CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn I_icon_minitime22.07.11 23:55

trongnguyen
Thể thao, online,...

Quản Lý

trongnguyen

Quản Lý

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Điểm Thi Lịch Sử : 381
Hệ Thống Chấm Điểm : 11
Birthday : 12/02/1988
Ngày Tham Gia : 13/05/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Cao Đẳng Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Thể thao, online,...

Bài gửiTiêu đề: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn

 
Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.

7/13/2010 PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG (tạp chí Hồn Việt)

Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc cho nên đây là một lĩnh vực rất quan trọng. Chúng ta đều biết, những sai lầm về kinh tế, kỹ thuật để lại hậu quả lớn, nhưng vẫn có thể khắc phục được trong một thời gian nhất định, không quá dài. Thế nhưng những sai lầm thuộc về lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục… tức là KHXH&NV sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài, có khi mất đến hàng mấy chục, hàng trăm năm mới khắc phục được.

Đấy là chưa nói: kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ dịch vụ càng cao, nên KHXH&NV có thể góp một phần quan trọng tạo ra của cải vật chất. Vì thế ai có cái nhìn coi thường KHXH&NV thì tùy, còn với những người có hiểu biết thì không ai dám nghĩ như thế!

Tình trạng yếu kém và bị coi thường của KHXH&NV, nhất là từ phương diện giáo dục đại học là có thật. Điều ấy làm cho những ai quan tâm đến tương lai đất nước phải hết sức lo ngại.

Ở đại học, ngành KHXH&NV là ngành dễ mở nhất. Ai học cũng được, nếu không có điểm sàn thì dễ đến những thí sinh 3 điểm 3 môn hay ít hơn nữa cũng trở thành SV các ngành KHXH&NV.

Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.

Ai dạy cũng được, tôi từng biết có những SV tốt nghiệp loại trung bình, thậm chí hệ tại chức, ghi danh, đào tạo từ xa cũng trở thành “giáo sư đại học” ở đại học tỉnh, nhiều người cũng thỉnh giảng, cũng chạy “sô” như ai!

Có người buổi sáng học cao học môn học này của một PGS, buổi chiều dạy ngay chuyên đề ấy cho đại học! Kinh khủng, bát nháo hết chỗ nói! Ai cũng mở trường về KHXH&NV được, vì đầu tư bằng không: không cần giảng đường (vì đi thuê), không cần thư viện (vì có ai thích đọc sách, cần đọc sách đâu), không cần giảng viên (đi thuê nốt).

Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long đến hơn 10 trường đại học mở các ngành KHXH&NV. Thầy cô sống ra sao, giảng dạy ra sao, nghiên cứu ra sao, đều không được quan tâm. Sinh viên ra trường làm đủ thứ nghề, nhiều nhất là những nghề không cần đến chuyên môn đại học, những nghề mà trước kia chỉ cần học hết phổ thông là được.

KHXH&NV bị coi thường, giảng viên sống vất vưởng: giảng viên trẻ không đủ tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, học tập, nhiều người phải bỏ nghề; giảng viên lâu năm cũng túng thiếu quanh năm. Ngay như ở những đại học lớn, giá tiền giảng dạy một giờ dành cho giáo sư thỉnh giảng còn thua giá một tô phở!

Đại học KHXH&NV bị coi như đại học hạng hai. Điều ấy dẫn đến hậu quả là: rất ít sinh viên giỏi lựa chọn các ngành KHXH&NV, ngay cả những đại học lớn như ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM.

Tôi biết chắc điều này: SV Việt Nam ra nước ngoài rất kém về KHXH dù họ không hề thua kém bất kỳ SV nước nào về KHTN và kinh tế. SV chúng ta thua hết SV Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Đức, Nga… về KHXH - nhìn một cách đại thể.

Thua về nền tảng tri thức, vì chúng ta biết những điều họ không biết, và không biết những điều mà đa số SV các nước biết. Thua về khả năng tư duy, vì hình như chúng ta không tập cho HS, SV của chúng ta tư duy một cách nghiêm túc về những vấn đề KHXH&NV.

Cách học của chúng ta, cách tư duy của chúng ta về KHXH&NV có vẻ dị biệt, không phù hợp với đa số các nền giáo dục phát triển.

Đại học KHXH&NV không có SV giỏi. Ngành KHXH&NV không còn những trí thức giỏi, có tư cách và nhiệt huyết.

Chúng ta thử hình dung một ngày kia: không còn có ai phản biện, điều chỉnh những quyết sách liên quan đến tư tưởng, văn hóa, con người nữa; xã hội chỉ toàn những người bụng to, tiền đầy túi mà tâm hồn và đầu óc trống rỗng; nền văn hóa truyền thống không được lưu giữ, tất cả đã được “delete” hết, vì thế hệ sau thấy nó cổ lỗ, khó hiểu, không cần thiết, chỉ trừ mấy cái vỏ đình chùa làm điểm tham quan cho du khách nước ngoài.

Nếu như lâu lâu có những người muốn tìm về văn hiến của dân tộc này, thì phải qua Thượng Hải, Bắc Kinh, Washington, Boston… mà học với sự chú giải của các giáo sư Trung Quốc và Mỹ.

Tôi nói vậy hoàn toàn không hù dọa ai hay ngoa ngôn chi hết. Tương lai ấy đang diễn ra mà chúng ta không để ý đấy thôi. Hiện có hàng trăm học giả, nghiên cứu sinh Trung Quốc và ở Trung Quốc đang nghiên cứu và chú giải về Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…

Họ nghiên cứu văn bản rất kỹ lưỡng, phương pháp rất mới mẻ, chú giải, bình luận rất thuyết phục,… Tôi đoán chắc 100% rằng, gần như tuyệt đại đa số các tiến sĩ KHXH&NV của đại học chúng ta, những người đủ tư cách ngồi hội đồng, không thể phản biện nổi.

Ai không tin tôi, xin chỉ cần đánh máy tên các cụ của chúng ta kể trên (bằng chữ Hán) rồi tìm trên Google, đợi 30 giây thôi sẽ hiểu rằng tôi không ngoa ngôn một chút nào! Tôi nói vậy không nhằm chê ai hết, mà chỉ nhằm đánh động rằng việc đào tạo KHXH&NV của chúng ta đã không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đất nước, của dân tộc.

Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.

Chúng ta không có nổi một trường Quốc Tử Giám danh giá bậc nhất Đông Nam Á, một Trường Viễn Đông Bác Cổ mà người Nhật phải khâm phục như ông cha chúng ta đã tạo ra. Chúng ta không đào tạo nổi những Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, hay Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Bửu Cầm… về học vấn cũng như tư cách mà những nền giáo dục quá khứ đã tạo ra.

Đã đến lúc phải báo động đỏ về đào tạo KHXH&NV.

Làm thế nào để cứu vãn tình hình trước khi thế hệ sau “delete” và “empty recycle bin” hết tất cả?

Về cơ bản và lâu dài đó là cần thay đổi một cách căn bản: KHXH&NV cần được đặt trên một nền tảng khác, một quan niệm khác và một cách làm khác mới có thể hy vọng vực nó lên, nghĩ đến một tương lai tươi sáng hơn cho nó - một tương lai luôn gắn liền với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước, sự cường thịnh và trường tồn của dân tộc.

Trên phương diện giáo dục đại học, người trí thức KHXH phải được coi trọng và tin tưởng. Chúng ta phải tập thói quen nghe những lời nói phải - “trung ngôn nghịch nhĩ” (lời nói phải thường khó nghe), vì KHXH có giá trị định hướng, điều chỉnh xã hội và phản biện hết sức quan trọng. Người trí thức KHXH phải được tin tưởng, không bị quy kết, chụp mũ như nhiều trí thức đàn anh của họ.

Người trí thức KHXH phải đủ sống như các đồng nghiệp của họ ở các nước khác. Họ phải được quyền đào tạo một cách bài bản, được tạo điều kiện tham gia các học hội cũng như tham dự các hội thảo khoa học của các đồng nghiệp ở nước ngoài.

Chúng ta không thể bỏ mặc KHXH&NV trước cơn lốc thị trường và để mặc thị trường định đoạt. Thặng dư của cải xã hội phải dành một phần đáng kể cho văn hóa và khoa học, đó là thông lệ của tất cả các nước.

Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các công ty đầu tư cho văn hóa và khoa học bằng cách miễn thuế những khoản đóng góp ấy. Các giáo sư đại học phải được trả kinh phí nghiên cứu gấp mấy lần lương của họ như Đại học Văn Khoa Sài Gòn đã từng làm để cho họ yên tâm cống hiến. KHXH&NV không dễ định lượng được, nó rất khó thấy, giá trị của nó không chỉ là trước mắt, mà rất lâu dài.

Đối với đào tạo đại học KHXH&NV của quốc gia, cần xác định rõ hơn nữa vai trò của KHXH&NV đối với đất nước. Việc lớn nhất cần quan tâm hiện nay là làm sao thu hút được những thanh niên giỏi, có tâm huyết vào học ngành này và sử dụng họ một cách hiệu quả nhất.

Hệ cử nhân tài năng nên tiếp tục phát huy và làm tốt hơn nữa. Cần tăng học bổng cho SV hệ này để cho họ đủ sống, đủ tiền mua tài liệu, và để có thể chuyên tâm học tập, nghiên cứu. Tạo điều kiện tối đa cho họ về học ngoại ngữ với một tham vọng rõ ràng: sau khi tốt nghiệp họ phải có đủ điểm du học nước ngoài theo chương trình 322 của Bộ hay các loại học bổng khác.

Nếu chúng ta không làm một cách nghiêm túc, có kế hoạch bài bản, không chấp nhận một thách thức có tính thế kỷ: xây dựng những trung tâm đào tạo đại học KHXH&NV có tầm cỡ quốc gia, hướng đến mục tiêu sánh ngang với các đại học trong khu vực như: NUS (Singapore), Nam Kinh, Phúc Đán, Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo, Kyoto (Nhật Bản)… thì chúng ta sẽ có lỗi với đất nước và các thế hệ mai sau.


Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn I_icon_minitime25.07.11 6:10

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn

 
Chưa bao giờ khối C lại "thê thảm" như năm nay khi mà số lượng thí sinh đăng ký dự thi chỉ chưa đầy 5%.

Vài năm gần đây, các ngành khoa học xã hội nhân văn đã mất dần vị trí trong "bảng xếp hạng" ngay từ khâu định hướng nghề nghiệp đầu tiên là đăng ký dự thi Đại học của thí sinh.

Ngành "dễ kiếm tiền" lên ngôi

Theo thống kê, số lượng thí sinh ở Hà Nội đăng kí thi khối C là 4,44%, ở TPHCM thậm chí chỉ có 1,4%. Tính trên cả nước thì con số cũng không chạm nổi ngưỡng 5%.

Thực tế, các ngành khoa học xã hội nhân văn từ mươi năm lại đây đã không còn vị trí đầu bảng như trước nữa. Ngành này bị "đánh đồng" bởi những "lý thuyết sáo rỗng" dạng "học vẹt", là chỗ cho những người "cần cù bù thông minh", thậm chí bị cho là ngành mà ở đó hiếm có người tài thực sự theo đuổi.

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học thì cho rằng việc học môn Văn trong nhà trường hiện nay hiệu quả thấp, học trò chỉ học theo dạng đối phó với thi cử. Thậm chí, một số tác phẩm trong sách giáo khoa chưa hướng vào giáo dục thẩm mỹ và các giá trị nhân văn. Những ngành học tự nhiên lên ngôi nhờ tâm lý "sính" khoa học thực tế. Tuy nhiên, vài năm lại đây, những ngành khoa học cơ bản như toán, lý, hóa... cũng có nguy cơ " thất sủng", khi những chuyên ngành "tri thức thực dụng" như ngân hàng, tài chính, kinh tế, ngoại thương lấn sân và chiếm ngôi đầu bảng trong tuyển lựa ngành nghề của học sinh, sinh viên.

Số lượng học sinh đăng kí thi khối C càng ngày càng ít, ra trường họ luôn đối mặt với nguy cơ không có việc làm. Nhiều người muốn có việc thì phải làm trái nghề với chi phí "lót tay" xin việc hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nếu xin được việc đúng chuyên ngành như văn học, ngôn ngữ học, giáo viên văn thì lương cũng ba cọc ba đồng. Những nghề nhanh chóng sinh lời, thu nhập cao đang trở thành "mốt" được giới trẻ và cả phụ huynh lao theo. Em P.A, học sinh trường THPT Đống Đa- Hà Nội cho biết: "Em đăng ký thi vào Học viện Tài chính bởi học xong dễ kiếm việc, thu nhập cao chứ nếu học khối C sau này biết xin việc ở đâu, chẳng lẽ cứ ăn bám bố mẹ mãi".

Nền móng văn hóa, đạo đức "rệu rã"!

Vị giáo sư đầu ngành văn học Phong Lê cho rằng: “Khi xã hội quay lưng lại với văn chương nghệ thuật thì có nghĩa nền móng văn hóa và đạo đức bị rệu rã". Quay lưng với khối C là sự quay lưng với các giá trị làm người như về tâm hồn, nhân cách, là sự coi rẻ hoặc gạch bỏ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại. Điều này thể hiện sự mất cân bằng trong xã hội bởi một xã hội lành mạnh bao giờ cũng phải cân đối giữa vật chất và tinh thần, giữa kinh tế và văn hóa.

Cũng theo phân tích của giáo sư Phong Lê: Ngoài những nguyên nhân khiến học sinh quay lưng với khối C như trên thì còn một nguyên nhân quan trọng mà lỗi từ ngành giáo dục. Ngay từ việc thi cử của các môn khối C bấy lâu nay chỉ cần thuộc bài, làm theo văn mẫu là được điểm cao. Thậm chí nhiều khi có sự sáng tạo đột phá về cảm xúc, tâm hồn, khác với "mẫu" là bị loại ngay. Sách giáo khoa thì ít thực tiễn hiện tại trong khi xã hội phát triển vượt bậc từ lâu.

Nhiều giảng viên đại học có uy tín còn cho rằng, chính sách giáo dục thời gian qua đã góp phần gây nên hậu quả chất lượng giáo viên kém hiện nay. Chính sách miễn phí, "nuôi" sinh viên và hỗ trợ phân công công việc cho sinh viên theo học ngành sư phạm đã khiến môi trường này bị gắn với câu ca: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Nhiều học sinh có lực học hết sức trung bình cộng với việc gia đình không có kinh tế, đều lao vào ngành này. Làm thày giáo dạy toán, lý thì đòi hỏi phải có kiến thức, năng lực nhưng những ngành như văn, địa, sử... thì không phải lúc nào cũng thu hút được học sinh giỏi theo học.

Giảng viên Đại học Thái Nguyên, bà Đinh Phương Liên cho rằng: "Học văn có hai loại, một là rất giỏi và yêu thích môn văn, chỉ thích học văn chứ không thích học gì khác; một loại là khó theo được các môn khác thì học văn. Nhiều năm lại đây, tình hình này cũng không được cải thiện, các em không học được toán - lý - hoá, không học được khối B, khối D... thì mới đành cố gắng học thuộc lòng để theo khối C".

Thực trạng này khiến nhiều em giỏi văn cũng không muốn theo học khối C nữa vì sợ bị đánh đồng với đa số còn lại. Một số ít vẫn theo đuổi sở trường này thì cũng chỉ hướng tới các ngành "có tiếng" như báo chí, quan hệ công chúng chứ không mặn mà với khoa học nhân văn. Điều này để lại di chứng là không ít giáo viên môn xã hội nhân văn có năng lực hết sức hạn chế mà hiện nay chúng ta đã, đang và sẽ phải chịu hậu quả.

Nguồn: GiadinhNet

 

Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực cộng đồng-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất