CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Kênh Vĩnh Tế xuôi dòng lịch sử!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Kênh Vĩnh Tế xuôi dòng lịch sử! I_icon_minitime24.06.10 11:03

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Kênh Vĩnh Tế xuôi dòng lịch sử!

 
Kênh Vĩnh Tế là kênh đào đầu tiên ở miền Nam nước Việt ta, cũng là con kênh lớn nhất, dài nhất và quan trọng nhất ở miền Nam, thông thương từ sông Hậu đến sông Giang Thành ở Hà Tiên.

Khi còn nằm trong kế hoạch của vua Nguyễn (Gia Long), kênh này có khi gọi là kênh Châu Đốc, có lúc gọi là kênh Tuấn. Lúc mới lên kế hoạch đào kênh, vua Nguyễn thấy công trình có quy mô to lớn, nên đã ra sức thuyết phục nhân dân ở trấn Vĩnh Thanh. Theo sách "Chánh kiên toát yếu", nhà vua đã phủ dụ: Công trình đào sông này rất là khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, chúng người tuy rằng ngày nay chịu khó, nhưng mà ích lợi cho muôn đời về sau... Rồi khi sứ thần Chân Lạp sang, vua Nguyễn cũng phủ dụ: Trẫm sắp đào sông Châu Đốc thông tới Hà Tiên. Đó là lợi cho nước người mà cũng lợi cho việc canh nông và thương mại. Ngươi nên nói lại vua ngươi phải hiểu ý ấy của trẫm. Sau đó, đến năm Kỷ Mão (1819), sứ Chân Lạp tiến Kinh, vua Nguyễn nhắc lại, thì sứ tâu: "Nếu đào được sông đó thì thật là ích lợi cho dân Chân Lạp. Phiên Vương cũng muốn mà không dám xin". Như vậy là, từ khi đắp xong thành Châu Đốc (1816), vua Nguyễn nghĩ đến việc đào một con kênh để tạo hướng phát triển và phòng thủ cho đất này, sau nhiều nghiền ngẫm, đã đến lúc thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tháng 9 năm 1819 truyền chỉ đào kênh. Quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại nhận được chỉ truyền định ngày khởi công vào rằm tháng chạp năm ấy. Ông trực tiếp coi sóc công việc đào kênh, với sự trợ lực của Phó tổng trấn Gia Định Trần Văn Năng, các thống chế Nguyễn Văn Tuyên, Trần Công Lai, Nguyễn Văn Tồn... Đợt đào kênh đầu tiên này có 5.000 sưu dân người Việt và 5000 suất nữa gồm binh lính và nhân dân, làm ròng rã suốt 3 tháng, đến tháng 3 năm Canh Thìn (1820). Do công việc đào kênh quá mệt sức dân, nên triều đình cho dừng lại để thư sức dân.

Trong đợt đào kênh đầu tiên đã có biết bao mồ hôi nước mắt nhỏ xuống. Ngoài những điều được sử sách ghi chép, ở vùng này còn truyền tụng nhiều câu chuyện gian nan, nhọc nhằn và cũng cao đẹp của những người đóng góp mồ hôi, công sức cho dòng kênh. Trong những chuyện đó, có chuyện về bà Châu Thị Vĩnh Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu. Bà có nhiều công lao giúp chồng trong công cuộc đào kênh, khiến người đời ghi nhận, và người ở đây khi đó đã gọi con kênh còn dang dở này là kênh Vĩnh Tế!... Đến tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1822), vua Minh Mạng lại cho tiến hành kế hoạch đợt đào kênh thứ hai. Ông nói: "Đường kênh Vĩnh Tế liền với Tân Cương, xe thuyền qua lại đều là thuận lợi... Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau". Như vậy, từ thời gian này đã dùng chính thức tên Vĩnh Tế để gọi dòng kênh, không còn gọi là kênh Tuấn hay kênh Châu Đốc nữa.

Đợt đào kênh này phải bạt núi, xẻ rừng, nên một lần nữa vua lại xuống chỉ tạm hoãn để dân được nghỉ lấy lại sức.

Sang tháng 3 năm Giáp Thân (1824), với chỉ dụ của vua, cuộc quyết khai kênh lần thứ 3 huy động tới 24.700 binh dân tiếp tục đào nốt phần cuối. Tháng 5 năm Giáp Thân thì hoàn tất. Con kênh dài ngót 100 km, (sâu 6 thước, rộng 15 tầm) đã được khai đào trong 5 năm trời với khoảng gần 80.000 dân công lao động vất vả mà tạo thành một công trình đồ sộ đó cho đời sau.

Xưa kia ở bên kênh Vĩnh Tế còn có tấm bia ghi công tích những người đóng góp cho việc đào kênh. Nay không còn bia đó nữa. Nhưng, kênh Vĩnh Tế là một công trình vĩ đại, nên năm 1836, triều đình cho đúc cửu đỉnh và hình Vĩnh Tế hà đã được chạm trên Cao đỉnh, đặt tại sân Thế Miếu khu Đại nội triều đình nhà Nguyễn, ở Huế. Ngày nay, ngồi thuyền trên dòng kênh Vĩnh Tế, hoặc đến thăm viếng khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, không ai không cảm động trước công ơn người xưa. Một nén nhang dâng lên, tấc lòng thành thấu hiểu sâu xa dòng kênh lịch sử Vĩnh Tế là công trình của mồ hôi nước mắt, công trình của những con người gian khổ nhọc nhằn mà tin tưởng ở tương lai đất nước.


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

Kênh Vĩnh Tế xuôi dòng lịch sử!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất