CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Đôi nét về tỉnh Kiên Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đôi nét về tỉnh Kiên Giang I_icon_minitime15.07.11 5:41

binhchi
Tat ca

Thành viên

binhchi

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Điểm Thi Lịch Sử : 9
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 10/09/1992
Ngày Tham Gia : 14/07/2011
Tuổi : 31
Đến từ : Kien Giang
Công Việc : Sinh vien
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Tat ca

Bài gửiTiêu đề: Đôi nét về tỉnh Kiên Giang

 
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Tỉnh Kiên Giang nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc, phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh An Giang và TP Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Cam-pu-chia.

II. DÂN SỐ TRUNG BÌNH (Đvt: nghìn người)

-Năm 2003 dân số trung bình: 1606,6 trong đó, nam: 790,7; nữ: 815,9; thành thị: 369,8; nông thôn: 1236,8.

-Năm 2004: Dân số trung bình: 1630,4 trong đó nam: 803,9; nữ: 826,5; thành thị: 389,5; nông thôn:1240,9.

-Năm 2005: Dân số trung bình: 1657,0 trong đó, nam: 818,6; nữ: 838,4; thành thị: 411,4; nông thôn :1245,6.

-Năm 2006: Dân số trung bình: 1.684,6 trong đó, nam: 830,7; nữ: 853,9; thành thị 405,4; nông thôn:1279,2.

III. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:

Tổng số huyện, thị, thành:14, gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên; các huyện: Kiên Lương; Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải và U Minh Thượng.

IV. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

-Tổng diện tích tự nhiên: 6.346,1 km2.

- Địa hình: phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Riêng Bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4m. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên. Bờ biển: dài 200 km, vùng biển rộng 63.290 km2 với hai huyện đảo và 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó: Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích 563,247 km2, có đường biên giới giáp Campuchia dài 56,8 km.

-Hệ thống sông ngòi: Sông Cái Lớn có chiều dài 60 km, sông Cái Bé có chiều dài 70 km, sông Giang Thành có chiều dài 27,5km, sông Rạch Giá - Hà Tiên, kinh Vĩnh Tế, kinh Tám Ngàn, kinh Rạch Giá - Long Xuyên. Ngoài ra, còn có các kinh rạch dày đặc có tổng chiều dài 2.055 km.

-Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang: Diện tích hơn 1,1 triệu ha, hiện là khu DTSQ lớn hơn cả trong số 5 khu DTSQ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. khu DTSQ này Bao trùm địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng cốt lõi thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.

Khu DTSQ Kiên Giang là nơi bảo vệ các mẫu đa dạng cảnh quan thiên nhiên: cảnh quan rừng tràm (melaleuca) trên đất than bùn của hệ sinh thái úng phèn khu vực U Minh Thượng, vùng đất ngập nước quan trọng của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cảnh quan khu vực đảo Phú Quốc. Nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới...Khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng, đến nay đã điều tra được 250 loài thực vật, trong đó có 243 loài đã được định danh, có 8 loài rất hiếm và 71 loài hiếm có. Phú Quốc có 529 loài thực vật thuộc 118 họ và 365 chi. Động vật hoang dã có 28 loài thú thuộc 8 bộ, tập trung chủ yếu ở Hòn Chông, số lớn trong đó là loài đặc hữu Đông Nam Á. Hiện nay, rạn san hô và thảm cỏ biển Phú Quốc đã được thành lập khu bảo tồn biển quốc gia để tăng cường khả năng bảo vệ trước những tác động quá mức của con người.

V. TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

a.Tiềm năng du lịch:

Kiên Giang có 4 vùng sinh thái: vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng Biển và Hải Đảo cấu trúc địa chất rất đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch với nhiều loại hình phong phú. Các địa danh nổi tiếng về du lịch: Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Kiên Hải…Ngoài ra, còn có Vườn Quốc gia U Minh Thượng và Vườn Quốc gia Phú Quốc với hệ sinh thái rất đa dạng…

-Đảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc. Thị trấn Dương Đông, thủ phủ của đảo cách thành phố Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam. Huyện đảo Phú Quốc bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất, có diện tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25km.) Địa hình Phú Quốc chạy dài từ Nam đến Bắc Đảo chập chùng 99 ngọn núi đồi lớn nhỏ. Ở đây, ngoài đồi núi còn có đồng bằng, rừng tự nhiên rộng 37.000ha với nhiều gỗ quí và chim muông. Những cánh rừng nguyên sinh (có nhiều loại gỗ qúi) tập trung ở khu vực phía đông bắc đảo. Viền quanh đảo có nhiều bãi tắm. Phú Quốc có các cảng An Thới, cảng Hòn Thơm, nơi cập bến của tàu bè trong nước và quốc tế để trao đổi hàng hoá. Đảo Phú Quốc là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỷ 18), nhà tù Phú Quốc.

Các địa danh du lịch ở đảo Phú Quốc: Bãi Khem: Nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách Dương Đông 25km, cách cảng An Thới 5km. Là bãi tắm đẹp, nổi tiếng cát trắng và mịn. Dương Đông: Trung tâm phía tây đảo Phú Quốc, cách thành phố Rạch Giá 120km. Dương Đông là cảng cá lớn, trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa xã hội và thương mại của huyện Phú Quốc. Dương Đông có nhiều cảnh đẹp, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Dinh Cậu, một đền thờ bắt nguồn từ đức tin của người dân đảo Phú Quốc được xây dựng năm 1937 thờ Cậu, vị thần có uy quyền trị vì sông nước, để mong che chở cứu giúp các thuyền bè khi gặp sóng to, gió lớn. Suối Tranh: Nằm trên dãy Hàm Ninh, phía đông bắc đảo Phú Quốc. Suối Tranh tạo nên từ nhiều dòng suối nhỏ, len lỏi qua rừng cây khe núi. Ở gần suối Tranh còn có nhiều hang động huyền hoặc, kỳ bí. Hang Dơi nằm trên núi cao chừng 200m, sâu đến 50m, có nhiều thạch nhũ đẹp, lạ mắt.

-Hòn Tre: là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, Hòn Tre có chiều dài 3,5km, nơi rộng nhất chừng 2km. Đỉnh cao nhất 395m; Từ bến cảng Rạch Giá đến Hòn Tre mất độ 2 giờ ngồi tàu. Từ Rạch Giá nhìn ra biển, Hòn Tre có dáng tựa con rùa khổng lồ bơi trên biển, nên đảo còn có tên là Hòn Rùa. Hòn Tre có nhiều cảnh đẹp như Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá. Đây là bãi tắm sạch đẹp nhất của Hòn Tre, cảnh vật vẫn giữ được nét hoang sơ, dưới là biển, trên bờ cây rừng tỏa bóng mát. Từ Hòn Tre cũng rất tiện lợi để tổ chức các tour du lịch liên kết giữa đất liền và các hòn đảo chung quanh

-Thắng cảnh Hà Tiên: Hà Tiên là một thị xã biên giới, cách thành phố Rạch Giá 90km đường bộ. Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây gần 300 năm mà tên tuổi của nó được gắn liền với dòng họ Mạc. Đứng trên đỉnh núi Tô Châu du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan Đông Hồ, một hồ nước có chiều dài 3km và rộng 2km, ở ngay cửa sông Giang Thành, các núi pháo đài (Kim Dữ), núi Lăng (Bình San), núi Ngũ Hổ và Đông Hồ…

-Thắng cảnh Nam Phố: thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, cách thị xã Hà Tiên 10km. Nam Phố là một điểm nghỉ mát nổi tiếng với hai bãi tắm rất đẹp là bãi Hòn Heo và bãi Ớt

-Thạch Động: Nằm kề quốc lộ 17, cách thị xã Hà Tiên 3km. Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ cao 80m hình mũ lông của kỵ mã ngự lâm quân mọc trơ trọi giữa một vùng toàn đất. Thạch Động còn được gọi là Thạch Động Thôn Vân (động đá nuốt mây) vì động ở độ cao 50m.

b.Tài nguyên và khoáng sản :

-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên: 629.905 ha, đất lúa 317.019 ha. Đất lâm nghiệp chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất chưa sử dụng gần 50.000 ha.

-Tài nguyên biển: 200 km bờ biển, ngư trường khai thác thủy sản :63.000km2. trữ lượng tôm cá khoảng 464.660 tấn. Hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.

-Khoáng sản: có 152 điểm quặng và mỏ của khoảng 23 loại khoáng sản như: đá vôi ximăng, đá vôi hoá chất đolomit, photphorit, đá xây dựng granit, đá xây dựng riolit, đá cát kết, cát thuỷ tinh, cát xây dựng, kao lin, sét ximăng, sét gạch ngói, sét gốm, cuội sỏi, huyền, than bùn. Trữ lượng đá vôi 440 triệu tấn, đá xây dựng 135 triệu tấn, tập trung ở Hà Tiên, Kiên Lương.

THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 là 11,1%, Trong đó, nông- lâm-thuỷ sản tăng 7,26%, Công nghiệp - xây dựng tăng 16,8%; dịch vụ tăng 13,6%.

-Năm 2001: Diện tích lúa: 550,6 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2188,0 nghìn tấn; Diện tích mía: 4,3 nghìn ha; Sản lượng mía: 170,1 nghìn tấn ; Đàn trâu: 7,6 nghìn con; đàn bò: 8,6 nghìn con; Đàn heo: 265,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 4126 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 4192,3 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 4,4 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 40,0 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 2990,8 tỷ đồng; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 1422; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994:2558,9 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 42,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 275178; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 5532,0 tỷ đồng; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 14,6 triệu lượt người; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 1912,0 nghìn tấn; Số hợp tác xã: 34; Số trang trại: 4096. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 56208; Số giường bệnh/vạn dân là 15,66…

-Năm 2002: Diện tích lúa: 575,9 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2578,4 nghìn tấn; Diện tích mía: 5,0 nghìn ha; Sản lượng mía: 209,4 nghìn tấn; Đàn heo: 296,7 nghìn con; Số lượng gia cầm: 4991 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 4974,0 tỷ đồng; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 60,0 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung: 5,2 nghìn ha. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:3374,8 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 49.7 nghìn ha; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 2767,3 tỷ đồng. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ:1517; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 6084,0 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 72.514; Số trang trại: 4684; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2054,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 15,4 triệu lượt người. Số hợp tác xã: 45; Số trường phổ thông tại thời điểm 30/9 phân theo địa phương: 408. Số giường bệnh/vạn dân là 16,22.

-Năm 2003: Diện tích lúa: 563,0 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2489,6 nghìn tấn; Diện tích mía: 4,9 nghìn ha; Sản lượng mía: 202,3nghìn tấn; Đàn trâu: 6,4 nghìn con; Đàn bò:10,2 nghìn con; Đàn heo: 331,0 nghìn con; Số lượng gia cầm: 5360 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 4980,8 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:3542.2 tỷ đồng; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 66,6 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung:7,9 nghìn ha. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 1752; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 62,1 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 306636; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3091,0 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực; tế: 5345,2 tỷ đồng; Số trang trại: 5128; số trường phổ thông tại thời điểm 30/9: 424; Số hợp tác xã: 55; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 17,2 triệu lượt người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương:1878,0 nghìn tấn; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 93749. Số giường bệnh/vạn dân là 17,2.

-Năm 2004: Diện tích lúa: 570,3 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2739,8 nghìn tấn; Diện tích mía: 3,8 nghìn ha; Sản lượng mía: 157,3; Đàn trâu: 7,2 nghìn con; Đàn bò: 10,3 nghìn con; Đàn heo: 358,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3044 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 5126,0; Diện tích rừng trồng tập trung: 4,9 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 83,7 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 4162,5 tỷ đồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 79,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 321382

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3462,6 tỷ đồng. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 2028; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 6334,1 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 113.089; Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương: 2156,0 nghìn tấn; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 19,7 triệu lượt người. Số hợp tác xã: 56; Số trang trại: 6523; Số trường phổ thơng: 449; Số giường bệnh/vạn dân là 17,83.

-Năm 2005: Diện tích lúa: 595,8 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2944,3 nghìn tấn; Diện tích mía: 3,7 nghìn ha; Sản lượng mía: 168,8; Đàn trâu: 7,4 nghìn con; đàn bò:13,3 nghìn con; Đàn heo: 383,3 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2858 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 5410,4 tỷ đồng; Diện tích rừng trồng tập trung: 2,6 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 85,6 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 10294,6 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 4995,2 tỷ đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 82,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 353796; Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 2075; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 3906,9 tỷ đồng; Số trang trại: 6876; Số hợp tác xã: 63; Số trường phổ thơng: 465; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 176.987; Số giường bệnh/vạn dân là 17,85.

-Năm 2006(*): Diện tích lúa: 595,0 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2744,3 nghìn tấn; Diện tích mía: 3,8 nghìn ha; Sản lượng mía:196,3 nghìn tấn. Đàn bò:14,0 nghìn con; Đàn trâu: 8,4 nghìn con; Đàn heo: 350,8 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3883 nghìn con; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 5242,1tỷ đồng; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994:113,0 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng tập trung: 2,0 nghìn ha; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 5684,6 tỷ đồng. Diện tích rừng hiện có:105,9 nghìn ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 82,2 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 378386 tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 4211,2 tỷ đồng. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 2038; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 12470,9 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12 hàng năm: 244.862; Số trang trại: 9056; Số hợp tác xã: 50; Số trường phổ thơng: 475.

VI HỆ THỐNG HẠ TẦNG KINH TẾ KỸ THUẬT :

1.Hệ thống giao thông-vận tải:

Quốc lộ 80 nối liền các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh khác trong nước và đến cửa khẩu Xà Xía sang nước bạn Campuchia. Quốc lộ 61 và 63 nối TP Cần Thơ và tỉnh Cà Mau. Hệ thống tỉnh lộ và hương lộ nối giao thông đến tận ấp. Cảng biển, cảng sông được triển khai đầu tư khôi phục và đưa vào sử dụng hiệu quả là cảng Hòn Chông, cảng Rạch Giá, cảng Hà Tiên, cảng Dương Đông - Phú Quốc, cảng cá Tắc Cậu. Các tuyến tàu khách và tàu vận chuyển hàng hoá ra các đảo như: Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, Thổ Chu. Đặc biệt là các tuyến tàu cao tốc từ Rạch Giá đi Phú Quốc, Hòn Tre và ngược lại. Sân bay Rạch Sỏi và Phú Quốc đáp ứng được nhu cầu đi lại cho khoảng 450 lượt khách/tuần.

2. Điện, nước, bưu chính viễn thông

-Điện: Ơ đất liền chủ yếu là từ nguồn điện lưới quốc gia. Vùng hải đảo: nguồn điện cung cấp chủ yếu bằng các máy phát điện gồm: đảo Phú Quốc 8 máy; đảo Hòn Tre 2 máy; đảo Tiên Hải - thị xã Hà Tiên có 2 máy; Xã Lại Sơn - huyện Kiên Hải 2 máy; xã An Sơn - huyện Kiên Hải gồm có 2 hòn: Hòn Ngang và Hòn Củ Tron được đầu tư 2 máy/hòn; xã Hòn Nghệ - huyện Kiên Lương 2 máy; Hòn Heo - xã Sơn Hải - huyện Kiên Lương 1 máy; xã Hòn Thơm - huyện Phú Quốc 2 máy. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng :83,05%.

-Nước:13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế 31.300 m3/ngày/đêm 76,60% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được đáp ứng.

-Hệ thống thông tin liên lạc: (đến 2006): 43 bưu cục,131 điểm bưu điện văn hoá xã, đường điện thoại: 5.757 kênh, vi ba số là 400 kênh; số máy điện thoại là 347.822 cái, thuê bao Internet đạt 5.750 thuê bao (mật độ điện thoại bình quân là 20,8 máy/100 dân và thuê bao Internet là 0,34 máy/100 dân.

VII. MỘT SỐ DỰ ÁN, KHU QUY HOẠCH KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN KIÊN GIANG

-Khu du lịch Bãi Dài; Khu du lịch Bãi Vũng; Khu du lịch Bãi Cửa Cạn; Khu du lịch Bãi Trường; Khu du lịch Bãi Đất Đỏ; Khu du lịch Bãi Sao; Khu du lịch Bãi Vòng; Khu du lịch Bãi Thơm; Khu du lịch Bãi Rạch Tràm; Khu du lịch Bãi Rạch Vẹm; Sân golf Bãi Dài ; Khu du lịch Đầm Đông Hồ; Khu du lịch sinh thái Núi Đèn; Khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử; Khu IV, khu V của Dự án Lấn biển mở rộng TP; Khu đô thị lấn biển Rạch Sỏi; Khu đô thị lấn biển Vĩnh Quang; Khu đô thị mới Suối Lớn; Khu đô thị mới Gành Gió; Cảng biển Vĩnh Đầm; Cảng Mũi Đất Đỏ; Đường điện cáp ngầm từ đất liền ra đảo Phú Quốc; Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn; Dự án xây dựng bệnh viện; Dự án Quốc lộ 80; dự án cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc; Dự án Đầu tư khu, Cụm công nghiệp, dân cư, Trung Tâm Thương Mại, Du lịch và Dịch vụ Kiên Lương.


VIII-DỰ ÁN XIN CƠ CHẾ ĐẦU TƯ THEO NHIỀU HÌNH THỨC HÌNH THỨC (GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN 2020)

Quốc lộ 80 (37.4 km); Quốc lộ 63 (giai đoạn 2); Quốc lộ 61; Tỉnh lộ 99 Tỉnh lộ U Minh Thượng; Tỉnh lộ Kênh Chống Mỹ ; Đường Kênh T3 ; Đường Kênh Ba Thê- Kiên Lương; Đường đê quốc phòng ven biển Sông Cái Lớn- Tiểu Dừa); Cầu Số 1; Cầu Số 2 (vượt kênh xáng Xẻo Rô); Đường Vĩnh Thông - Phi Thông - Tân Hội Rạch Giá; Đường Minh Lương- Tắc cậu Châu Thành; Đường Võ Trường Toản TPRạch Giá; Cầu 9,5 - Xẻo Nhàu ;Cầu Sông Kiên; Cầu Lạc Hồng; Cằu Nguyễn Văn Cừ; Đường Hành Tấu - Bãi Nò Hà Tiên; Đường Nam Đông Hồ ; Đường Bình An - Rạch Đùng - Hòn Trẹm Kiên Lương; Đường Suối Tranh - Hàm Ninh Phú Quốc; Đường Cầu Sấu - Bãi Sao Phú Quốc; Đường Dương Đông - Suối Đá Bàn Phú Quốc; Đường số 6 Phú Quốc; Dự án lấn biển Bình An Kiên Lương; Trung tâm thương mại Xẻo Nhàu An Minh; Dự án khu dân cư - TM khu vực IV, V khu lấn biển; Dự án lấn biển xây dựng khu đô thị mới Vĩnh Quang Rạch Giá; Dự án lấn biển xây dựng khu đô thị mới Rạch Vàm Trư; Rạch Giá; Dự án lấn biển xây dựng khu đô thị mới Nam Rạch Sỏi; ; Dự án khu dân cư phường Vĩnh Hiệp; Dự án lấn biển mở rộng khu Hoa Biển; Dự án lấn biển Hòn Tre - Kiên Hải; Trung tâm đô thị: Cửa Cạn; Gành Dầu; Hàm Ninh Phú Quốc; Đô thị Suối Lớn (Dương Tơ); đô thị Dường Bào (Dương Tơ ) Phú Quốc; Đô thị An Thới Phú Quốc; Đô thị Gành Dầu;Trung tâm thương mại Dương Đông Phú Quốc; Trung tâm xã Bãi Thơm Phú Quốc; Trung tâm xã Cửa Dương Phú Quốc; Trung tâm xã Dương Tơ Phú Quốc; Điểm dân cư ấp Cây Thông Trong (Cửa Dương)Phú Quốc; Điểm dân cư ấp Bãi Bổn (Bãi Thơm)Phú Quốc; Chợ đầu mối nông sản (Thạnh Lộc); Chợ đầu mối thuỷ sản Tắc Cậu; Chợ trung tâm nông sản Tân Hiệp; Trung tâm thương mại Rạch Sỏi TP.Rạch Giá; Chợ thứ 7An Biên; Chợ cá trên biển Kiên Hải; Chợ cửa khẩu Hà Tiên; Chợ cửa khẩu Đầm Chích Kiên Lương; Chợ Ba Hòn (Hòn Đất) Siêu thị nông nghiệpTP.Rạch Giá; Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại đảo Hòn Tre; Mở rộng cảng cá Tắc Cậu giai đoạn 2; Cảng cá Lình Huỳnh Hòn Đất; Cảng cá Ba Hòn Kiên Lương; Cảng cá Hòn Ngang Kiên Hải; Chợ cá trên biển Lại Sơn; Chợ nông sản Cửa Dương Phú Quốc; Cầu tàu Tiên Hải; Cảng Vịnh Đầm Phú Quốc; Cảng Dương Đông Phú Quốc; Cảng bãi Đất Đỏ Phú Quốc Cảng Bãi Nò Hà Tiên; Cảng Hòn Chông Kiên Lương; Cảng Tắc Cậu; Hồ Cửa Cạn Phú Quốc; Hồ Rạch Cá Phú Quốc; Hồ Suối Lón; Hệ thống cấp nước U Minh Thượng; Hệ thống cấp nước Hòn Đất; Hệ thống cấp nước Nam An Minh; Đầu tư nhà máy xử lý rác TP. Rạch Giá; Xử lý rác thải Hàm Ninh Phú Quốc; Xử lý rác thải Cửa Cạn; Phú Quốc; nhà máy xử lý rác Hà Tiên; Khu công nghiệp Thạnh Lộc; Khu công nghiệp Rạch Vượt; Khu Công nghiệp Kiên Lương; Sân vận động 12 huyện KG; Sân vận động và trung tâm văn hóa huyện mới Giang Thành; Nghĩa địa phía Bắc xã Cửa Dương Phú Quốc; Nghĩa địa Suối Mây - Dương Tơ Phú Quốc; Bệnh viện sinh thái Phú Quốc.




Nguồn:website tỉnh Kiên Giang

 

Đôi nét về tỉnh Kiên Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất