CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Vụ án Hương Cảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vụ án Hương Cảng I_icon_minitime03.06.11 21:55

xuanhoa20
Đi du lịch, Shopping...!

Thành viên

xuanhoa20

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 36
Điểm Thi Lịch Sử : 117
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 12/03/1989
Ngày Tham Gia : 12/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên ngành Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Đi du lịch, Shopping...!

Bài gửiTiêu đề: Vụ án Hương Cảng

 
Mùa thu năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng để hoạt động cách mạng. Lần này, ông lấy tên là Tống Văn Sơ.
Bấy giờ tổ chức cách mạng của ta đang ở nhà số 186 đường Tam Lung, đất Cửu Long thuộc Hương Cảng.
Bỗng vào sáng sớm ngày 6/6/1931 ông Tống bị cảnh sát Anh bất ngờ lao vào khám xét và bắt bớ.
Theo bức điện đánh bằng mật mã của Toàn quyền Đông Dương René Robin đề ngày 6/5/1931, gửi Tô thuộc địa Pháp, chính quyền Đông Dương sở dĩ biết được địa chỉ của đồng chí Tống là do những vụ bắt bớ dây chuyền ở trong nước và nước ngoài, được Anh – Pháp chỉ huy.
Toàn quyền Đông Dương René Robin đã điện cho chính quyền Hương Cảng nhờ bắt hộ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời, phái đến Hương Cảng một tên thanh tra mật thám của Sở Mật thám Đông Dương để cùng với lãnh sự Pháp tại Hương Cảng theo dõi vụ này.
Chính quyền nơi đó sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình mà chúng đã xét xử và kết án vắng mặt lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929.
Nguyên sáng ngày 6/6/1931, mật thám Anh ở Hương Cảng đến bắt Tống Văn Sơ mà không có công lệnh tức giấy phép của chính quyền cho đi bắt.
Bắt xong, chúng tạm giam tại trụ sở cảnh sát Hương Cảng để chờ đưa xuống tàu thủy của Pháp. Nhưng chỉ vài hôm sau, các đồng chí của ta ở Hương Cảng đã nhanh chóng tới nhờ luật sư Lô-dơ-bi bênh vực.

Về phần luật sư Lô-dơ-bi, khi biết người bị bắt là Tống Văn Sơ - một lãnh tụ cách mạng An Nam thì ông luật sư bày tỏ lòng kính trọng và nhận lời ngay.
25/6/1931, sau khi tận dụng mọi mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, ông luật sư đã được gặp mặt Tống Văn Sơ và hỏi những điều cần thiết tối thiểu để lập hồ sơ đưa vụ này ra Tòa án…
Luật sư Lô-dơ-bi là một người rất nổi tiếng tại Hương Cảng, làm chủ nhiệm công ty luật sư “Russ” quy tụ nhiều luật sư nổi tiếng giúp việc, nên ông có thế lực lớn trong giới luật gia.

Hơn nữa, ông đã tham gia dạy Luật học tại trường Đại học Hương Cảng. Nhiều người trong số các chánh án, phó chánh án, ủy viên công tố tại Tòa án Hương Cảng là học trò cũ của ông. Bởi thế uy tín của ông càng rộng lớn.
Ngay từ lần gặp đầu tiên vào ngày 25/6/1931, luật sư Lô-dơ-bi đã tỏ ra rất có thiện cảm với Tống Văn Sơ.
Tham gia tranh tụng tại phiên tòa còn có một số luật sư khác, trong đó có luật sư J.C Gien-kin là phó của luật sư Lô-dơ-bi. Vì trước Tòa, chỉ có một luật sư được phát biểu ý kiến nên luật sư Lô-dơ-bi đã chuẩn bị sẵn bài cãi rồi ủy nhiệm cho luật sư Gien-kin phát biểu.

Luật sư Po-rít, một trong những luật sư cùng Lô-dơ-by minh oan cho Nguyễn Ái Quốc
Đó là các Ngày trong phiên tòa lần thứ nhất (31/7/1931), quan tòa đã buộc tội “Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ tam Quốc tế cộng sản đến Hương Cảng để phá hoại chính quyền ở đây và vì lẽ đó sẽ bị trục xuất khỏi Hương Cảng vào ngày 18/8/1931, do chiếc tàu thủy An-gi-ê (Algiers) của Pháp chở về Đông Dương”!

Thực tế có rất nhiều tài liệu, bằng chứng để Tòa án Hương Cảng “kết tội” Tống Văn Sơ. Song, với tài năng xuất chúng, các luật sư đã không sa đà vào các tài liệu, chứng cứ – cạm bẫy do Tòa án Hương Cảng giăng ra, mà các vị luật sư đã vô cùng khôn khéo áp dụng nghiệp vụ đúng luật pháp Anh quốc để lật ngược thế cờ, dồn chính quyền Hương Cảng từ thế “quan tòa” trở thành “bị cáo” với những hành vi vi phạm pháp luật (Anh quốc) một cách nghiêm trọng!

Lúc này, đại diện chính quyền và quan tòa thực sự đuối lý và buộc lòng phải đồng ý với luật sư. Song, quan tòa cũng chẳng phải vừa. Họ nghĩ ngay ra một “kế” để đập lại luận điểm của luật sư. Cuối phiên tòa thứ nhất, họ tuyên bố trả tự do cho Tống Văn Sơ.
Thế nhưng, khi Tống Văn Sơ vừa ra khỏi nhà tù một đoạn đường thì bỗng có một tên cảnh sát tiến đến, đưa ra trước mặt ông Tống một giấy phép bắt người.
Mặc dù bất lực và đuối lý hoàn toàn trước lý lẽ sắc bén, đúng “pháp luật” của luật sư và bị cáo, ngay tại phiên tòa thứ hai, vị chưởng lý vẫn tuyên bố xanh rờn: “Ngày 12/8/1931, Thống đốc Hương Cảng đã ký lệnh trục xuất Tống Văn Sơ, kèm theo lệnh bắt phải xuống tàu thủy của Pháp để về Đông Dương vào ngày 18/8/1931

Trong số lính gác tại nhà tù,có một người đã được ông Tống cảm hoá, rất đáng tin cậy. Ông Tống liền viết mấy dòng nhờ người lính gác này trao tận tay cho luật sư Lô-dơ-bi. Người lính gác đó ngay tức khắc chuyển thư tới địa chỉ cần tìm.
Trong vai trò luật sư, ông Lô-dơ-bi đã chính thức gặp nhà chức trách, phê phán họ kịch liệt khi chống lại lệnh tuyên án của Cơ mật viện, để cho cảnh sát bắt lại Tống Văn Sơ một cách trái phép. Và thế là ông Tống lại được thả
Việc đòi tự do cho ông Tống đã thành công, song tính mạng của ông thì vẫn chưa có cách gì đảm bảo, bởi bọn mật thám ở vùng này đa số đã biết mặt Tống Văn Sơ, chúng đều đã được phát ảnh ông Tống để theo dõi, nay nếu để ông Tống đi lại ngoài phố, chắc chắn, bọn mật thám sẽ không tha và khi cần, bọn chúng sẵn sàng thủ tiêu ông Tống để lĩnh món phần thưởng 15 ngàn đô-la mà Toàn quyền Đông Dương đã treo thưởng.
Sau một thời gian bàn tính, ông bà Lô-dơ-bi quyết định giấu ông Tống vào ký túc xá Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa tại Hương Cảng.
Khu vực này là của Nhà Chung, cảnh sát Hương Cảng không được quyền vào. Nhờ mối quan hệ của mình, ông bà Lô-dơ-bi đã thu xếp cho ông Tống được ở riêng một phòng kín đáo; hàng ngày không được ra ngoài để tránh con mắt rình mò của mật thám.
Và qua một kế hoạch cải trang, ông Tống đã trốn được khỏi tai mắt bọn mật thám, đến ở nhà luật sư Lô-dơ-by.

Nhưng vẫn chưa thấy an toàn, vợ chồng Lô-dơ-by đã bày ra một kế hoạch cho ông Tống Văn Sơ đóng giả làm 1 người bạn của ông Phó thống đốc, và đưa ông thoát khỏi vòng vây của bọn mật thám Hồng Kông trót lọt.
Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Lô-dơ-bi vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Rồi một loạt phương tiện báo chí ,kể cả các Báo của Đảng CSVN cũng đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã chết.
Vốn đã biết rõ Nguyễn Ái Quốc là Tống Văn Sơ, bọn Pháp – Anh đã ngu ngốc tin rằng: Nguyễn Ái Quốc đã chết.
Sau khi thoát khỏi Hương Cảng, phần vì bận hoạt động cách mạng, phần vì tránh cho những ân nhân của mình bị chính phủ sở tại làm rầy rà, mãi tới năm 1956, Hồ Chủ tịch mới có dịp nối lại mối quan hệ với “cố nhân”.

Nguồn: Sưu tầm

 

Vụ án Hương Cảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất