CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Vai trò của người Hoa tại Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vai trò của người Hoa tại Việt Nam I_icon_minitime30.06.10 8:52

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Vai trò của người Hoa tại Việt Nam

 
A. Dưới thời Bắc thuộc

Vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên (năm - 111), người Hoa (nhà Hán) đã sát nhập Việt Nam (thời đó là Nam Việt) vào miền Nam Trung Hoa, đặt tên là Giao Chỉ Bộ và đã cai trị hơn một ngàn năm. Nhiều thương nhân, sĩ phu, học trò và người tị nạn chính trị đã di cư xuống phía nam lập nghiệp, nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng chính trị lớn tại Trung Hoa. Thời đó đối với nhà Hán, Giao Chỉ là vùng đất để trấn man và lưu đầy tội phạm. Những phạm nhân này buộc phải sống hòa đồng với những nhóm dân cư bản địa, đã lập gia đình và đã định cư vĩnh viễn. Trong suốt thời Bắc thuộc, nhiều tu sĩ Phật giáo Trung Hoa đã đến Việt Nam truyền đạo, xây dựng chùa chiền và đã giáo hóa được một số lưu dân gốc Hoa và dân cư bản địa theo Phật pháp. Không có tài liệu nào nói rõ đã có bao nhiêu người Hoa hội nhập hoàn toàn vào đời sống và xã hội Việt Nam, vì Giao Chỉ Bộ (sau này là Giao Châu) trong giai đoạn này là một phần lãnh thổ của nhà Hán, do đó không có vấn đề phân biệt.

Ranh giới phân chia lãnh thổ giữa hai phần đất cũng chưa định vị một cách rõ ràng. Người ta chỉ dựa vào các chướng ngại thiên nhiên như sông núi, bờ biển để xác định khu vực cư ngụ. Tại phía Bắc, ranh giới giữa các tỉnh của quận Nam Hải (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông) và miền thượng du Giao Châu là dãy núi Bắc Sơn. Ở những vùng ven biển, các quan trấn thủ nhà Hán dựa vào những hòn đảo và eo biển thiên nhiên để phân chia lãnh hải với đất Giao Chỉ. Qui chế công dân chỉ dựa vào quyền thổ cư, rất ít khi dựa vào quyền huyết thống. Người nào sinh trưởng nơi đâu quê hương sẽ là nơi đó, kể cả con cái của những lưu dân. Không có một cơ chế chuyên biệt nào được đặt ra để kiểm soát sự qua lại và di trú ở các chốt biên giới. Những toán binh sĩ dẫn độ tội phạm một khi đã giải giao cho các quan trấn thủ liền trở về lục địa. Sự canh phòng ở khu vực biên giới cũng không có vì người Hoa không thể canh chừng người Hoa, do đó đã có một số dân cư sống gần biên địa qua lại canh tác hay trao đổi, sau đó cũng trở về quê quán cũ khi làm xong mùa hay buôn bán.

Sự kiện dân Giao Chỉ đánh lại nhà Hán được ghi nhận vào khoảng năm 40 trước công nguyên. Thái thú Tô Định nhà Hán giết ông Thi Sách vì có âm mưu phản loạn. Để trả thù chồng, bà Trưng Trắc cùng em là bà Trưng Nhị kết nạp anh hùng hào kiệt nổi dậy đánh Tô Định nhưng sự nổi dậy không kéo dài được lâu. Hán vương cử Mã Viện sang đánh dẹp, Hai Bà thua trận đã nhảy xuống sông Hát tự sát. Mã Viện rút quân về, tới vùng biên giới (?) cho dựng một cột đồng, trên có khắc 6 chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (trụ đồng bị đổ, Giao Chỉ bị diệt).

[Ý Mã Viện muốn khuyên dân Giao Chỉ hãy bảo vệ trụ đồng chứ không phải để răn đe người Giao Chỉ, vì thời này người Giao Chỉ được xem là người Hoa, do đó không có vấn đề người Hoa răn đe người Hoa.

Trong thời kỳ này những nhóm "phiên man" ở phía Nam (gốc Malayo Polynésien) không chịu tuân phục sự cai trị của nhà Hán chỉ chực chờ cơ hội đánh lại. Hơn 150 năm sau (năm 112), một vương tôn gốc Hoa tên Khu Liên đánh giết quan cai trị nhà Hán thành lập vương quốc Lâm Ấp, một vùng đất ở phía Nam quận Nhật Nam của tỉnh Giao Châu (hay Giao Chỉ Bộ). Việc buôn bán cát đỏ (châu sa) từ phía Nam quận Tượng Lâm (Lâm Ấp sau này) vào Trung Hoa rất thịnh đạt. Châu sa (mercure) là một chất xúc tác hóa học được dùng để lọc đãi vàng. Châu sa theo nhiều nhà nghiên cứu địa chất và khảo cổ chỉ có ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), trong khi ranh giới của địa phận Giao Chỉ thời đó chỉ tới dừng tại miền cực nam của quận Nhật Nam, tức Nghệ An ngày nay, điều này chứng tỏ việc giao thương tại vùng biên giới rất tự do. Người Hoa có thể đi xuống tận phía nam Giao Chỉ buôn bán tại các thương cảng Long Biên (sông Hồng) và Lạch Trường (sông Mã). Cột đồng của Mã Viện được nhiều người cho là ở phía nam tỉnh Thanh Hóa, biên thùy giữa quận Nhật Nam và đất Tượng Lâm (lãnh thổ vương quốc Lâm Ấp cũ)].

Với những lượt ra vào của những nhóm người Hoa này, người Việt đã học được rất nhiều điều hay, nhất là các mô hình thiết chế chính trị và văn hóa, cách trồng lúa nước, sự khéo tay trong công nghệ, nghề khai thác mỏ quặng. Sĩ Nhiếp (137-226), một thái thú nhà Hán có công rất nhiều trong việc mở mang và bảo vệ Giao Châu. Sĩ Nhiếp được nhiều nhà ngôn ngữ học cho là đã sáng chế ra chữ Nôm, mặc dù vậy chữ Nôm vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính trong việc quản lý hành chánh và thông tin.

Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã phản ứng rất mạnh mẽ trước chính sách đồng hóa của nhà Hán, nhờ đó đã giữ được phần nào bản sắc của nền văn minh bản địa (văn minh Đông Sơn). Nhưng cũng phải thành thật nhìn nhận bản sắc của dân tộc Việt thời đó chỉ khác với dân tộc Hán về địa lý. Đời sống dân cư bản địa thời đó còn quá lạc hậu so với người Hoa nhà Hán : chưa có chữ viết, chưa biết lễ nghĩa, chưa biết canh tác nông nghiệp kiểu định cư. Văn minh Đông Sơn không thể so sánh với văn minh Trung Hoa, mặc dù có nhiều nét đặc thù của các bộ tộc Lạc Việt (trống đồng, đồ gốm, nữ trang).

[Nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng dân tộc Việt sở dĩ có tên là do những nhóm di dân của nước Việt từ Trung Hoa tràn xuống lập nghiệp. Những nhóm người này phổ biến cho dân cư bản địa văn minh và văn hóa Trung Hoa mà họ đã hấp thụ từ lục địa. Do đó, dân cư bản địa ở sông Hồng đã thấm nhuần một phần văn minh, văn hóa Trung Hoa trước khi bị Bắc thuộc. Tổ chức xã hội của Việt Nam từ đời Hùng Vương trở về sau đều dựa theo khuôn mẫu Trung Hoa.]

B. Thời kỳ độc lập


Người Hoa vẫn tiếp tục di cư xuống phía nam sau khi Ngô Quyền giành được độc lập năm 939. Những cuộc di dân có lúc đến hàng chục, hàng trăm người, nhưng không ồ ạt. Đa số là những người tị nạn chính trị, thương nhân có óc phiêu lưu và dân chúng nghèo khổ. Nhưng những người này không thể thành lập được một cộng đồng mạnh vì Việt Nam thời đó không phải là một vùng đất giàu có. Các triều chính Việt Nam cũng không đặt nặng vấn đề quốc tịch vì không cần thiết. Dân chúng giữa hai nước trao đổi hàng hóa dọc biên cương một cách dễ dàng, khi cần họ chỉ xác nhận bản thể qua ảnh hưởng của nền chính trị và hành chánh đương quyền để tự phân biệt lẫn nhau : nếu là người Hoa họ tự nhận là con dân các triều Ngô, Hán..., nếu là người Việt thì tự nhận là con dân các nhà Ngô, Đinh, Lê, v.v... Người Việt thời đó có thể sử dụng thổ ngữ riêng để giao dịch với nhau nhưng về hành chánh ngôn ngữ trao đổi chính vẫn là tiếng Hoa.

Đến đời nhà Lý (1010-1225), bắt đầu có sự phân biệt người Hoa với người Việt. Các làng xã vùng biên giới (tuy chưa rõ ràng) cứ bị phiến quân Trung Hoa ở các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây sang quấy nhiễu và cướp bóc. Sự kiện này là một cớ để năm 1075, vua Tống sai tể tướng Vương An Thạch mang quân đi dẹp loạn đồng thời thôn tính luôn nước Đại Cồ Việt. Biết trước ý đồ đó, Lý thường Kiệt cùng Tôn Đản mang quân đánh chiếm nhiều quận nhỏ ở hai tỉnh Quảng Đông (châu Khâm và châu Liêm) và Quảng Tây (châu Ung) của nhà Tống. Ngược lại quân Tống cũng chiếm được nhiều quận của nhà Lý (châu Quảng Nguyên, châu Tư Lang tỉnh Cao Bằng và châu Tô, châu Mậu, châu Quảng Lang tỉnh Lạng Sơn). Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai ông Đào Tôn Nguyên sang Trung Hoa cầu hòa, và năm 1084 cử ông Lê Văn Thịnh sang bàn việc phân chia địa giới.

[Sự kiện trên làm bốn câu thơ của Lý Thường Kiệt trở nên nổi tiếng và còn truyền tụng cho đến sau này mỗi khi Trung Hoa có ý đồ thôn tính Việt Nam:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư".
Ý muốn nói nước Nam đã có chủ quyền, ai xâm phạm đều sẽ bị đánh bại.]

Năm 1285, một tướng Trung Hoa (nhà Tống) tên Triệu Trung cùng binh sĩ đến nước Nam (Đại Việt) xin tị nạn và tình nguyện tòng chinh đánh lại quân Nguyên (Mông Cổ). Triệu Trung cho binh sĩ giả mặc đồ giống như quân Tống xưa kia làm quân Nguyên từ Chiêm Thành tiến lên, do Toa Đô chỉ huy, hoảng sợ bỏ chạy vì tưởng nhà Tống đã khôi phục lại lục địa và cho quân sang hỗ trợ Đại Việt. Quân của nhà Trần và tướng Triệu Trung đuổi theo sát hại rất nhiều quân Mông Cổ và đã giữ vững mặt trận phía Nam (Thanh Hóa, Nghệ An) trong suốt cuộc chiến chống lại quân Nguyên xâm lược.

Năm 1400, một người gốc Hoa tên Lê Quí Ly, sau đổi là Hồ Quí Ly, lên làm vua nước Việt, đặt tên nước là Đại Ngu để tưởng nhớ tới quê hương cũ, vì họ Hồ thuộc dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa. Nước Việt bị mất tên trong 7 năm, từ 1400 đến 1407. Hồ Quí Ly tuy có làm nhiều cải tổ về hành chánh và quản trị nhưng thành tích chính trị và quân sự của ông đối với nước Việt không có gì đặc sắc. Quân đội của nhà Hồ (theo sử sách ghi lại là rất đông) không đánh lại được quân Minh một trận nào. Những thành tựu của nhà Hồ đều bị nhà Minh (Trung Hoa) thâu đoạt hết : vàng bạc, đất đai, binh lực và trí thức.

Vì cứ phải tập trung đối phó với những ý đồ xâm lấn của Trung Hoa (nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh) một cách liên tục, thái độ của triều đình và dân chúng Việt Nam sau này đối với di dân, thương nhân Hoa kiều có phần thay đổi. Người Hoa, bị nghi kyï, buộc phải sống tập trung tại một số nơi nhất định gần bờ biển hay vùng giáp ranh phía Đông Bắc. Họ có thể đảm nhận tất cả những nghề về kinh doanh, y học và mô phạm (khai thác quặng mỏ, lập thương điếm tại các hải cảng, buôn muối, bán gạo, mở tiệm thuốc bắc, làm đồ sứ, dạy học...) nhưng không thể có vai trò chính trị. Tuy là những nghề tầm thường nhưng nó chiếm lĩnh toàn bộ sinh hoạt của xã hội. Người Hoa gần như độc quyền buôn bán và vận chuyển muối gạo từ đồng bằng lên cao nguyên, rồi từ cao nguyên mang thịt rừng và lâm sản quí về đồng bằng, họ còn trực tiếp buôn bán với các thuyền buôn ngoại quốc đến Vịnh Bắc Phần trao đổi. Biên giới phía Bắc Việt Nam thời đó đã là nơi trao đổi hàng hóa nhộn nhịp giữa dân cư hai nước. Một số nhỏ thương gia Hoa kiều đã định cư và mở thương điếm tại Thăng Long, quanh đảo Cát Bà và vùng ven duyên. Người Hoa cất phố lập chợ, làng đánh cá dọc bờ biển Quảng Ninh, và dần dần trở thành người cung cấp hàng hóa và lương thực chính thức cho dân cư toàn miền Bắc. Người Hoa trong thời này đa số xuất phát từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.

Vịnh Bắc Phần là nơi tập trung những gia đình nghèo khó người Hoa từ các tỉnh ven duyên phía Nam Trung Hoa (Quảng Đông) đi thuyền vào lập nghiệp, sự di cư của những người này mang tính thời vụ và kinh tế chứ không mang tính chính trị. Một số đã lập gia đình với người địa phương và đã định cư vĩnh viễn. Những người khác sau khi làm ăn phát đạt thường trở về quê cũ sinh sống. Vịnh Bắc Phần là nơi chuyển vận hàng hóa của các đội thương thuyền và cũng là vùng tung hoành của những toán hải tặc Trung Hoa chuyên cướp bóc và thu tiền mãi lộ. Người Việt vì không có mộng viễn du nên không có xưởng đóng tàu chuyên chở lớn, việc vận chuyển hàng hóa ven duyên và viễn dương do người Hoa và người Tây phương phụ trách.
Nguồn:http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=7068

 

Vai trò của người Hoa tại Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu Chuyện Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất