CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Giáo sư Phan Ngọc Liên - Người Thầy của tôi.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Giáo sư Phan Ngọc Liên - Người Thầy của tôi. I_icon_minitime08.07.11 2:08

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Giáo sư Phan Ngọc Liên - Người Thầy của tôi.

 
NGƯỜI THẦY CỦA TÔI

Ths. Khoa Năng Lập
Trường Đại học Cần Thơ

Tôi được là học trò của Thầy Liên vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ trước. Sau này khi vào giảng dạy tại trường Đại Học Cần Thơ cách Hà Thành 2000 cây số, tôi chỉ thỉnh thoảng được gặp Thầy. Gần thì 1, 2 năm, lâu thì 3, 4 năm tôi mới có dịp gặp và trò chuyện vui với Thầy. Hình bóng Thầy cứ thấp thoáng trong cuộc đời tôi, thế mà cũng gần 30 năm.

Ấn tượng đầu tiên và sâu đậm trong tôi là Thầy có sự quan tâm thân tình, sâu sắc đến các thế hệ học trò. Thầy hỏi thăm và nhớ đến hàng trăm người học trò ở mõi miền đất nước. Khi tôi nhắc đến một người học trò nào đã đi xa. Thầy lại bùi ngùi buồn thương. Với ai Thầy cũng chỉ thấy mặt tích cực, tiến bộ và thành đạt của họ. Thầy khen mấy cô cậu ở Huế, Nghệ An chịu khó học hỏi, có học vi cao, có công trình. Thầy khen người này làm ăn giỏi, người nọ có con cái thông minh. Những cuộc gặp mặt đồng nghiệp có Thầy tham dự thường rất vui, để lại tình cảm đẹp trong lòng mọi người. Thầy tế nhị dẫn dắt các cuộc trò chuyện hướng vào các vấn đề mà mọi người đều quan tâm và bình đẳng. Vì vậy, dù trong bàn tiệc có người quyền cao chức trọng, có kẻ sang giàu và cả người nghèo khó khăn, song không ai thấy e ngại hay mặc cảm, tự ti. Thầy hay gọi học trò cũ là “ông” và đặt cho mỗi người một biệt danh như “nhất miền Tây”, “nhất Tây Nguyên”, “đại gia lúa”,… song ai cũng vui. Mọi người đều hả hê theo tiếng cười sảng khoái, hồn hậu của Thầy.

Thầy nắm nhiều trọng trách trong Trường Đại Học, trong Hội Khoa học giáo dục Lịch sử, song khi ngồi trò chuyện với Thầy, tôi hầu như quên hết, tâm tình thật thoải mái, chẳng hề giữ kẽ… Tôi không thấy Thầy bài xích ai. Có lần ở Cần Thơ, tôi kể cho Thầy vài người bạn có phạm khuyết điểm nhỏ nhưng bị kỉ luật quá nặng, mang tính trù dập. Có người chấp nhận, có người phản ứng tiêu cực. Thầy trầm tư, suy nghĩ. Khi tạm biệt Cần Thơ, Thầy nhỏ nhẹ nhắc nhở tôi: Dù sao thì các bạn đó cũng phải thấy mình có khuyết điểm. Nếu phản ứng tiêu cực thì sẽ tiếp tục bị kỉ luật nặng hơn. Rồi tự hủy hoại cuộc đời mình. Bỏ qua đi mình cứ tích cực làm việc tốt thì thời gian sẽ khẳng định chỗ đứng của mình. Thầy cũng nhắc nhở các cán bộ trẻ: buổi đầu lên lớp với các sinh viên vốn chỉ là đàn em sau mình vài khóa hay bị sinh viên châm chọc thì đừng lên gân, đừng cao ngạo trước sinh viên. Sự khẳng định mình phải bằng chiều sâu kiến thức. Hồi ấy, tôi chưa hoàn thành tán thành những lời khuyên của Thầy đâu, song tôi hiểu đó là những suy nghĩ chân thành, xuất phát từ trái tim Thầy.

Thầy thường nhắc nhở và động viên tôi cùng các bạn đồng nghiệp ở phía Nam phấn đấu học lên, tích cực nghiên cứu khoa học. Thầy hay bảo: Miền đất Nam Bộ của các ông còn nhiều vùng đất trống để khai phá. Các ông có định hướng đúng thì sẽ làm được nhiều việc bổ ích cho khoa học và cho cả sự nghiệp bản thân. Phải có học hàm, học vị, thì mới có chỗ đứng yên ổn. Bởi vì xã hội xẽ không ngừng phát triển, nền giáo dục sẽ được chuẩn hóa theo xu hướng quốc tế. Giảng viên đại học phải là Tiến sĩ, phải có công trình. Tôi và mọi người đều trân trọng những lo toan có tầm nhìn xa trông rộng của Thầy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do tôi và một số đồng nghiệp không thực hiện được lời khuyên bảo của Thầy. Thầy không phê phán ai cả. Thầy chỉ tâm tình: Mình cũng bận đủ thứ việc, từ công tác quản lí đến việc nhà, song đều tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi để hoàn thành các công trình đã đặt ra. Năm nào mình cũng có các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản vài quyển sách. Không phải Thầy khoe, vì tên tuổi Thầy quá quen thuộc trên các tạp chí, trên các công trình được xuất bản, nằm dài trong nhà sách. Thầy chỉ muốn từ chính sự nỗ lực của bản thân để động viên đám học trò của mình.

Những năm cuối thập niên 80, đầu 90, hàng loạt biến cố chính trị trên thế giới và trong nước dội vào cuộc sống của giới tri thức, trong đó có các nhà giáo lịch sử. Những cuộc tranh luận về đổi mới lí luận lịch sử, xem xét lại lịch sử diễn ra ồn ào. Rồi những năm đầu của thế kỉ XIX, báo chí cũng làm dư luận xã hội bận tâm với các tít lớn “khủng hoảng môn sử”, “khám phá chấn động lịch sử”. Đi đâu tôi cũng bắt gặp sự âu lo, bối rối của nhiều thầy, cô giáo trung học. Nhiều người hướng đến Thầy, tìm sự trợ giúp tinh thần. Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên là Chủ tịch Hội khoa học giáo dục lịch sử Việt Nam, là Tổng chủ biên sách giáo khoa lịch sử Việt Nam trong suốt thời gian dài. Tư tưởng lịch sử và tầm hiểu biết của Thầy có ảnh hưởng đến hàng vạn thầy, cô giáo dạy sử trong cả nước. Vậy mà tôi chưa hề thấy Thầy đăng đàn diễn thuyết trên truyền hình. Thầy cũng không thấy xuất hiện trong các cuộc bút chiến sôi động trong giới sử học mấy chục năm qua. Tôi nhận thấy ở Thầy không hề có biểu hiện động dao trước các cơn bão chính trị - văn hóa. Thầy không bảo thủ nhưng cũng không nóng vội, nghiêng ngã, cực đoan. Thầy cứ lặng lẽ làm việc, lặng lẽ lãnh đạo công tác đổi mới sách giáo khoa, đổi mới dạy và học lịch sử. Gió bụi thời gian qua đi, dạy cho tôi bài học: Ở Thầy một khi đường lớn đã vạch, tư tưởng lớn đã theo, trái tim đã thuộc về Đảng, bản lĩnh và nghị lực đã tôi luyện, thì chỉ bằng công việc cụ thể mới tháo gỡ được mọi vướng mắc, góp phần đưa nền giáo dục lịch sử phát triển ổn định, bề vững.

Ba mươi năm thấp thoáng bên Thầy, lúc cùng Thầy dạo chơi trên Sài Gòn hoa lệ, lúc cùng ngồi bên Thầy nhâm nhi ly cà phê ở Bãi Cát Cần Thơ, lúc than thở với Thầy giữa Đồ Sơn muối mặn, lúc háo hức, ba hoa tại cố đô Huế, Hà Nội, tôi càng hiểu sâu và kính yêu Thầy. Giờ đây, Thầy đã đi xa, tôi mới ngộ ra một điều: Giáo sư Phan Ngọc Liên là người Thầy đích thực của tôi
.



Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

Giáo sư Phan Ngọc Liên - Người Thầy của tôi.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Chân Dung Sử Học-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất