CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ I_icon_minitime10.08.11 23:27

Maithanhnhan
Bong da, cau long

Thành viên

Maithanhnhan

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 2
Điểm Thi Lịch Sử : 4
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 18/04/1993
Ngày Tham Gia : 10/08/2011
Tuổi : 30
Đến từ : Hau Giang
Công Việc : HS
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Bong da, cau long

Bài gửiTiêu đề: Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

 
Dạ Thưa quý Thầy Cô, em đang tìm hiểu về vấn đề cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp của nông dân cuối thế kỉ XIX, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc kháng chiến của Đề Thám. Em xin quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn có ai biết thì giúp em với, nhất là vấn đề xoay quanh cái chết của ông Đề Thám?
Em xin cảm ơn ạ.


Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ I_icon_minitime13.08.11 0:12

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

 
Maithanhnhan đã viết:
Dạ Thưa quý Thầy Cô, em đang tìm hiểu về vấn đề cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp của nông dân cuối thế kỉ XIX, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc kháng chiến của Đề Thám. Em xin quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn có ai biết thì giúp em với, nhất là vấn đề xoay quanh cái chết của ông Đề Thám?
Em xin cảm ơn ạ.

Vài nét về cuộc Khỏi nghĩa Yên Thế

1.Nguyên nhân phát sinh

Cái nôi phát sinh ra cuộc khởi nghĩa Đề Thám là vùng Yên Thế Thượng, một vùng đất hoang vu chưa được khai phá. Đây là nơi tá túc của nhìều toán giặc Khách, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cho nông dân lưu tán hoặc đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống từ những năm 60, 70 của thế kỷ 19. Ở đây, họ cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với bọn giặc Khách, bọn thổ phỉ. Để chống lại ách áp bức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, những người nông dân lưu tán đến cư ngụ ở đây đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất của Bắc kỳ lúc bấy giờ.

Như vậy, trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng Thượng Yên Thế, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Do đó, nó mang tính chất của một cuộc khởi nghĩa thường trực của nông dân lưu tán vùng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây cũng chống lại chúng như họ đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.

Như thế có thể nói rằng, nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của khởi nghĩa Yên Thế không phải là do việc cướp đoạt ruộng đất của các điền chủ Pháp, mà chủ yếu là do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào. Nhu cầu đó dường như xuyên suốt toàn bộ cuộc khởi nghĩa và chi phối toàn bộ hành động củ họ. Tất nhiên, động cơ yêu nước chống Pháp của nghĩa quân Yên Thế là một động cơ không thể loại bỏ nhưng động cơ thứ nhất vẫn là động cơ chủ đạo và xuyên suốt.

2. Tính chất cuộc khởi nghĩa

Hành động của nghĩa quân Yên Thế và của thủ lĩnh Đề Thám trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa thể hiện rõ ý đồ muốn chiếm lĩnh một vùng đất đai biệt lập, chủ yếu là Yên Thế Thượng, trong đó họ có thể sinh sống theo sở thích, ngoài sự kiểm soát của mọi chính quyền.

Từ khởi đầu của cuộc khởi nghĩa cho đến cuộc giảng hòa lần thứ nhất giữa Đề Thám và thực dân Pháp năm 1895, ở Yên Thế có khá nhiều toán vũ trang lớn, nhỏ và hoạt động chủ yếu của họ chỉ giới hạn trong vùng Yên Thế Thượng. Họ cũng không có mối liên hệ thật sự nào với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương đương thời. Các toán vũ trang này bám chặt vùng đất của họ và chỉ chiến đấu khi quân Pháp kéo đến đàn áp. Giữa các thủ lĩnh của các toán vũ trang có thể có sự quen biết, song giữa họ với nhau không thấy hình thành một tổ chức điều hành chung. Do đó, mặc dù lực lượng đông, lại rất thiện chiến, song các toán vũ trang đã lần lượt bị đánh tan trong cuộc hành quân càn quét vào cuối năm 1890 và đầu năm 1891, trừ toán của Đề Thám. Sang các năm 1893-94, Đề Thám bị những sức ép rất mạnh, lực lượng lại bị sa sút nên ông phải nhờ người báo tin xin giảng hòa với Pháp. Song Pháp từ chối và tiếp tục bao vây nghĩa quân. Đề Thám cùng với số ít nghĩa quân phải bỏ chạy sang Thái Nguyên.

Lần đầu giảng hòa với Pháp của Đề Thám là vào ngày 26/10/1894. Do Đề Thám đã tổ chức bắt cóc 2 người Pháp nên Pháp phải trả tìền chuộc. Đề Thám dùng số tiền chuộc của Pháp để mua nông cụ, trâu bò cho nghĩa quân phá hoang, cày cấy. Nhiều nông dân lưu tán hoặc nghĩa quân ở các nơi khác bị thất lạc tìm về nương nhờ Đề Thám. Đề Thám còn mua thêm súng đạn để đề phòng bất trắc. Với số tiền chuộc do Pháp trả cùng với số tiền thuế thu được ở 4 tổng và số ruộng đất khai phá ở xung quanh Phồn Xương, lức ấy Đề Thám có thể được coi như là một người Việt giàu có nhất vùng.

Tuy nhiên, ngay sau đó thì Pháp lại tổ chức tấn công Đề Thám và đã khiến nghĩa quân bị suy yếu nhanh chóng, nhiều tướng lĩnh ra hàng. Đề Thám lại xin hòa với Pháp và đến ngày 26/11/1897 thì Doumer, Toàn quyền Pháp chấp thuận một giao kèo do Đề Thám đề đạt.

Trong 11 năm hưu chiến lần 2, Đề Thám gần như đã trở thành một điền chủ trong vùng. Dưới sự điều hành của Đề Thám và nghĩa quân, đồn điền Phồn Xương có xu thế rõ rệt là muốn tách ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ Thuộc địa Pháp. Đó là xu thế vốn có của Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế nay vẫn được bảo lưu. Mặt dù Đề Thám tuy vẫn muốn sống ngoài sự kiểm soát của Pháp song nhiều khi ông lại bộc lộ thái độ hòa hoãn với chúng để được sống yên ổn ở Phồn Xương. Trái lại, những nghĩa quân Yên thế kỳ cựu lại muốn đề Thám phải giữ vững thái độ đối đầu với Pháp. Một bản điều tra của Pháp cũng ghi: ?oBản thân Đề Thám muốn được sống yên ổn trong cái góc Chợ Gồ của ông song rất nhiều nghĩa quân của ông ưa cầm súng hơn là cầm cày. Những người ngày giám sát chặt chẽ Đề Thám nhằm nuôi dưỡng trong ông sự hằn thù với Pháp?.

Một số lãnh tụ của các phong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã có liên hệ với nghĩa quân Yên Thế những mang lại rất ít kết quả. Trong thực tế, trong khi các phong trào giải phóng dân tộc ở dưới xuôi và ở Trung Kỳ bùng nổ, nghĩa quân Yên Thế vẫn án binh bất động, không có một hoạt động nào đáng kể để hỗ trợ. Họ vẫn bình tâm khai phá ruộng đất ở đồn điền Phồn Xương và Đề Thám cũng không rời bước đi đâu, ngoài những buổi thăm viếng, tiệc tùng ở Nhã Nam. Nói cách khác, phong trào cách mạng ma xu hướng mới ở nước ta lúc ấy tuy có tìm cách tác động đến khởi nghĩa yên Thế, song tác động ấy còn chưa đủ làm thay đổi được nhận thức của một thủ lĩnh chỉ sống quanh quẩn ở rừng núi hẻo lánh, chưa hề tiếp xúc với xã hội đang đổi mới ở bên ngoài. Do đó, cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn giữ vững hầu như nguyên vện cái bản chất xưa của nó, chưa hề có sự thay đổi gì đáng kể.

Một là, khởi nghĩa Yên Thế không phải là một cuộc khởi nghĩa của nông dân còn đang gắn với ruộng đất, mà là cuộc khởi nghĩa của nông dân lưu tán đã từlâu, xa rời ruộng đất, đã ít nhiều có sự biến chất vì phải lang thang kiếm ăn bằng những nghề không sản xuất và đa số đã bị coi như là có những thành tích bất hảo, phải tụ tập ở vùng rừng núi Yên Thế sống lẫn lộn với giặc cướp.

Hai là, tuy thủ lĩnh Đề Thám không đề ra được một tư tưởng chiến lược rõ ràng song hành động tự nhiên và cũng có phần tất yếu của họ đã dẫn đến ý hứong thành lập một vùng đất ngoài pháp luật để được sống tự do, ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

Ba là, trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong 11 năm hòa bình ở Phồn Xương, trong nội bộ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bắt đầu có sự phân hóa giữa một bên là thủ lĩnh có xu thế trở thành một điền chủ muốn sống yên ổn, một bên là nghĩa quân đang bị biến thành tá điền và vẫn giữ thái độ đối đầu với Pháp. Do đó, đã thấy xuất hiện sự đấu tranh giữa nghĩa quân với thủ lĩnh để duy trì ý hướng cũ và dường như cuộc đấu tranh của nghĩa quân đã thắng thế nên vẫn giữ được Đề Thám ở tư thế đối đầu với Pháp.

Bốn là, với thành phần nghĩa quân như đã biết, bên cạnh hành động chống Pháp, đương nhiên là tích cực, nghĩa quân Yên Thế vẫn không khắc phục được những hành động tiêu cực như cướp bóc, sách nhiễu dân chúng, một thực tế mà nhân dân địa phương còn nhắc lại nhiều.

3. Một vài nguyên nhân thất bại

Do tính chất hạn hẹp, bảo thủ thậm chí lạc hậu của ý hướng hành động của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Thực vậy, nếu xét quá trình hành động của nghĩa quân, chúng ta thấy mục tiêu chiến đấu để giành lấy một vùng đất ngoài pháp luật, để duy trì một lối sống tự do, tuỳ sở thích đã xuyên suốt cuộc khởi nghĩa. Đó là một mục tiêu và là một lối sống quá đặc thù, không phù hợp với nguyện vọng của nông dân bình thường cũng như các thành phẫnh khác. Mục tiêu đó, lối sống đó chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở yên Thế, một hiện tượng xã hội quá đặc thù từ trước tới nay chưa thấy và sau đó cũng không thấy lập lại ở Việt Nam. Do đó, sức cuốn hút của cuộc khởi nghĩa đối với các thành phần dân tộc khác ở nước ta lúc đó cũng rất hạn chế, khiến cho cuộc khởi nghĩa không phát triển sâu rộng hơn trong dân chúng, thiếu sức thuyết phục.

Trong 11 năm giảng hòa với Pháp, ý định của Đề Thám muốn trở thành một điền chủ, biến Phồn Xương thành một đồn điền, trong đó có nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào ttình trạng tá điền không công, nên khó tránh khỏi làm rạn nứt sự đoàn kết trong nội bộ của nghĩa quân.

Trích từ sách: Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2003


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ I_icon_minitime15.08.11 9:12

Maithanhnhan
Bong da, cau long

Thành viên

Maithanhnhan

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 2
Điểm Thi Lịch Sử : 4
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 18/04/1993
Ngày Tham Gia : 10/08/2011
Tuổi : 30
Đến từ : Hau Giang
Công Việc : HS
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Bong da, cau long

Bài gửiTiêu đề: Re: Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

 
Em cảm ơn anh rất nhiều ạ Smile


Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

 

 

Xin qúy Thầy Cô, các anh chị và các bạn giúp đỡ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THẢO LUẬN - CHIA SẼ :: Hỏi Đáp Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất