CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Hồ Chủ tịch qua lời kể của nữ văn công xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hồ Chủ tịch qua lời kể của nữ văn công xứ Nghệ I_icon_minitime19.05.11 1:15

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Hồ Chủ tịch qua lời kể của nữ văn công xứ Nghệ

 

Hồ Chủ tịch qua lời kể của nữ văn công xứ Nghệ
"Đúng 7h tối, có tiếng còi ôtô, “Bác đến", một thành viên kêu lạc cả giọng. Cả đoàn như nín thở sau cánh gà nhìn dồn vào cửa hội trường. Thật bất ngờ", bà cụ Vinh, nữ văn công Nghệ An năm xưa nhớ lại.

Trong hai lần Hồ Chủ tịch về thăm quê (năm 1957 và 1961), có một người phụ nữ đã hát dân ca Nghệ Tĩnh cho Người nghe. Sau đó cô được ra tận Phủ Chủ tịch để cất lên những lời ca ngọt ngào xứ Nghệ. Gần 48 năm qua kể từ lần cuối được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Lệ Vinh nguyên là cán bộ nhà văn hóa Trung tâm thành phố Huế, ngày nay vẫn nhớ như in những kỷ niệm về Bác.
Bà Vinh quê ở Thanh Hóa, trước kia làm trong đoàn văn công Nghệ An, cho biết, trong những ngày tháng công tác đã qua, bà rất vinh dự được gặp Hồ Chủ tịch 3 lần, mà 2 lần lại đúng vào lúc Người về thăm quê ở Nghệ An. Bà xúc động: “Đó là những giờ phút hạnh phúc nhất của đời tôi, để lại trong tâm hồn tôi những ấn tượng không thể phai nhòa đối với vị cha già dân tộc.”
Người phụ nữ 79 tuổi nhớ lại, cuối hè năm 1957, tin Hồ Chủ tịch về thăm quê lần đầu tiên sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước đã tạo nên niềm vui to lớn trong lòng nhân dân xứ Nghệ. Mọi người tập trung tại sân vận động thành Vinh để chào đón và nghe cụ Hồ nói chuyện. Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, cả biển người im phăng phắc, tất cả đang hướng về phía Người, lắng nghe lời dạy: "Cán bộ phải chí công vô tư, phải đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phải đoàn kết, gương mẫu…"
"Đang nói, Người bỗng xin phép cởi áo ngoài cho mát. Tất cả mọi người đều rộ lên cưòi thoải mái. Thật tự nhiên cởi mở, thân mật như cha nói với con", bà cụ trầm ngâm nhớ lại.
Ngày hôm sau, Hồ Chủ tịch về thăm quê ở Kim Liên. Khi trở về thành Vinh, Người đi xe mui trần, nhân dân lại được dịp chiêm ngưỡng vị lãnh tụ cách mạng. “May mắn làm sao, lúc đó tôi đang bế cháu nhỏ đứng gần xe Người. Cụ mặc quần áo kaki giản dị, mái tóc trắng bạc, nước da hồng hào, đứng thẳng dậy giơ tay chào đồng bào, mắt sáng long lanh và hiền từ. Mọi người nhìn Người hoan hô không ngớt.”, bà Vinh kể lại.
Cuối năm 1961, Hồ Chủ tịch lại về thăm quê lần thứ hai. Hôm ấy, đoàn văn công Nghệ An đang luyện tập thì nhận được chỉ thị của tỉnh ủy: Văn công sẽ biểu diễn phục vụ vị lãnh đạo và Người muốn nghe dân ca Nghệ Tĩnh. Cả đoàn đều reo mừng, sung sướng. Lúc bấy giờ đoàn văn công Nghệ An chỉ chủ yếu hát chèo, hát mới, diễn kịch nói chứ không có tiết mục dân ca. Diễn viên hầu hết đều là lớp trẻ mới lên nên chưa ai biết hát dân ca. Bà Vinh nói: “Ơn lãnh tụ đối với mỗi người như trời biển, vậy mà chúng tôi những người làm công tác văn nghệ lại không đáp ứng được một nhu cầu nhỏ của Người. Thật là một điều thiếu sót.”
Dòng suy tư ấy đưa bà Vinh về lại những năm tháng chống Pháp phải sơ tán lên Nam Đàn, cạnh bờ sông Lam. Nơi đó, man mác những chuyến đò dọc ngang mang đầy tiếng hát âm vang của hàng chục cô gái kéo sợi và tiếng hát đò đưa, ví dặm, ví phường vải, ru con ấy… Vậy là cô gái văn công khi ấy đánh bạo xung phong hát dân ca Nghệ cho Hồ Chí Minh nghe.
Bà kể lại: “Tôi thử hát nhẩm cho đoàn nghe, một đồng chí lớn tuổi trong đoàn bảo tôi hát đúng và nghe cũng được. Tôi sung sướng quá”. Trong lúc đó Ty văn hóa cũng mời được một "cây" hát dân ca. “Một chị ở Nam Hồng, Nam Đàn được mời về. Nhưng được biết cái vinh dự lớn quá, sợ mình không tự chủ được nên chị nhận giúp tôi luyện giọng”, bà Vinh kể tiếp.
Đến ngày diễn, lúc đó đã 4h chiều, bà Vinh đang bận rộn với một bài thơ lục bát khá dài. Tâm trạng bà lúc này rất khó tả: “Tôi hồi hộp lắm, học và tập đến quên ăn, quên ngủ, nhưng vẩn chưa dám tin ở mình”. 6h30 tối xe đưa đoàn văn công đến hội trường công an vũ trang tỉnh để chuẩn bị hóa, phục trang.
Đúng 7h tối, có tiếng còi ôtô. “Bác đến", một thành viên trong đoàn kêu lạc cả giọng. Cả đoàn như nín thở sau cánh gà nhìn dồn vào cửa hội trường. Thật bất ngờ. Phút chốc cụ Hồ đã đến ngay bên cạnh cả đoàn văn công, nhẹ nhàng như một ông tiên có phép. Thì ra Người đã vào từ cửa sau. Cả đoàn văn công đứng sững như tượng. Rất thoải mái Hồ Chí Minh giơ tay chào, thăm hỏi sức khỏe từng người và dặn hóa trang cho đẹp, diễn cho tốt… Hành động của Người làm những lo lắng, hồi hộp của cả đoàn lắng xuống.
Trong toàn bộ buổi diễn có thể nói tiết mục dân ca được xem là then chốt, được xếp vào giữa chương trình để có thời gian chuẩn bị.
“Bước ra sân khấu, tôi cố lấy lại bình tĩnh, tự chủ hơn, tôi nhìn Bác, lại nhìn khán giả, tự nhiên cảm thấy một luồng động viên to lớn. Tôi bắt đầu hát, dường như tôi đã “mê” đi trong sự nhập vai, đồng thời cần phải “tỉnh” trong ý thức trách nhiệm nghệ thuật. Cái phần “tỉnh” của tôi đang đưa mắt nhận ra Người đang nhìn tôi chăm chú, còn phần “mê” đưa tôi sống cùng tâm tình của cô gái đưa tiễn người yêu", người nữ văn công năm xưa nói và bắt đầu hát nhè nhẹ lời ca năm nào: “Ra về răng được mà về, bức thư chưa gửi lời thề chưa trao…”.
Tiết mục hát ví phường vải của cô làm Hồ Chí Minh xúc động. Người rút khăn tay chấm nước mắt khi nghe tiếng hát khơi gợi thời xa xưa của mình, sau đó nói với ông Nguyễn Sĩ Quế, Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An bấy giờ: “Nên khen cháu gái hát dân ca, vì ngày xưa người ta chỉ hát ví ở sân nhà, ngoài đồng, trên sông. Nay cháu đã mạnh dạn đưa lên sân khấu mà lại hát có tình có ý, nghe hay, có sáng tạo”.
"Sau này Ty văn hóa Nghệ An đã gửi thư khen ngợi tôi có cố gắng hát dân ca phục vụ Người về thăm quê hương”, Bà Vinh với giọng tự hào kể lại.
Hôm ấy, sau khi buổi diễn kết thúc, cả đoàn văn công sung sướng ra sân khấu chào Hồ Chủ tịch. Người nhanh nhẹn bước lên sát sân khấu, giơ cao một chiếc lẵng mây, tươi cười: “Các cháu diễn tốt Bác thưởng kẹo, có thích ăn kẹo không?” cả đoàn đồng thanh: “Thưa Bác có ạ”. Người nhìn khắp lượt xem chưa phát kẹo cho ai. Nhà thơ Xuân Tiến, cán bộ Ty văn hóa đưa hai tay ra thưa: “Cháu xin Bác”. Đầy vẻ hóm hỉnh, vị cha già dân tộc thu lại lẵng kẹo và nói: “Chú có phải diễn viên đâu mà cho chú”. Mọi người bật cười vui vẻ.
Chưa đầy một năm sau, mùa hè 1962, đoàn văn công Nghệ An ra Hà Nội tập huấn để dự hội toàn miền Bắc. Tại đây bà Vinh lại có cơ hội gặp được Hồ Chí Minh lần nữa. Lúc ấy toàn miền Bắc đang có phong trào tiết kiệm gạo ủng hộ miền Nam, mỗi bữa chỉ có 2 lạng gạo, thêm phần luyện tập căng thẳng, thời tiết thì nắng nóng. Vậy mà khi biết đoàn được biểu diễn phục vụ Hồ Chủ tịch với vở chèo “Cô gái sông Lam” thì tất cả mọi người như được uống thuốc tiên vậy. Không ai kêu ca, không thiết nhọc nhằn, mệt mỏi gì nữa. Tất cả đều hăng say luyện tập trông chờ ngày gặp Người.
Khoảng 5 ngày sau, xe đoàn văn công Nghệ An đến Phủ Chủ tịch. Đây là lần đầu mọi người đến đây, mọi thứ đều hết sức mới lạ. Khi các văn công vào hóa trang, lại một lần nữa vị lãnh tụ làm mọi người bất ngờ. “Người đến sớm hơn thường lệ, vào thăm chúng tôi trước giờ diễn, vui vẻ hỏi quê quán từng người. Không khí căng thẳng ban đầu đã bị hóa giải bởi những lời hỏi han, những câu đùa thân mật của cụ", bà Vinh kể.
Người nữ văn công nhớ: Với anh Nghĩa, quê ở Nghi Lộc, Người nhại lại bằng tiếng địa phương: “Nghi Lộc à? Con méo! Con méo!” (con mèo). Đến anh Thái Quang Ngoạn, trưởng đoàn quê ở Thừa Thiên - Huế, Người giả bộ lắc đầu: “Rứa là không phải Nghệ An bầy choa”. Mọi người cười rộ lên. Bà Vinh nói: "Cụ quay sang hỏi tôi. Tôi trả lời: “ Cháu ở Vinh ạ”. Người nhìn tôi gật đầu, nhớ ra cô gái hát dân ca ngày nào. Lúc đó tôi đang bế cháu nhỏ, Cụ âu yếm hỏi đùa: “Cháu này cũng đi biểu diễn à?”. Rồi Người dặn dò chúng tôi diễn cho hay, Cụ sẽ ngồi xem đến hết”.
Sau buổi diễn, Người thưởng một huy hiệu Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Trung Phong, Trưởng phòng văn nghệ Ty Văn hóa là tác giả kịch bản. Cả đoàn lặng đi vì xúc động. Người chụp chung với đoàn văn công một bức ảnh làm kỷ niệm.
Sau đó Hồ Chủ tịch dặn các cán bộ phụ trách mời ăn bánh uống nước. Các đồng chí phụ trách chân tình trò chuyện: “Các cậu là sướng nhất. Trước tới nay, nhiều đoàn vào phục vụ, nhưng vì tuổi cao ít khi Bác xem quá một tiếng, thế mà hôm nay Người xem hơn 2 tiếng đồng hồ”. Chỉ từng ấy thôi đã khiến bao trái tim trong đoàn thổn thức, nhiều dòng nước mắt sung sướng và biết ơn dâng trào.
“Người đã giúp cho chúng tôi nhận thức đúng hơn về giá trị quan trọng của dân ca nói riêng và giá trị lớn lao của văn nghệ nói chung”, bà Vinh đúc kết.

Theo Vnexpress


 

Hồ Chủ tịch qua lời kể của nữ văn công xứ Nghệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất