CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Lá thư cuối cùng của “Lưỡng quốc tướng quân”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lá thư cuối cùng của “Lưỡng quốc tướng quân” I_icon_minitime13.07.10 11:34

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Lá thư cuối cùng của “Lưỡng quốc tướng quân”

 
Trong dòng người đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vào dịp lễ đặt tượng cho những vị tướng lừng danh trên hệ thống trưng bày, có anh Nguyễn Cương. Anh không chỉ mang hoa mà còn mang tặng Bảo tàng một bức thư. Bài viết dưới đây ghi lại lời kể của anh Nguyễn Cương.
Anh Cương kể: Bức thư này bố tôi viết ngày 5-9-1956, tại Trung Quốc, gửi cho bác Nguyễn Chánh - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung bức thư nhờ bác Nguyễn Chánh trông nom, chăm sóc chúng tôi khi ông nghĩ đến việc mình sắp đi xa vĩnh viễn và nguyện vọng được trở về Tổ quốc, bởi bệnh tật của ông đã quá nặng. Chỉ một năm sau, bức thư được chuyển lại cho gia đình tôi. Chuyện là…
Phác họa chân dung “Lưỡng quốc tướng quân”
Khi bố tôi mất, tôi còn rất nhỏ, tôi không biết gì về bức thư. Sau này được mẹ tôi kể lại, tôi nhớ như in lời kể của bà. Khi bà qua đời, bức thư gia đình trao cho tôi giữ. Hình ảnh người cha tài hoa, kiên cường in sâu trong tâm khảm của chị em chúng tôi.
Bố tôi là người “văn võ song toàn”. Ông cũng nổi tiếng tài hoa và đào hoa. Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, tên húy là Hạo Nhiên, thời gian hoạt động ở Trung Quốc ông lấy tên là Lý Anh Tự, Hồng Thủy. Đồng đội, người thân quen gọi ông là Nguyễn Sơn - “Tướng quân nhân dân”, “Lưỡng quốc tướng quân”.
Bố tôi sinh ngày 1 tháng 10 năm Mậu thân (1908), quê ở làng Kiêu Kỵ, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ, ông vốn là người thông minh, ham học. Lớn lên trong cảnh áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, ông sớm nghĩ đến con đường làm cách mạng. Vào một chiều đông năm 1923, ông diễn màn kịch giả vờ uống rượu say, gây sự với bố vợ để lấy cớ bỏ người vợ trẻ cùng cô con gái mới 6 tháng tuổi ra đi. Ông vào Sài Gòn, rồi sang Pháp khi mới 15 tuổi.
Tại Pháp, ông gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc làm ông quyết tâm theo đuổi con đường cứu nước, cứu nhà. Năm 1925, ông được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang Trung Quốc học trường Võ bị Hoàng Phố.
Tháng 8-1927, ông gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc rồi tham gia khởi nghĩa ở Quảng Châu vào tháng 12-1927. Năm 1929, ông tham gia Hồng quân Công nông Trung Quốc, lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên đại đội, chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34, Quân đoàn 12. Tháng 1-1934, ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, Ủy viên Chính phủ dân chủ Công nông Xô-viết Trung ương. Từ năm 1934-1936, ông tham gia “Vạn lý trường chinh”. Sau đó, là Tổng biên tập báo “Kháng địch” của Biên khu Tấn Sát Ký. Năm 1938, ông là giáo viên chính trị Trường cán bộ Quân chính kháng Nhật Biên khu Tấn Sát Ký.
Tháng 8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cần ông về nước tham gia đấu tranh vũ trang. Về Việt Nam, ông lấy tên Nguyễn Sơn. Ông lần lượt được giao giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam. Năm 1946, là Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân Trung học Quảng Ngãi. Tháng 1-1947, là Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. Tháng 7-1947, là Khu trưởng kiêm Chính Ủy Liên khu 4. Ngày 19-1-1948, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh 111/SL phong quân hàm Thiếu tướng.
Khi biết mình được vinh dự ấy, ông nghĩ mình còn trẻ, mới 39 tuổi đóng góp chưa nhiều, nên dành tiêu chuẩn ấy cho các đồng chí khác. Vì đường sá xa xôi, không đến được tận nơi trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông gửi công văn hỏa tốc trình bày mong muốn của mình. Nhận được công văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên tấm các của mình: “Tặng Sơn đệ” với 12 chữ Hán: “Đảm dục đại, tấm dục tế, trí dục viên, hạnh dục phương”.
Mùa thu năm 1948, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Phái viên, đại diện riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc vào Khu 4 chuyển tấm các cho ông. Khi đọc những dòng đề tặng uyên thâm vừa khen ngợi, vừa khuyến khích, có lý, có tình của Người, ông thật sự xúc động. Lễ thụ phong tướng cho ông được tổ chức trọng thể ở Thọ Xuân - Thanh Hóa, trong tiếng nhạc hùng tráng của bài “Tiến quân ca”.
Tháng 10-1950, ông trở lại Trung Quốc, giữ chức phụ trách Khoa Việt Nam bán Mặt trận Thống nhất Trung ương và học tại Học viện Quân sự Nam Ninh. Năm 1954, ông tốt nghiệp loại xuất sắc, được bổ nhiệm giữ chức Phó cục trưởng Cục Điều lệnh thuộc Bộ Tổng giám Huấn luyện Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc và Giám đốc tòa soạn Tạp chí “Huấn luyện chiến đấu”.
Năm 1955, Nhà nước Trung Quốc có ý định phong quân hàm Trung tướng cho ông về những cống hiến to lớn của ông đối với cách mạng Trung Quốc. Trước khi đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc có hỏi ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sự phân tích của Người, căn cứ vào tình hình Việt Nam, Nhà nước Trung Quốc quyết định phong quân hàm Thiếu tướng cho ông vào ngày 27-9-1955. Có thể nói đây là trường hợp ngoại lệ, ông là vị tướng duy nhất của Trung Quốc là người nước ngoài.
Lá thư cuối cùng và lần chia tay vĩnh biệt
Tay cầm bức thư, với nét chữ cứng cỏi của cha, vẫn nguyên màu mực năm nào, anh Cương xúc động nói: Mẹ tôi kể lại, bố tôi, thời trai trẻ đã trải qua những năm tháng chiến đấu vô cùng gian khổ. Ông đã chịu đựng mưa nắng, bão tuyết, vượt đầm lầy, rừng rậm của cuộc trường chinh hàng vạn dặm tại Trung Quốc và những năm tháng lăn lộn tại Liên khu 4. Ông đã mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
Năm tháng qua đi, sau này bệnh tình ngày một trầm trọng. Trung ương Đảng Trung Quốc hết sức quan tâm, đưa ông đến Bệnh viện 309, bệnh viện tốt nhất của Trung Quốc để phẫu thuật. Nhưng khối u ác tính nằm bên phổi trái của ông gắn với động mạch chủ nên các bác sĩ Trung Quốc đành bó tay không dám mổ để kéo dài sự sống. Trung ương Đảng Trung Quốc định đưa ông sang Liên Xô chữa trị bằng phóng xạ cô-ban, ông quyết định không đi.
Những ngày nằm trên giường bệnh, điều ông thương nhớ nhất là Tổ quốc, quê hương và những đứa con yêu quý.
Anh Cương kể: Mẹ và đồng đội của bố kể lại, bố tôi là người can đảm, dũng mãnh trong chiến đấu nhưng lại là người sống rất nội tâm, tình cảm. Ông giằng xé đau đớn khi nghĩ đến chúng tôi, 7 đứa con, có mấy đứa còn nhỏ dại.
Người chị cả của chúng tôi là Nguyễn Thanh Các. Bố tôi đi làm cách mạng khi chị mới 6 tháng tuổi. Hai người con ở Trung Quốc là Tiểu Phong, Tiểu Việt con mẹ Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua) sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng thiếu thốn mọi bề, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm bởi đất nước Trung Quốc lúc đó đang chiến tranh. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó cũng không so được sự thiếu thốn tình cảm của cha. Năm 1945, khi trở về Việt Nam, ông nghe tin bà và hai người con đã chết vì bom đạn. Ông đau đớn khôn nguôi. Sau đó, ông lấy mẹ tôi là Lê Hằng Huân và sinh thành được 4 người con gồm: Nguyễn Mai Lâm, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Việt Hằng và tôi - Nguyễn Cương.
Năm 1950, trở lại Trung Quốc, ông mới biết tin mẹ Trần Ngọc Anh và các anh không chết, ông thật sự cảm thấy mình có lỗi…
Nguyễn Cương ngừng kể, nhìn vào tấm ảnh cha, khuôn mặt vuông chữ điền, vầng trán rộng, đôi mày rậm, ánh mắt sáng quắc ẩn chứa một thế giới tinh thần phong phú, một tính cách dũng mãnh, không chịu khuất phục…
Tướng Nguyễn Sơn đã có những cống hiến, hy sinh lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của hai nước Việt-Trung, nhưng ông cũng là người gánh chịu những thăng trầm cay đắng của cuộc đời. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1927, nhưng 3 lần bị khai trừ khỏi Đảng bởi bị nghi ngờ là nội gián và quá thẳng thắn đấu tranh cho cái đúng. Ba lần bị khai trừ, ba lần được hồi phục…Ý chí mãnh liệt của ông đã bất chấp tất cả để vươn lên. Tính cách ấy, mẹ tôi thường lấy đó răn dạy các con.
Khi viết thư này, bố tôi bệnh nặng lắm, người gày tọp, mặt mũi sưng vù… khối u đã di căn… Ông tin tưởng, gửi gắm chúng tôi cho những người đồng đội và mong muốn sớm được trở về Tổ quốc. Nguyện vọng đó được Trung ương Đảng Trung Quốc và Nhà nước ta chấp nhận.
Tại Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai sắp xếp một cuộc tiễn đưa gia đình tôi về nước. Ngày 25-9-1956, bố tôi đến chào Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và những người bạn thân thiết. Chủ tịch Mao Trạch Đông cầm tay bố tôi dặn dò: “Chú về nước chữa bệnh cho tốt, khỏi bệnh quay trở lại”. Nhưng lúc đó bố tôi biết: “Ông như chiếc lá vàng sắp rơi, đây là lần chia tay vĩnh viễn”.
Cuộc tiễn đưa gia đình tôi tại ga Tiền Môn, 200 tướng lĩnh đến chia tay. Chúng tôi được sắp xếp trên một toa tàu riêng. Mẹ tôi kể rằng: Đến ga Bằng Tường, ông đứng lặng, ngắm nhìn Tổ quốc thân yêu. Ông nói với mẹ tôi, ông ra đi từ năm 1923, bây giờ chắc là về hẳn. Xe của Bộ Quốc phòng Việt Nam đón chúng tôi tại cửa khẩu đưa về phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Về Hà Nội, mặc dù rất yếu, bố tôi vẫn cố đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ nắm tay ông rưng rưng nước mắt, động viên bố tôi yên tâm chữa bệnh. Hôm ấy chính là ngày sinh nhật lần thứ 49 của ông. Mẹ tôi nói, hôm đó ông phấn chấn hẳn lên, như khoẻ ra…
Ngay sau đó, bố tôi được Đảng, Nhà nước ta đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 cứu chữa. Trong thời gian nằm bệnh viện, ông dặn mẹ và chúng tôi phải khắc phục khó khăn, thương yêu nhau. Ông đăm đắm nhớ tới Tiểu Phong và Tiểu Việt ở nơi xa xôi…Ông mong một ngày nào đó các con sẽ hiểu cho ông và anh em đoàn tụ…
Do bệnh hiểm nghèo, bố tôi qua đời lúc 15 giờ 30 phút ngày 21-10 năm Bính Thân (1956). Lễ tang được tổ chức trọng thể, mọi người đưa tiễn ông rất đông về nghĩa trang Mai Dịch.
Với những công lao đóng góp của ông trong sự nghiệp cách mạng của hai nước Việt -Trung, ông được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhì, được Nhà nước Trung Quốc tặng thưởng Huân chương Bát nhất hạng nhất, Huân chương Giải phóng hạng nhất.
Lại kể về bức thư vì sao lại quay lại gia đình. Chuyện là, bác Nguyễn Chánh và bác Phạm Kiệt là hai trong những người bạn chí cốt của bố tôi. Họ quen thân nhau hồi cùng công tác tại Liên khu 5. Nghĩ đến chuyện vợ con khi ông phải đi xa mãi mãi, bố tôi muốn gửi gắm các con vào chỗ tin cậy.
Nhận thư, nhận lời gửi gắm của bố tôi, bác Nguyễn Chánh rất yêu quý bọn trẻ chúng tôi và hết lòng giúp đỡ, luôn đến thăm gia đình tôi. Nhưng chẳng được bao lâu, một năm sau, bác cũng qua đời vì bị bệnh hiểm nghèo. Vợ bác là bà Phạm Thị Trinh (em gái bác Phạm Kiệt) đã trao lại bức thư đó cho mẹ tôi. Hai người phụ nữ goá chồng ôm nhau khóc… Nhớ lại lời mẹ kể lại, chúng tôi thật sự đau lòng.
Những năm tháng sau đó là những năm tháng khó khăn chồng chất đặt lên vai mẹ tôi. Cuộc sống khó khăn, các con còn nhỏ, mẹ tôi lăn lộn tần tảo nuôi con. Nhiều lần Đảng, Nhà nước ta cũng như Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ tiền bạc nhưng mẹ tôi không nhận. Năm tháng qua đi, chúng tôi lớn khôn, được học hành, thành đạt. Mẹ tôi đã thực hiện được ước nguyện của bố tôi.
Sau này, mẹ Trần Ngọc Anh và các anh ở Trung Quốc thỉnh thoảng sang thăm Việt Nam. Anh em tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi… Lần nào cũng vậy, đều ra mộ thắp hương cho bố. Chúng tôi khấn trước vong linh của bố rằng… chiến tranh mà, bố không có lỗi, chị em chúng con rất thương yêu nhau…
Hôm nay, đến dự lễ đặt tượng, có đầy đủ các chị em chúng tôi và những người thân họ mạc ở Việt Nam và Trung Quốc… Chúng tôi đặt những bó hoa thơm ngát lên bệ tượng của bố tôi, của bác Nguyễn Chánh, bác Nguyễn Bình… những người bạn chiến đấu thuở xưa, giờ vẫn bên nhau được Bảo tàng trưng bày trang trọng trên phần trưng bày về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Xin tặng bảo tàng bức thư cuối cùng của bố và một tấm thẻ giảng bài ông dùng khi đi giảng bài tại Trung Quốc. Cám ơn Bảo tàng về những việc làm ân nghĩa, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc qua những hiện vật có hồn…

 

Lá thư cuối cùng của “Lưỡng quốc tướng quân”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất