CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997) I_icon_minitime07.08.10 7:05

Minh Lam
Bóng đá

Thành viên

Minh Lam

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 9
Điểm Thi Lịch Sử : 29
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 06/02/1987
Ngày Tham Gia : 21/07/2010
Tuổi : 37
Đến từ : Sóc Trăng
Công Việc : Không nói
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Bóng đá

Bài gửiTiêu đề: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997)

 
hiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (13 tháng 9 năm 1913–9 tháng 8 năm 1997) là một kỹ sư quân sự, một nhà khoa học lớn, cũng như một nhà quản lý khoa học kỹ thuật cấp cao, cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997) Vien_si_Tran_Dai_Nghia
Cuộc đời

Ông tên thật Phạm Quang Lễ, sinh năm 1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Mồ côi cha lúc 6 tuổi, ông được mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi dưỡng cho ăn học. Giữa 1933, Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.

Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông theo Hồ Chí Minh về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.

Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988), Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá II, III.

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên năm 1948. Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).

6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa và ông được bổ nhiệm làm giám đốc.

Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và là nỗi kinh hoàng của quân đội đối phương. Trong tác phẩm Street Without Joy của Bernard B. Fall ở trang 237 có viết về súng SKZ của ông như sau "...and the feared Viet-Minh SKZ recoilless cannon oppened up at minimum range upon the "soft" vehicles...".

Năm 1966, ông được bầu làm Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 85 tuổi.

Hình ảnh công cộng

Cuối tháng 8 năm 2007, Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đã quyết định đặt tên của ông cho một con đường mới của thủ đô. Phố Trần Đại Nghĩa nối phố Lê Thanh Nghị với đường Đại Cồ Việt, song song với phố Tạ Quang Bửu và đi qua cổng phía đông của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng. Đây là một ghi nhận của TP.Hà Nội với những công lao to lớn của ông cho ngành khoa học kỹ thuật và giáo dục Việt Nam. Tại TP Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nối liền từ Núi Ngũ Hành Sơn (cuối đường Lê Văn Hiến) đến địa phận tỉnh Quảng Nam (đường vào Phố cổ Hội An. Hiện nay (năm 2009) con đường này đang được mở rộng 48m.

Trước đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đặt tên của ông cho một con đường tại quận Bình Tân, đi từ Quốc lộ 1 (gần vòng xoay An Lạc) vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa ở TPHCM.

Cuối tháng 4 năm 2010, UBND TP.Cần Thơ đã đặt tên ông cho một con đường cặp khu Trung Tâm Thương Mại Cái Khế (cạnh đường Trần Văn Khéo)!
Sưu tầm


Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997) I_icon_minitime07.08.10 13:28

pdthuan_ctu
Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Quản Lý

pdthuan_ctu

Quản Lý

https://diendanlichsu.forum-viet.com
Nam
Tổng số bài gửi : 35
Điểm Thi Lịch Sử : 100056
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 22/09/1987
Ngày Tham Gia : 20/04/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên Bộ môn Lịch Sử - Khoa Sư Phạm - Trường Đại Học Cần Thơ
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Bài gửiTiêu đề: Re: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997)

 
ông là tấm gương sáng về học tập và là con người có tấm lòng yêu nước vô bờ, tên của ông thiết nghĩ phải đặt cho học viện kỹ thuật quân sự Việt Nam! thành Học viện kỹ thuật quân sự Trần Đại Nghĩa! hoặc đổi cao đẵng Vinhempich (ở Đức người ta đã ko tôn thờ Vinhempich nhu trước nữa, ông ta là lãnh tụ vĩ đại của cộng hòa dân chủ Đức và là ban thân của Bác nhưng chúng ta tạc tượng như clement Gotvan or xây tượng như Lenin, I.Gandhi là được rồi)
thành cao đẳng trần đại nghĩa!

 

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913–1997)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất