CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Thành quả và thử thách của sự lựa chọn con đường CMVS ở nước ta?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thành quả và thử thách của sự lựa chọn con đường CMVS ở nước ta? I_icon_minitime17.01.11 3:06

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Thành quả và thử thách của sự lựa chọn con đường CMVS ở nước ta?

 
Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản đã mang đến cho dân tộc ta những thành quả và cũng gặp phải những khó khăn gì?

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các sĩ phu yêu nước đã lựa chọn con đường cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản để phát triển đất nước. sự lựa chọn ấy đã được nhân dân hưởng ứng tạo ra phong trào cách mạng sôi nổi ở đầu thế kỷ XX. Nhưng phong trào đó đã thất bại. Sự thất bại ấy thôi thúc những người yêu nước tiên tiến tiếp tục tìm kiếm những con đường mới để cứu nước. Trong lúc nhiều người đi sang phương Đông và Trung Quốc thì Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương Tây. Và cuối cùng bằng thiên tài trí tuệ của mình, bằng sự mẫn cảm tinh tế và nghị lực phi thường, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua tầm nhìn của những người yêu nước đương thời về con đường giải phóng dân tộc để lựa chọn một con đường cứu nước đáp ứng được xu thế của thời đại và yêu cầu lịch sử của dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản theo kiểu Cách mạng tháng Mười Nga. Sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng việt Nam đến những thắng lợi và mở đường cho lịch sử phát triển.

Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản đã giúp cho dân tộc Việt Nam đã đạt những thành quả:

Tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam) Nhà nước của công nông và nhân dân lao động đầu tiên ở Châu Á. Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra nhanh chống ít đổ máu. Đó là kết quả của của 15 năm chuẩn bị liên tục và chu đáo. Thành công của cách mạng tháng tám đã minh chứng hùng hồn khẳng định tính đúng đắn của con đường đã chọn, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc, kết hợp với xu thế thời đại mở đường cho lịch sử dân tộc phát triển cao.

Chiến thắng Điện Biên phủ lừng lẫy địa cầu, giải phóng miền Bắc, làm sụp đỗ hệ thống chủ nghĩa thưc dân cũ. Đồng thời góp phần cỗ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Giành được thắng lợi trong cuộc chống Mỹ cứu nước đánh dấu bằng sự kiện đại thắng mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Đến đây đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống Mỹ gian khổ của dân tộc ta, giải phóng hoàn toàn đất nước, đưa đất nước bước sang giai đoạn mới giai đoạn độc lâp tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra sau khi đất nước ta giành độc lập và bước vào thời kỳ phát triển, đất nước ta cũng giành được những thành tựu đán kể trên các lĩnh vực kinh tế, chính tri, xã hôi. Việt Nam đã tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng liên vùng và toàn cầu. Đến năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó nổi bật là Hiệp định thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài, gia nhập AFTA, APEC, WTO, thiết lập được quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như: WB, IMF, ADB. Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc; tham gia giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới; xác định quan hệ ổn định với các nước láng giềng

Trong suốt quá trình lịch sử dân tộc ta đã giành được những thắng lợi to lớn song cách mạng việt nam cũng gặp những khó khăn:

Bị các nước Đế quốc bao vây tứ phía: sau cách mạng tháng Tám với vị trí đi đầu trong phong trào chống Chủ nghĩa thực dân tại một địa bàn chiến lược quan trọng nhất ở Đông Nam Á, cách mạng Việt Nam là đối tượng chống phá quyết liệt của Chủ Nghĩa Đế Quốc và bọn phản động quốc tế đồng thời là nơi tranh chấp của họ .

Thứ hai là nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ phải đương đầu với nhiều kẻ thù có lực lượng lớn mạnh trong tay: phía bắc bọn phản động Tưởng Giới Thạch kéo vào với danh nghĩa đồng minh nhưng lại có âm mưu chiếm đóng nước ta lâu dài. Phía Nam thực dân Anh núp theo quân Anh đã đem quân trở lại chiếm Sài Gòn. Trong các tình huống khó khăn: giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt đe dọa sự tồn vong của nhà nước non trẻ. Trước tình thế đó Đảng đã lãnh đạo nhân dân áp dụng các biện pháp vô cùng sáng tạo để đối phó với tình thế vừa kháng chiến vừa kiến quốc, bằng các biện pháp cực kỳ sáng suốt và triệt để phân hóa kẻ thù để phân hóa chúng đưa chính quyền nhân dân non trẻ vượt qua thử thách hiểm nghèo nhất.

Thứ ba sau cách nạng tháng tám nhiều nước không công nhận chình quyền cách mạng của ta, và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
Thứ tư là giai đoạn 1954 – 1975 mỹ lôi kéo các nước tư bản tập chung lực lượng đánh phá phong trào giải phóng dân tộc. về phía ta, chúng ta quyết bảo vệ quyền độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mình. Thế là việt nam trở thành nơi đụng đầu của lịch sử quyết liệt giữa phong trào giải phóng dân tộc với chủ nghĩa đế quốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Tư bản.

Thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hôi ở việt nam đã diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn. Chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên xô và Đông âu. Do đó các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc có cơ hội nhầm tập chung tiến hành mọi biện pháp nhằm tiêu diệt nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa việt Nam. Đồng thời những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến tình trạng kém phát triển về kinh tế, xã hội là những lưc cản nặng nề. Thực tế ấy đòi hỏi dân tộc Việt nam phải vượt qua, phải chiến thắng và tồn tại.

Tóm lại thực tế lịch sử dân tộc qua 70 năm qua (1930 – 2000) đã kiểm chứng tính đúng đắn , khoa học, thực tế chính xác của con đường đã chọn. nếu không đi theo con đường cách mạng vô sản, không thể có cách mạng tháng tám 1945. không xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thì không thể giải phóng miền nam, không giải phóng miền nam thì không thể bảo vệ và xây dựng Miền Bắc. không thể thống nhất nước nhà. Không thể độc lập hoàn toàn.

Nguyễn Đức Toàn

 

Thành quả và thử thách của sự lựa chọn con đường CMVS ở nước ta?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất