CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Mỹ Lai: Còn đó vết thương lòng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Mỹ Lai: Còn đó vết thương lòng  I_icon_minitime04.05.11 22:36

xuanhoa20
Đi du lịch, Shopping...!

Thành viên

xuanhoa20

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 36
Điểm Thi Lịch Sử : 117
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 12/03/1989
Ngày Tham Gia : 12/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên ngành Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Đi du lịch, Shopping...!

Bài gửiTiêu đề: Mỹ Lai: Còn đó vết thương lòng

 
Cứ đến giữa tháng Ba hàng năm, báo chí và dư luận Mỹ lại có dịp nhắc đến vụ thảm sát kinh hoàng tại Mỹ Lai ngày 16/3/1968 như một lời cảnh tỉnh về trách nhiệm lương tri và đạo lý của người Mỹ về một cuộc chiến đã qua. Tuy nhiên, lần kỷ niệm năm nay thu hút sự chú ý nhiều hơn, không chỉ vì đây là lần thứ 40 - một khoảng thời gian đủ dài để người Mỹ bình tâm và nhận định vì những gì đang diễn ra, mà quan trọng hơn đây còn là dịp thích hợp để cảnh tỉnh không cho sự kiện này lặp lại, nhất là khi nước Mỹ đang can dự vào hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

Lần này báo chí đã không tránh né, mà đều coi những gì xảy ra tại Mỹ Lai thực sự là cuộc thảm sát theo đúng nghĩa của từ này. Điều khiến dư luận quan tâm là một số thông tin về cuộc thảm sát lấy từ các cuộc điều trần và thu thập thông tin nội bộ của quân đội Mỹ được công bố lần đầu tiên. Qua các thông tin này, dư luận được biết cuộc thảm sát không chỉ giới hạn ở Mỹ Lai mà bao gồm cả ba làng Mỹ Lai, Bình Tây và Mỹ Khê, và các binh lính tham gia cuộc tàn sát thú nhận rằng cấp trên của họ ra lệnh "bắn giết tất cả mọi thứ". Lời thú nhận của Tướng William Peers, người phụ trách cuộc điều tra của quân đội như nói lên tất cả: "không chỉ những người lính trực tiếp cầm súng bắn giết bị xét xử, mà đó là sự xét xử đối với quân đội, với tất cả chúng ta, trong đó có tôi, là hình ảnh của nước Mỹ và người Mỹ trong con mắt của thế giới".

Có thể nói, các thông tin về cuộc thảm sát Mỹ Lai được đưa ra thế giới sau đó như một đòn chí tử giáng vào niềm kiêu hãnh của quân đội Mỹ, làm sói mòn nghiêm trọng sự tin tưởng của nhiều người dân vào sứ mạng cao cả chống lại "kẻ thù của thế giới tự do" mà quân đội Mỹ đảm trách và vô hình trung đã tạo ra động lực cho các phong trào phản chiến sâu rộng chưa từng có sau đó.

Nhìn lại cuộc chiến đã qua, ta thấy những vụ thảm sát hay bắn giết tương tự của quân đội Mỹ ở Việt Nam không phải là ít. Nhưng dường như cuộc thảm sát Mỹ Lai là một giọt nước làm tràn ly khởi động cho các cuộc tranh luận về vấn đề đạo lý và đạo đức trong chính sách đối ngoại, cũng như nhiệm vụ của quân đội trong chiến tranh.

Trong khi các nhà phân tích chính trị tương đối thống nhất khi cho rằng các cuộc thảm sát dân thường quy mô lớn mà quân đội Mỹ tham gia tiến hành như vụ Mỹ Lai hầu như không còn tồn tại, thì họ lại có các ý kiến khác nhau về tác động và hậu quả đối với dân thường do hành động quân sự của Mỹ gây ra.

Một điều khá thú vị là lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai năm này gần như trùng hợp với ngày kỷ niệm 5 năm Mỹ phát động cuộc chiến Iraq. Trong khi Phó Tổng thống Dick Cheney đến Iraq, Tổng thống Mỹ đến Lầu Năm góc đọc diễn văn ca ngợi "thắng lợi" và "tính đúng đắn" của cuộc chiến xâm lược Iraq, thì các vụ đánh bom tự sát nhắm vào thường dân vô tội và lính Mỹ vẫn không ngừng tăng. Tuy không phải nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ hành động của lính Mỹ, nhưng dư luận và báo chí không khỏi suy ngẫm khi chỉ trong vòng 5 năm qua hàng triệu người Iraq buộc phải dời bỏ nhà cửa, hàng chục ngàn người dân vô tội thiệt mạng, và con số thương vong hàng chục người mỗi ngày vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Điều này đã khiến nhiều khoa học gia Mỹ phải lên tiếng, thậm chí Tiến sĩ Paul Craig Roberts, cha đẻ của chính sách kinh tế thời Reagan, đã gọi những gì đang diễn ra tại Iraq là "sự diệt chủng".

Giờ đây, nhìn những gì đang hồi sinh từ Mỹ Lai, và những dấu hiệu tiến triển tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, nhiều người Mỹ cảm thấy nhẹ nhõm một phần lương tâm khi thấy quá khứ đau thương đang dần được khép lại. Tuy nhiên, cái đích lớn hơn là cần chung sức ngăn chặn không để một Mỹ Lai nào nữa xảy ra tại bất kỳ nơi đâu trên trái đất này.

Nguồn:http://www.tgvn.com.vn/Story/vn/home/chinhtrixahoi/doingoai/2008/3/713.html

 

Mỹ Lai: Còn đó vết thương lòng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất