CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 chia sẻ với K34 về Toàn cầu hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
chia sẻ với K34 về Toàn cầu hóa I_icon_minitime06.04.11 12:36

pdthuan_ctu
Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Quản Lý

pdthuan_ctu

Quản Lý

https://diendanlichsu.forum-viet.com
Nam
Tổng số bài gửi : 35
Điểm Thi Lịch Sử : 100056
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 22/09/1987
Ngày Tham Gia : 20/04/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên Bộ môn Lịch Sử - Khoa Sư Phạm - Trường Đại Học Cần Thơ
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Bài gửiTiêu đề: chia sẻ với K34 về Toàn cầu hóa

 
những giả thuyết về tiến trình toàn cầu hóa của tác giả Nguyễn Hồng Chí (giảng viên Trung tâm ngoại ngữ - Đhct, người đầu tiên dạy cho pdthuan_ctu biết Toàn cầu hóa là gì? Bài viết dưới đây được trích từ trang vietsciences
Bài viết này đã được xuất bản thành sách, qua đó mình chia sẻ với k34 điều này, hôm đầu tiên báo cáo những ý kiến của các bạn về lịch sử toàn cầu hóa là không sai và quan điểm của thầy Thành cũng là một quan điểm xét về khía cạnh khoa học kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện của Toàn cầu hóa, do đo theo như các tranh luận gần đây thì bản thân Toàn cầu hóa không thể chỉ xuất hiện bằng yếu tố khoa học, kỹ thuật mà phải xem xét các khía cạnh khác nhau.
hãy học nhiều quan điểm và chọn quan điểm của mình, bảo vệ nó, phản biện nó, để biết nó sai, đúng và làm giàu tri thức cho bản thân và mọi người nhé!

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa dựa trên sự tiến hóa của nhân loại từ thời kỳ du mục đến nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp và thời đại thông tin ngày nay. Nhưng nói chung, tiến trình này luôn bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự lớn mạnh của kinh tế tư bản chủ nghĩa đi từ chủ nghĩa phong kiến sang thực dân và đế quốc. Ở từng thời kỳ khác nhau thì toàn cầu hóa đều có bản chất khác nhau và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống con người. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, thông tin và sản xuất nửa sau thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã thật sự làm thay đổi đời sống con người và thế giới. Ví dụ như tàu thủy chạy bằng hơi nước được phát minh năm 1807, và tàu thủy vượt Đại Tây Dương được đóng năm1817. Ngoài ra, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh năm 1802, và xe lửa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh hơn trước được chế tạo năm 1814. Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ vào giữa thế kỷ 19 giúp nhân loại tiết kiệm nhiều thời gian trong thông tin liên lạc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, phân hóa học lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ 19. Đối với ngành công nghiệp tiêu dùng, phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ được phát minh vào cuối thế kỷ 19. Những phát minh trong thế kỷ 20 như ti vi, máy vi tính, máy bay, xe hơi, kỹ thuật lai tạo trong công nghệ di truyền, v.v... đã thật sự giúp nhân loại thu hẹp lại khoảng cách và thời gian, tạo điều kiện cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức (với bốn cột trụ là công nghệ sinh học, công nghệ ngoài không gian, công nghệ thông tin, và vật liệu mới) và kinh tế sáng tạo (chủ yếu dựa trên nghiên cứu và phát triển). Biên giới kinh tế, văn hóa và xã hội của từng quốc gia riêng biệt trở nên mỏng mảnh, và nhân loại có xu hướng xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.



Với lý thuyết về dịch chuyển lao động và sự phát triển của thuyết tự do mới, các tác giả như Mittelman (2000) hay Giáo sư Dapice (2002) cho rằng toàn cầu hóa đã trải qua ba thời kỳ chính. Thời kỳ thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một số nhóm người đã bắt đầu vượt khỏi biên giới của bộ tộc hay lãnh thổ của mình để xâm chiếm dân tộc khác, hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cư mới. Thời kỳ thứ hai bắt đầu cùng với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, tư bản và công nghiệp hóa xảy ra cách đây khoảng 400 năm và kéo dài đến thập niên 1970. Trong suốt thế kỷ 18, thế giới đã chứng kiến một sự di dân ồ ạt của khoảng 10 triệu nô lệ da đen sang các nước thực dân và các nước thuộc địa của Anh và Pháp đang bị khai thác do tình trạng thiếu lao động ở các nước này. Đầu những năm thế kỷ 20, hàng triệu người đổ xô đến các «vùng đất hứa» ở Mỹ hay Úc để đào vàng. Nguyên nhân chính vẫn là do sự đói nghèo, sự đe dọa về chiến tranh và hạn chế về cơ hội nghề nghiệp ở các nước châu Âu. Đến những năm 1960, Mỹ bắt đầu vươn mình trở thành siêu cường quốc sau Thế chiến thứ hai, và thế giới một lần nữa chứng kiến sự di chuyển ào ạt lực lượng lao động có kỹ năng và bán kỹ năng từ các nước châu Âu sang Bắc Mỹ, gây ra chảy máu chất xám đến mức Liên Hợp Quốc phải lên tiếng báo động vào năm 1967.



Trong thời kỳ thứ ba xảy ra kể từ những năm 1970, các nước tư bản phải đối phó với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods (được 44 quốc gia thành lập vào năm 1944 và chấm dứt hoạt động vào tháng 8 năm 1971 do lạm phát kéo dài của nền kinh tế Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam kéo theo sự tuột giá của đô-la Mỹ), và sự khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra tại châu Âu. Các nước đã và đang phát triển đã phải áp dụng các chiến lược phát triển kinh tế mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và tận dụng đồng vốn đầu tư từ nước ngoài và tư nhân. Những khái niệm cô lập các hoạt động kinh tế từ thập niên 60 để bảo vệ nền kinh tế nội địa ở các nước đang phát triển bắt đầu bị phê bình. Các nhà kinh tế thuộc trường phái tự do mới (với cao trào xuất hiện vào những năm cuối thập niên 70) tin rằng giữa các quốc gia, bất kể là nước giàu hay nghèo, đều có chung những qui luật phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, chính phủ các nước phải giảm vai trò kiềm chế cứng nhắc của mình trong các hoạt động kinh tế, đồng thời khuyến khích tự do mậu dịch và áp dụng các qui tắc về lợi thế so sánh. Mặc dù quan điểm tự do mới bị chỉ trích gay gắt về tính nhân văn trong cạnh tranh kinh tế bởi những học giả hậu cấu trúc luận, thời kỳ này được xem là giai đoạn chuyển tiếp của toàn cầu hóa sang một bước phát triển mới kể từ sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và thế giới được sắp xếp lại theo một bố cục mới.



Theo quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa thực dân, một số nhà lịch sử cho rằng hiện tượng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ với lần một xảy ra vào thế kỷ 16, lần hai vào thế kỷ 19, và lần ba kéo dài trong những năm cuối thế kỷ 20. Cả hai làn sóng đầu tiên đều xuất phát từ tham vọng bành trướng đất đai của những người lãnh đạo châu Âu. Hiện tượng này đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân đầu tiên ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, kế tiếp đến Anh và Pháp. Sự kiện lịch sử quan trọng nhất giữa hai giai đoạn này là việc thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ, Úc và Phi; khiến người Mayas, Aztecs và thổ dân Aborigines ở Úc mất hết đất đai và trở thành nô lệ cho người da trắng. Những nước kém phát triển khác như Việt Nam, Ấn Độ, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, An-giê-ri, Ma-rốc… trở thành thuộc địa của Anh và Pháp. Với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất của Anh vào nửa cuối thế kỷ 18, giai cấp tư bản châu Âu trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy tiềm lực kinh tế trong xã hội bên cạnh việc bần cùng hóa giai cấp vô sản. Sự phân biệt giàu nghèo xảy ra không chỉ tại các nước tư bản thực dân mà còn tạo nên sự cách biệt thu nhập trên thế giới. Ví dụ, vào cuối những năm 1890 thu nhập bình quân của các nước Tây Âu cao hơn các nước Đông Âu gấp 80%. Cuối thế kỷ 19, Anh từng tự hào với sức mạnh quân đội của họ, và cho rằng «Mặt trời chưa bao giờ lặn ở Anh.» khi thuộc địa của họ trải rộng khắp nơi trên địa cầu. Vào những năm 1800, châu Âu chiếm được khoảng 35% lãnh thổ trên thế giới, và con số này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85% năm 1914. Tuy vậy, thực dân phương Tây vẫn luôn đối mặt với các sự phản kháng mãnh liệt từ các nước thuộc địa, gây ra biết bao thiệt hại về con người và vật chất. Thật vậy, trong những năm 1910 chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 38 triệu người. Chiến tranh Thế giới thứ nhất không phải là liều thuốc giải quyết chiến tranh, mà nó đã tạo nên một thế giới bị tàn phá thảm hại ngay sau đó.



Đến sau Thế chiến thứ II, Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới với tham vọng bá chủ toàn cầu đã hình thành chủ nghĩa đế quốc, bành trướng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình đến các nước kém phát triển. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 20, toàn cầu hóa không còn được xem như sự xâm chiếm lãnh thổ mang tính vũ trang nữa, mà nó là sự hội nhập và lấn át giữa các nền kinh tế, các mâu thuẫn kinh tế và chính trị hầu như được giải quyết trong hòa bình, ngoại trừ những nạn khủng bố của các nhóm chính trị cực đoan. Kể từ cuối thập niên 80, có bốn sự kiện lớn ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hóa: (1) sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong giao thông, công nghệ thông tin và viễn thông; ví dụ như Toyota, Boeing, Sony, LG, v.v... (2) sự giảm thiểu vai trò điều hành của chính phủ các nước phương Tây trong các hoạt động kinh tế tài chính; thay vì vậy, chính phủ tích cực đóng vai trò điều hòa và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế, (3) sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, và (4) sự ảnh hưởng to lớn về mặt tài chính lên lĩnh vực chính trị ở các quốc gia đã phát triển.



Nếu nói theo lý thuyết về sự phát triển thương mại quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế, các nhà kinh tế - sử học khác cũng phân chia quá trình phát triển của toàn cầu hóa dựa trên bốn giai đoạn lịch sử kể từ thế kỷ 14. Giai đoạn một bắt đầu từ những năm 1350 khi mạng lưới thương mại, trao đổi động vật, hàng hóa (gồm vải vóc, đồ gốm sứ, hồ tiêu, quế…) giữa châu Âu và Trung Quốc phát triển mạnh. Mạng lưới này kéo dài từ Pháp và Ý dọc theo biển Địa Trung Hải đến Ai Cập, và sau đó theo đường bộ xuyên khắp Trung Á đến Trung Quốc. Thương mại đường biển cũng kéo dài từ biển Đỏ, qua Ấn Độ Dương, vòng qua eo Malacca đến bờ biển Trung Quốc, và nó phát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ 15 khi châu Mỹ được tìm ra một cách tình cờ trong quá trình tìm ra một con đường tơ lụa bằng đường biển của thực dân châu Âu cũ. Trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong thời kỳ này được sự bảo hộ của quân đội nhà nước để tránh việc cướp bóc. Bù lại, các thương nhân phải trả thuế mỗi khi họ vận chuyển ngang một vùng lãnh thổ mới. Giao thương trong thời kỳ này được xem như «chuỗi ngọc trai» khi từng phần địa lý kết nối lại để tạo nên hệâ thống kinh thương quốc tế.



Giai đoạn hai bắt đầu từ năm1500 đến 1700 khi các nhà cầm quyền châu Âu (điển hình là Bồ Đào Nha, sau này liên kết với Hà Lan, Pháp và Anh) xâm chiếm châu Phi. Với hệ thống hải quân mạnh mẽ họ có thể bắt buộc các thương nhân trả thuế dọc tuyến đường Ấn Độ Dương. Đến những năm1700, trao đổi hàng hóa trên thế giới trở nên chuyên nghiệp hơn khi một số thương nhân và chính phủ châu Âu đã sáng lập ra các công ty thương mại vận tải biển đầu tiên để mua bán sỉ và lẻ có huê hồng theo tuyến Âu – Á. Thời kỳ thứ ba bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 khi khoa học kỹ thuật với hệ thống đường sắt và tàu thủy hơi nước phát triển, đã giúp cho con người tiến lại gần nhau hơn. Nhưng đồng thời, châu Âu dần dần mất vai trò kiểm soát châu Mỹ, đầu tiên ở phía Bắc, sau lan rộng đến miền Nam nước này. Với cuộc cách mạng giành độc lập ở Mỹ với Hiệp ước Vec-xai năm 1783, các cuộc phản kháng ở Haiti và Pháp, các nước thuộc địa bắt đầu nhận thức rõ hơn về quyền độc lập lãnh thổ và kinh tế của họ. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ phải giữ vai trò điều hành kinh tế thông qua các đạo luật thương mại. Từ thời kỳ Thế chiến thứ hai kéo dài đến giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, các nước tư bản, và kể cả các nước kém phát triển, mới bắt đầu bước lại gần nhau trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và cho ra đời hàng loạt các tổ chức quốc tế và khu vực.



Một quan điểm khác cho rằng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ. Lần thứ nhất xảy ra từ năm 1870 đến 1914 khi có khoảng 60 triệu người (chiếm 10% lực lượng lao động trên thế giới lúc đó) di cư từ châu Âu đến Mỹ để tìm vàng, hay để tìm cuộc sống tốt hơn ở vùng đất mới được khám phá này. Sự di cư này càng kích thích sự phát triển của giao thông và thông tin, khiến cho hàng hóa, sức lao động và tiền bạc được di chuyển giữa các quốc gia. Làn sóng thứ hai xảy ra từ năm 1950 đến 1980 khi Thế chiến thứ II kết thúc, và kinh tế – chính trị thế giới được phân chia thành hai cực: tư bản và xã hội chủ nghĩa. Bộ ba Mỹ, Tây Âu và Nhật đã liên kết chặt chẽ để đẩy mạnh kinh tế tư bản lên một tầm mới thông qua các tổ chức quốc tế và các vòng đàm phán thương mại như GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch, và vòng đàm phán Uruguay của GATT kéo dài trong 8 năm từ 1986 đến 1994 đã dẫn đến hiệp ước thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO) hay IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Bên cạnh đó, trong thời kỳ từ những năm 1950 đến 1960, các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới cũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của họ vào các nước đang phát triển không thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở các nước Mỹ La-tinh. Kể từ sau những năm 1980 được xem là thời kỳ thứ ba của toàn cầu hóa khi các quốc gia đã bắt đầu ký kết các hiệp định song và đa phương về mặt kinh tế thông qua sự điều hành của các tổ chức quốc tế, mà điển hình là WTO. Nhìn chung trong thời kỳ này các công ty đa quốc gia dần dần có ảnh hưởng mạnh đến vai trò điều hành của các chính phủ.



Toàn cầu hóa đã thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt kể từ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh (sau 1989) khi các nước tiến lại gần nhau hơn về mặt hợp tác kinh tế. Một mặt, vì lo ngại rằng mình có thể bị tụt hậu trong cuộc đua marathon này, chính phủ các nước nhanh chóng tận dụng khoa học công nghệ, mở cửa nền kinh tế, tăng cường thương mại và đầu tư. Mặt khác, các quốc gia cũng phải đối mặt với các tệ nạn như di – nhập cư bất hợp pháp, cá cược – bài bạc, tin tặc, mua bán ma túy, khủng bố, mãi dâm hay rửa tiền. Một điều gây đau đầu các nhà lãnh đạo là những tệ nạn này, trực tiếp hay gián tiếp, đều đóng góp vào GDP của họ và tạo nên một nền «kinh tế tội phạm». Theo một báo cáo của UNDP năm 1999, chỉ số an toàn của nhân loại đã có chiều hướng giảm xuống trong các lĩnh vực cá nhân, sức khỏe, môi trường và chính trị. Chẳng hạn gần đây trên thếâ giới có khoảng 200 triệu người sử dụng chất ma túy, nửa triệu phụ nữ và các em gái ở các nước đang phát triển bị bán sang các nước Tây Âu. Các cơn bão El Nino và La Nina do sự tăng nhiệt độ của địa cầu đã khiến 22.000 người chết, 118 triệu người bị thương, gây thiệt hại 33 tỷ đô-la. Nhân loại bắt đầu quan tâm về những vấn đề của từng quốc gia có thể ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và luôn tìm ra những giải pháp và chiến lược phát triển mang tính bền vững. Toàn cầu hóa đã thật sự làm thay đổi mọi mặt trong đời sống con người.



Thật ra, kể từ những năm 1980 kinh tế thế giới đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa chung toàn cầu. Giai đoạn này đã chứng kiến sự lớn mạnh của vận tải hàng không, công-ten-nơ hóa, thông tin liên lạc, công nghệ sinh học và Internet. Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, những thành tựu khoa học này đã giúp cho thế giới thu hẹp lại rất nhiều bằng «tốc độ cao, khoảng cách nhỏ, mật độ cao và cường độ lớn». Tận dụng sự chêch lệch của múi giờ và khả năng vận tải siêu tốc của máy bay, thương nhân có thể họp ở Singapore vào sáng nay và dự một cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào buổi chiều cùng ngày. Thông tin dự báo về thiên tai có thể được phát đi khẩn cấp trước một tuần, và các nước hay lãnh thổ lân cận cũng được cảnh báo nhờ vào các thiết bị vệ tinh. Thông qua mạng truyền thông báo chí, những vấn đề hay nhân vật trên thế giới mà trước đây chúng ta chưa hề biết đến nay lại trở thành tiêu điểm thảo luận hàng ngày như việc bầu cử ở Mỹ, đại dịch SARS hay cuộc thánh chiến của Bin Laden. Dường như thế giới chúng ta xích lại gần nhau hơn về kinh tế khi lịch sử cho thấy rằng sự co cụm kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ tất yếu về chính trị xã hội. Mở cửa kinh tế và thị trường hóa các hoạt động kinh tế đã giúp cho nhiều quốc gia ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo nghèo đói và lạc hậu của mình để vươn mình vào thị trường quốc tế. Một trong những yếu tố dẫn đến sự nhảy vọt về kinh tế và nâng cao chuẩn mực sống của các nước là khả năng truy cập, sử dụng thông tin và kiến thức nhanh và hữu hiệu nhất. Kiến thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và thịnh vượng chung của một quốc gia, và điều này đã tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp – thông tin lần thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế tri thức chiếm khoảng 45 – 50% GDP ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu, khoảng hơn 50% ở các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Với bốn ngành chủ đạo của nền kinh tế tri thức gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ ngoài không gian và kỹ thuật vật liệu mới, đã phá vỡ những rào cản kiến thức, giúp nhân loại tiến lên một tầm văn minh mới, cùng nghiên cứu và sản sinh ra kiến thức mới hơn.




 

chia sẻ với K34 về Toàn cầu hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THẢO LUẬN - CHIA SẼ :: Hỏi Đáp Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất