CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Triết vương Trịnh Tùng với lịch sử dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Triết vương Trịnh Tùng với lịch sử dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII I_icon_minitime20.05.10 2:17

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Triết vương Trịnh Tùng với lịch sử dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII

 
Triết vương Trịnh Tùng với lịch sử dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII


Triết vương Trịnh Tùng (1550-1623), một trong 12 vị chúa Trịnh của thời kỳ vua Lê, chúa Trịnh, là một nhân vật lịch sử có tầm vóc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Hầu hết các bộ chính sử của nước ta như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục..., hay các bộ Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn) Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú)..., đều cho thấy trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, hầu hết những sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự, bang giao và giáo dục - khoa cử của nước ta đều có liên quan, thậm chí chịu sự chi phối bởi một nhân vật, đó là Triết vương Trịnh Tùng. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình nghiên cứu về Triết vương Trịnh Tùng còn nhiều khoảng trống, hạn chế sự hiểu biết của chúng ta về nhân vật lịch sử này


Về đánh giá nhân cách văn hóa - chính trị của Triết vương Trịnh Tùng, các sử thần thời Lê Trung hưng đều ca ngợi Triết vương Trịnh Tùng là người có nhân cách lớn, có lượng cả bao dung mọi người, sống nhân nghĩa được lòng quân sĩ. Ngược lại, các sử thần triều Nguyễn đứng trên lập trường chính thống nghiêm khắc phê phán ông "chuyên quyền, lấn át" vua Lê, v.v... Các tác giả trong Hội thảo đều biểu thị sự đồng tình với nhận định của sử gia Phan Huy Chú thế kỷ XIX: "Ông tính khoan hậu, yêu người khéo vỗ về tướng sĩ, đoán thế giặc không sai..." (Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí). Theo các nhà nghiên cứu, "Trịnh Tùng ngoài tài năng quân sự kiệt xuất, sự quyết đoán nắm lấy vận mệnh thời cơ, ông còn có ý thức thu phục lòng người. Đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện bản lĩnh của người làm chính trị...".
Công lao của Triết vương Trịnh Tùng trong việc hoàn thành công cuộc trung hưng của nhà Lê là vấn đề có tính chất căn bản để các nhà sử học thời phong kiến đánh giá vị trí, công lao của Trịnh Tùng đối với lịch sử trong thời gian hơn 20 năm cuối thế kỷ XVI. Nhà Mạc cướp ngôi triều Lê vào năm 1527, đối với các nhà sử học phong kiến theo quan niệm chính thống của Nho giáo, là hành động không thể chấp nhận được. Do đó, các nhà sử học từ Phạm Công Trứ (thế kỷ XVII), Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) đến Phan Huy Chú (thế kỷ XIX), đều thống nhất trong việc ca ngợi sự nghiệp hoàn thành công cuộc trung hưng triều Lê của Triết vương Trịnh Tùng.
Tuy nhiên, nguyên nhân nào dẫn tới thành công trên thì chưa được các sử gia thời phong kiến làm rõ.


Về sự nghiệp văn trị, phục hồi đất nước sau chiến tranh của ông, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định: Kể từ sau năm 1592 trở đi, Triết vương Trịnh Tùng nổi lên như một nhà lãnh đạo đất nước tài năng, một chính trị gia kiệt xuất dưới thời Lê Trung hưng: "Trong bối cảnh chính trị phức tạp như vậy, với năng lực chính trị đặc biệt, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ Trung ương xuống đến các địa phương, tổ chức khoa cử kén chọn nhân tài, ban hành nhiều chính sách lớn để phát triển kinh tế...", "điều đáng nói nữa là nhà Lê Trung hưng không chỉ sử dụng được hết các "hiền tài nguyên khí" do chính mình đào tạo (như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Văn Giai...), mà còn dung nạp được các những kẻ sĩ Bắc triều (như Đỗ Uông, Đồng Hãng, Ngô Tháo...)". Muốn thực hiện được chính sách hợp nhân tâm ấy, rõ ràng Trịnh Tùng phải là một người vừa có lòng vị tha, đại lượng, vừa có bộ óc minh triết, thực tế... Đặc biệt, với chính sách khá thông thoáng và mở cửa của Triết vương Trịnh Tùng, những người phương Tây đầu tiên (Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha và Pháp) bắt đầu đến buôn bán tại Thăng Long...


Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của Kinh đô Thăng Long, thời kỳ này, vì thế mang một sắc thái mới so với trước đó.Bên cạnh đó Triết vương Trịnh Tùng còn có những nét cởi mở trong đời sống tư tưởng, đời sống văn hóa - tín ngưỡng vào đầu thế kỷ XVII, những chính sách của Triết vương Trịnh Tùng đối với Tam giáo (Nho - Phật - Đạo). Theo đó, đây là thời kỳ mà Phật giáo và Đạo giáo được phát triển khá tự do, quyền lợi của các chùa quán, đình đền trong cả nước được bảo vệ...



Sưu tầm )

 

Triết vương Trịnh Tùng với lịch sử dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất