CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ I_icon_minitime14.05.10 4:57

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ

 
Cờ đầu tiên có ghi nhận trong lịch sử là lá cờ vàng của Hai Bà Trưng, hiện giờ không ai biết được kích cỡ của các lá cờ thời đó ( năm 40 AD ), nhưng chỉ biết nó màu vàng. Lý do thì cũng không ai biết. Phải chi người Việt mình sáng chế ra chữ viết lúc đó thì hay biết mấy
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Haibat10
Cờ vàng khởi nghĩa thời hai bà Trưng

Long tinh kỳ nhà Nguyễn từ 1802 đến 1863, và tiếp tục được dùng sau này khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cho đến năm 1885
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Longti10
Long Tinh Kỳ

"Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 504px-10
cờ Đông Dương do Pháp bảo hộ

Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn. Cờ nhà Nguyễn có 4 cờ theo từng giai đoạn sau đây:
1. Long Tinh Kỳ 1863 đến 1885:
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Longti10
2. Đại Nam 大南 Kỳ 1885 đến 1890:
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Vie_an10
3. 1890 đến 1920 thời vua Thành Thái. Pháp bắt đầu đánh chiếm cửa Thuận An năm 1883, chiếm miền Nam và gây áp lực cho nhà vua giao chính quyền. Vua Thành Thái kiên quyết chống Pháp. Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Cờ này tuy giống với cờ của Việt Nam Cộng Hoà nhưng có ý nghĩa hơi khác rằng màu vàng là màu da của người Việt, 3 dòng máu đỏ Bắc Trung Nam một nhà, quyết tâm thống nhất đất nước.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 504px-11
1890 - 1920 (và sau này được sử dụng làm cờ nước Việt Nam Cộng Hoà 1954 - 1975)
4. Cờ long tinh 1920 đến 9 tháng 3 năm 1945. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Vn_19210

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ độc lập được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Cờ quẻ Ly là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam Kỳ, thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.

Trong thời kỳ này, Long Tinh Kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế Kỳ. Long Tinh Đế Kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Kỳ trước đó: nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 504px-12
cờ quẻ Ly
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Longti10
Long Tinh Kỳ sau 1945
Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc kỳ tháng 8 năm 1945. Chú ý ngôi sao hơi tròn hơn so với lá cờ CHXHCNVN hiện giờ.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 504px-13
Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cờ năm sọc: Ý nghĩa của lá cờ là ba phần Việt, Miên, Lào trong Liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh lam và màu trắng).

Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2 tháng 6 năm 1948.
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ Vn_coc10
cờ năm sọc

Cờ Ba Sọc: Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa

Theo thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra[1]. Có thông tin khác lại cho rằng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho Bảo Đại trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948[cần dẫn chứng]. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của An Nam trong thời gian từ 1890 đến 1920, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho ba miền của Việt Nam. Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

Sau năm 1975 cho đến nay (2008), lá cờ này không còn được cho phép sử dụng tại Việt Nam . Tuy nhiên nó lại được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ công nhận. Một số người Việt ở nước ngoài vẫn coi lá cờ này là biểu tượng cho cộng đồng và các di sản của họ.

Cờ Việt Minh, do thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam sử dụng
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 800px-10
cờ Việt Minh

Cờ CHXHCN Việt Nam hiện nay:
CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ 250px-10

Sưu tầm.

 

CỜ VIỆT NAM qua các THỜI KỲ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất