu tư cũng như mua sắm tài sản cho doanh nghiệp.


BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM TỪ TRUNG QUỐC


Theo tính toán của Tổng cục thống kê Trung Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Anh, Pháp để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ tư thế giới về quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Trung Quốc hiện đã là "nông trại" và "công xưởng" của thế giới; theo dự đoán của các chuyên gia, chỉ đến năm 2020 là Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và đến năm 2040 sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (27 năm) và về tốc độ tăng trưởng cao (cứ khoảng 8 năm là GDP tăng gấp đôi). Trung Quốc là nước có tỷ lệ tích lũy so với GDP cao nhất thế giới và liên tục tăng lên (từ năm 2002 đã vượt qua mốc 40%, trong đó từ năm 2004 đã đạt 45%). Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Đức, Mỹ và trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu ngày một lớn. Thị phần xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vừa lớn, vừa rộng khắp không chỉ ở khu vực có mật độ cao về nhân công không có tay nghề mà ngay cả ở khu vực có cường độ công nghệ lớn (chiếm 15% hàng nhập khẩu của Mỹ, 13% của châu Âu). Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt trên 900 tỉ USD, vượt qua Nhật Bản lên đứng đầu thế giới.



Từ sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam.
Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25 năm, tốc độ tăng trưởng đã tương đối khá, một số năm đã đạt 8-9%, nhưng vẫn còn thấp hơn Trung Quốc. Không phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng hai chữ số.
Thứ hai, để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường, tiêu dùng cũng là động lực của tăng trưởng, nhưng tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã vượt xa cả số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%, thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
Thứ ba, tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn. Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình, trong đó có những người giữ chức vụ rất cao.

Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư, nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi măng, năng lượng, giáo dục, giao thông,...
Thứ tư, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. Tính chất của tăng trưởng (phát sinh không phải từ đổi mới công nghệ trong sản xuất mà từ gia công là chủ yếu, khiến phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng từ bên ngoài); sức cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; thị phần trong xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (59%). Có một vấn đề quan trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc cũng đang phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng.
Thứ năm, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD; năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD.
Thứ sáu, mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp (bình quân năm trong thời kỳ 2001 - 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân

KẾT LUẬN

Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa Trung Quốc đã chứng tỏ cho thế giới thấy rỏ được sức mạnh của mình,vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng cao, đời sống của người dân ngày cang nâng cao rõ rệt...
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu nổi bật thì còn biết bao nhiêu vấn đề “gai góc” đòi hỏi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc phải giải quyết triệt để: như vấn đề phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, vấn đề văn hoá dân tộc ngày càng bị suy đồi trong xã hội,tình trạng ô nhiễm môi trường,những vấn đề về sức khỏe con người(như vụ Melamin)...
Việt Nam chúng ta sau khi tiến hành cải cách mở cửa đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc... Song chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên có con đường đi riêng đúng đắn không nên rập khuôn, máy móc ...của Trung Quốc

Sưu tầm

 

Trung Quốc sau 30 đổi mới - và bài học cho Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất