CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Phương pháp làm bài thi Môn Sử Thi Đại Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Phương pháp làm bài thi Môn Sử Thi Đại Học I_icon_minitime22.05.10 4:42

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Phương pháp làm bài thi Môn Sử Thi Đại Học

 
LÀM BÀI THI SỬ NHƯ THẾ NÀO?

Đề thi môn Lịch sử khối C của các kỳ tuyển sinh đại học trong những năm qua thường có độ “phân hóa” cao, góp phần quyết định vấn đề “đậu” “rớt” của thí sinh. Vì vậy, điều mà nhiều thí sinh rất quan tâm là cách làm một bài thi Sử để đạt được điểm cao và đâu là những kỹ năng mà thí sinh cần nắm vững?
Yêu cầu có tính bản chất nhất của một đề thi tự luận môn Lịch sử là đòi hỏi thí sinh phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong chương trình và khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào việc giải quyết, phân tích, chứng minh một vấn đề lịch sử. Nói đơn giản hơn, thí sinh phải vừa thuộc bài vừa hiểu sâu bài học. Những năm gần đây đề thi Sử thường được hỏi dưới dạng nhiều câu hỏi khác nhau (3-4 câu), nội dung các câu hỏi cố gắng bao phủ hết các giai đoạn lịch sử khác nhau trong chương trình thi, nhất là phần Lịch sử Việt Nam (chiếm khoảng 70-80% yêu cầu đề thi). Đề thi vừa có những câu “nặng về thuộc bài”, có những câu “nặng về hiểu bài”, tức là đòi hỏi thí sinh phải biết phân tích, tổng hợp; có những câu hỏi chỉ đề cập đến một phần, một vấn đề nhỏ trong một bài học cụ thể, lại có những câu liên quan đến nhiều bài học khác nhau, liên quan đến cả một giai đoạn lịch sử dài, thậm chí nhiều giai đoạn lịch sử. Điều rất quan trọng cần rút ra ở đây là nếu thí sinh “học tủ” thì chắc chắn không bao giờ có thể làm bài tốt được, cùng lắm cũng chỉ đáp ứng được một câu hỏi mà thôi.
Điều cực kỳ quan trọng đầu tiên khi làm bài là thí sinh phải đọc kỹ đề thi để hiểu đề thi một cách chính xác nhất. Hiểu đề thi là thế nào? Hiểu đề thi là biết rõ hai điều: một là, đề thi ấy (câu hỏi thi) đề cập đến vấn đề gì và vấn đề đó liên quan đến bài học nào, phần nào của bài học (xác định đúng “địa chỉ” cần đến); hai là, để trả lời đề thi (câu hỏi thi) ấy cần những ý lớn(luận điểm) nào và thứ tự của chúng ra sao. Chỉ khi nào thí sinh thực sự giải đáp đúng được hai câu hỏi đó thì mới hiểu đề thi một cách chính xác. Nếu không biết điều thứ nhất sẽ dẫn đến chỗ lạc đề và điều này là rất xấu khi làm một đề tự luận; lạc đề câu nào thì cầm chắc điểm không cho câu đó! Đối với những câu hỏi kho ù(khó vì không xác định được điều thứ nhất), kinh nghiệm chấm thi đại học những năm qua cho thấy số thí sinh bị điểm không câu đó thường không ít hơn 50%. Để có thể nhận biết được điều thứ nhất, khi học tập học sinh phải đào sâu suy nghĩ, trao đổi với thầy với bạn,…nhằm mục đích hiểu rõ những những điểm then chốt như: hiểu sâu tất cả những khái niệm, phạm trù được sử dụng trong sách giáo khoa; biết một vấn đề lịch sử có thể được hỏi bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ, thay vì hỏi “ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931”, đề thi có thể hỏi “tại sao nói cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám – 1945 ?”,…);... Nếu không rõ điều thứ hai một cách đầy đủ thì kết qủa sẽ không cao vì làm không đủ những ý lớn (“xương sườn”). Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho thí sinh bị điểm thấp. Ví dụ, câu hỏi yêu cầu 4 ý lớn (tổng số điểm là 2 điểm) và đáp án xác định mỗi ý lớn hoàn chỉnh tối đa chỉ được 0,5 điểm. Nếu thí sinh chỉ làm được 2 ý lớn, mặc dù làm thật tốt, thật đầy đủ chi tiết 2 ý đó, thì số điểm cũng không thể nào vượt qúa 1 điểm mà đáp án đã xác định. Cán bộ chấm thi phải tuân thủ đáp án của Bộ GD&ĐT một cách nghiêm ngặt. Để nhận biết được điều thứ hai này khi học tập học sinh phải : hiểu sâu những quy luật, tư tưởng lớn nào chi phối cả một giai đoạn lịch sử lớn (tôi gọi vui là “chìa khóa” vì nếu hiểu được nó ta sẽ có chỗ dựa để xác định đề cương làm bài); khi học từng bài học phải hiểu đâu là những ý lớn (“xương sườn”) đâu là những chi tiết, minh họa (“thịt da”), phải biết tóm tắt bài học, làm và thuộc kỹ đề cương “xương sườn”,…
Sau khi đã hiểu đề như đã nói trên, thí sinh cần dành khoảng 20-25 phút để làm đề cương làm bài ra giấy nháp. Đề cương này không cần qúa chi tiết để tránh mất nhiều thời gian, nhưng phải rõ khung ý lớn (“xương sườn”) cùng những gợi ý ngắn về những chi tiết minh họa (“thịt da”), đồng thời đảm bảo sự cân đối thích hợp về nội dung cho từng câu trả lời cũng như cho thấy trước sự phân bố thời gian làm bài hợp lý nhất. Đề cương làm bài giúp thí sinh kiểm tra sự hiểu bài và thuộc bài của mình, tránh được điều xấu nhất là lạc đề, đảm bảo bài làm cân đối, đầy đủ, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột” thường thấy (lúc đầu làm qúa nhiều chi tiết không cần thiết, càng về sau càng làm ngắn lại vì không còn đủ thời gian làm bài). Thế mà, hiện nay có đến 60-70% thí sinh không làm đề cương ra giấy nháp trước khi làm bài hay làm đề cương qúa sơ sài!
Dựa vào đề cương và sự phân bố thời gian ước lượng trước, thí sinh làm bài cẩn thận, kiểm tra từng bước bài làm, không nên vội vã để sót nhiều ý, nhiều sự kiện, số liệu minh họa cần thiết. Đối với đề thi gồm nhiều câu hỏi như hiện nay, thí sinh không cần làm nhập đề và kết luận, mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi. Văn phong bài làm cần rõ ràng,mạch lạc, chính xác, lô-gích chặt chẽ như văn phong trong sách giáo khoa Lịch sử; cần tránh lối hành văn nhiều hình tượng như trong môn Văn học dễ dẫn đến chỗ diễn đạt sai nội dung lịch sử, thậm chí có lúc làm người chấm thi hiểu lầm thí sinh không thuộc bài nên “làm văn” thế cho sử. Khi làm bài cần chú ý tránh những điều mà quy chế cấm, tránh tạo ra những dấu vết lạ, bất thừơng trong bài thi khiến người chấm hiểu lầm là “làm dấu bài”. Làm xong bài nên kiểm tra toàn bài lại lần cuối. Nếu phát hiện được còn điều gì thiếu sót, sai lầm, thì thí sinh nên chỉnh sửa, viết phần bổ sung (ví dụ, “Bổ sung cho câu 3:…”). Đôi khi những phần bổ sung như vậy cũng đem lại những điểm số rất có ý nghĩa cho thí sinh. Phải tận dụng tất cả thời gian dành cho môn thi, không nên rời phòng thi sớm.
Chúc các bạn thí sinh đang ôn thi môn Sử cho kỳ tuyển sinh đại học năm nay sức khoẻ, học đúng phương pháp hơn để làm bài đạt kết qủa tốt nhất./.

Bài viết trả lời truyền hình HTV của PGS.TS. VÕ VĂN SEN
Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM
Sưu tầm.

 

Phương pháp làm bài thi Môn Sử Thi Đại Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THẢO LUẬN - CHIA SẼ :: Phương Pháp Dạy - Học-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất