CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Nhìn lại công việc Đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nhìn lại công việc Đổi mới phương pháp dạy và học  các môn xã hội I_icon_minitime13.12.10 4:24

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Nhìn lại công việc Đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội

 
Nhìn lại công việc Đổi mới phương pháp dạy và học
các môn xã hội
Đinh Thị Thái Hà

Đổi mới phương pháp dạy và học là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giáo dục hiện nay. Đối với các trường Sư phạm thì đây lại là một bước đột phá quyết định đến chất lượng đào tạo, chúng ta không thể thụ động trong việc tiếp nhận một khối kiến thức khổng lồ mà luôn phải năng động, tự tin tìm cách để lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Công việc này đã được thực hiện từ nhiều năm nay và đã thu được những kết quả đáng kể. Đối với những môn học xã hội, bên cạnh những công việc và phương pháp chung còn có những điểm riêng đòi hỏi người giáo viên phải có những đầu tư, vận dụng một cách linh hoạt.
Để công việc đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội đạt chất lượng, thực tế những năm vừa qua chúng tôi đã làm những việc sau:
Về phía giáo viên, muốn dạy tốt thì trước hết phải có đầy đủ lượng kiến thức của học phần mình đang giảng dạy. Để làm được điều này, trước khi dạy một học phần chúng tôi phải tiến hành thu thập, tham khảo tất cả tài liệu có liên quan ngoài giáo trình của Bộ. Đây là việc làm vừa mang tính chuyên môn, vừa mang tính phổ thông. Trong những năm gần đây, vấn đề tài liệu trở nên dễ dàng hơn bởi những đầu sách có liên quan được giới chuyên môn chú ý xuất bản nhiều hơn. Đáng kể nhất là các bộ giáo trình được Dự án giáo dục phổ thông cơ sở chỉ đạo các trường có uy tín biên soạn, về cơ bản đã đáp ứng được việc giảng dạy của giáo viên.
Trên thực tế, qua các lần đi tập huấn về đổi mới chương trình và giáo trình CĐSP chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề bất cập về việc biên soạn sách như sau: người biên soạn chương trình giảng dạy và người biên soạn giáo trình là 2 người khác nhau nên không thống nhất và ăn khớp các nội dung khi trình bày. Chương trình thì đưa ra các nội dung rất khó còn giáo trình lại đưa ra các nội dung rất đơn giản, đến khi soạn giảng chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể đến một số sách còn rất nhiều hạt sạn về chuyên môn: lỗi chính tả quá nhiều, các vấn đề trình bày có khi mâu thuẫn với nhau, nội dung sách lại không ăn khớp với chương trình. Cho nên khi soạn bài, chúng tôi phải xử lý khâu này rất lâu và mất nhiều công sức.
Như vậy việc làm mang tính nền tảng, cơ sở của việc đổi mới PPDH là phải tự biên soạn tài liệu (nếu chưa phù hợp) cho sát với chương trình giảng dạy. Thậm chí có những học phần không có giáo trình, chúng tôi phải đi gom nhặt, tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau để có thể lên lớp. Thực tế là hầu hết chúng tôi đều dựa vào các giáo trình có sẵn của Bộ, số lượng tự biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng còn ít.
Phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của tiết dạy, môn học. Người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng tiết dạy, bài học để tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận. Ở bậc học này, chúng tôi đã giao việc cho sinh viên tự nghiên cứu rồi vào lớp cùng trao đổi với các em, đi đến khái quát, tổng hợp các vấn đề cơ bản.
Chúng tôi đã dạy các em biết cách trình bày một vấn đề, cách lựa chọn phương pháp, cách thảo luận nhóm, cách nêu, cách dẫn dắt vấn đề…Điều đặc biệt cần nên tránh là truyền đạt kiến thức từ một phía, người giáo viên phải làm việc một mình từ đầu tới cuối. Chúng tôi đã vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình…
Với các môn học xã hội, phương pháp mang tính chất đặc thù là thuyết trình và nội dung liên hệ, vận dụng thực tế. Dù có đổi mới như thế nào cũng không thể thiếu phương pháp này, bởi có nói hay thì nghe mới thấm và cảm nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn. Cái cơ bản là không phải lúc nào cũng thuyết trình, chỉ chọn những điểm nhấn cần nói. Chúng tôi cũng dạy các em cách thuyết trình các vấn đề cho hấp dẫn, đúng trọng tâm, biết quan tâm và liên hệ các vấn đề thực tế một cách thiết thực, kịp thời để rồi biết cách vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
Một vấn đề nữa trong giảng dạy ở bậc học này là người giáo viên biết cách sử dụng các phương tiện hiện đại. Thực tế hiện nay là trình độ tin học của giáo viên đã được nâng cao, chúng ta có thể khai thác kiến thức bằng nhiều con đường: truy cập mạng, sử dụng giáo án - bài giảng điện tử, các phương tiện hiện đại khác…Trong một tiết dạy nếu chúng ta khai thác được công dụng của các phương tiện này sẽ làm cho tiết học sinh động hơn, việc trình bày và tiếp thu kiến thức cũng thoải mái và hiệu quả hơn, nhiều hơn (Sinh viên có thể trình chiếu bằng phim trong, giáo viên trình bày bằng bài giảng điện tử).
Thực tế giảng dạy đã cho thấy, việc sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình giảng dạy đã khai thác và trình bày được một lượng kiến thức lớn. Chỉ trong 45 phút lên lớp, chúng tôi đã làm được rất nhiều việc: giới thiệu được cả kênh hình lẫn kênh chữ, tiết kiệm được thời gian ghi chép, trình bày được nhiều kiến thức, phát huy được tính tích cực của sinh viên, tiết dạy sinh động và hấp dẫn hơn nhiều. Muốn làm được điều này, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn từ phía giáo viên và sinh viên. Công việc này rất cần sự chịu khó, sáng tạo và đam mê… thì sẽ đạt được kết quả như ý muốn.
Trong một học phần, chúng tôi cũng chỉ thực hiện được một số tiết mà thôi, chưa thiết kế cho cả học phần được. Vấn đề này cần có thời gian và sự đầu tư lớn hơn ở thời gian tới.
Để việc giảng dạy đạt hiệu quả, chúng tôi còn gắn kết các kiến thức chuyên môn ở trường Sư phạm với kiến thức phổ thông, để sau này khi đi thực tập và đứng lớp các em không thấy bỡ ngỡ và xa lạ. Chúng tôi thường xuyên nghiên cứu, bám sát chương trình phổ thông, lồng ghép những kiến thức ấy trong từng nội dung của bài học (nếu có), yêu cầu các em nghiên cứu các vấn đề có liên quan một cách thấu đáo bằng nhiều cách: trình bày trước lớp, làm ở dạng bài tập, đề tài NCKH rồi nộp lại, thảo luận…
Qua các đợt tập huấn cho giáo viên phổ thông, các đợt hướng dẫn sinh viên đi Thực tập sư phạm năm 2, năm 3 chúng tôi đã được cọ sát thực tế, để rồi tự điều chỉnh cách giảng dạy, dung lượng kiến thức cần truyền đạt cho hiệu quả hơn.
Cuối cùng là khâu kiểm tra đánh giá, không phải học phần nào chúng ta cũng chỉ áp dụng một cách ra đề. Xu hướng hiện nay là ra đề trắc nghiệm. Để chất lượng đề được nâng cao, chúng ta cũng phải mất nhiều công sức: soạn ngân hành đề, khảo sát độ đúng-sai-khó-dễ qua các đợt thi học phần để rồi chỉnh sửa cho phù hợp. Mặt khác chúng ta có thể giao các bài tập lớn cho các em nghiên cứu rồi tổ chức vấn đáp, nộp bài chấm (để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn). Hoặc kiểm tra tự luận bằng hệ thống các câu hỏi mở, đòi hỏi sự động não và sáng tạo… Dù làm theo cách nào thì chúng ta cũng không thể bỏ qua điều kiện tiên quyết là phải phù hợp với trình độ của sinh viên, cấu trúc các nội dung của đề phải cân đối, dung lượng kiến thức vừa phải không được quá khó và đánh đố sinh viên.
Đối với các môn học xã hội, việc ra đề trắc nghiệm còn ít và gặp nhiều khó khăn hơn. Vì dung lượng kiến thức nhiều, có những học phần phải kiểm tra khả năng cảm nhận, cách viết, cách cảm thụ của các em…Đây là vấn đề cần được chúng tôi đầu tư và thực hiện nhiều hơn trong trời gian tới
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng rất cần sự tham gia của tổ chuyên môn. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã từng bước thảo luận và thống nhất: mục tiêu của bài - chương, phương pháp thực hiện, soạn đề cương, giáo án. (Chủ yếu là theo nhóm) nhất là các học phần có nhiều người dạy. Thực tế là chúng tôi thảo luận và bàn bạc khi có vấn đề nảy sinh, cơ bản là giáo viên tự có ý thức, trách nhiệm với học phần mình được phân công giảng dạy. Vấn đề này cần được làm tốt hơn trong thời gian tới để có sự thống nhất cao hơn. Qua những tiết thao giảng, tổ bộ môn góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy, các cá nhân sẽ tự điều chỉnh những hạn chế và phát huy những ưu điểm, từng bước hoàn thiện PPDH của mình.
Để PPDH thực sự được đổi mới, chúng tôi thấy rất cần sự hợp tác từ phía các em sinh viên.
Về phía sinh viên, các em cũng phải có cách học phù hợp đáp ứng được xu thế hiện đại hóa giáo dục. Thực tế giảng dạy những năm qua đã cho chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm.
Vào năm thứ nhất, từ phổ thông trung học lên, các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách học ở bậc chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu tài liệu còn xa lạ đối với các em. Chúng tôi đã phải bỏ nhiều công sức để hướng dẫn các em cách học, cách ghi chép, cách đọc sách và nghiên cứu tài liệu. Sau 1 học kỳ, các em đã làm quen với cách học mới và có được những thao tác, kỹ năng cơ bản trong việc tiếp nhận kiến thức, để tự điều chỉnh và thay đổi cách học.
Trước tiên là các em phải biết cách ghi chép, biết bỏ đi thói quen đọc chép như trước đây. Trong một tiết học, các em phải biết chọn lọc những ý chính, biết cách ghi thêm những lời giảng của giáo viên, điều quan trọng là phải ghi thật nhanh theo kiểu tốc ký thì mới kịp.
Việc then chốt trong đổi mới cách học là các em phải biết cách tự nghiên cứu, cách tham khảo và chọn lựa tài liệu. Ngoài những giáo trình, sách tham khảo mà thầy cô giới thiệu, các em còn phải biết tìm thêm những tài liệu có liên quan để có được một lượng kiến thức phong phú và chuyên sâu.
Chìa khóa để mở các vấn đề trên là biết cách đọc sách, đọc xong phải ghi chép lại các ý cơ bản để khi cần còn xem lại. Các em phải rèn cho mình có nhu cầu đọc sách mỗi ngày và thích đọc sách thì mới có thể giải quyết vấn đề này.
Một vấn đề cũng góp phần không nhỏ vào việc đổi mới cách học là các em biết sử dụng tin học và các phương tiện hiện đại khác.
Vấn đề tin học hóa đang được các trường Cao đẳng thực hiện một cách có hệ thống. Vì trên thực tế nó là một học phần bắt buộc nhưng chỉ có 30 tiết nên chẳng thấm vào đâu, các em phải thường xuyên tới Trung tâm hỗ trợ học tập để thực hành thêm, có những em phải đi học thêm ở ngoài để có thể thành thạo hơn. Bên cạnh đó các em cũng phải biết truy cập mạng, khai thác kiến thức một cách tối đa.
Thực tế thì trình độ tin học của các em khối xã hội không bằng các em khối tự nhiên nên đây cũng là một khó khăn.
Một mắt xích không thể thiếu trong việc đổi mới cách học của các em là phải tìm hiểu, bám sát chương trình phổ thông. Thông qua học phần PPDH bộ môn, các em sẽ được nắm vấn đề này một cách đầy đủ. Nhiệm vụ của các em là phải tiến hành soạn giảng cho đều đặn và có ý thức cao. Ngoài những tiết tập dạy ở trên lớp, các em phải biết cách chia nhóm, chia tổ để tập dạy thêm, tự rút kinh nghiệm và biết cách tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để nâng cao tay nghề. Nếu em nào không làm được những điều này sẽ không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và quan trọng của nghề và khó có thể trở thành một người giáo viên thực thụ.
Sau đó, thông qua các đợt TTSP năm 2, năm 3 các em sẽ được cọ sát thực tế, trau dồi những kỹ năng nghề cần thiết, để rồi điều chỉnh độ ăn khớp giữa lý thuyết được học ở trường Sư phạm với thực tế giảng dạy ở phổ thông cho phù hợp.
Một lợi thế của vấn đề này là trong chương trình hiện nay,em được rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, bao gồm các loại kỹ năng có liên quan. Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn cũng rất quan tâm đến vấn đề này nên các em có điều kiện nâng cao tay nghề khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường Sư phạm .
Trên đây là một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội mà chúng tôi đã làm được, đang làm và sẽ làm để nâng cao tay nghề chuyên môn, chất lượng đào tạo của thầy và trò, đáp ứng được xu thế giáo dục hiện nay và góp phần phát triển giáo dục của tỉnh nhà.
(Sưu tầm)


 

Nhìn lại công việc Đổi mới phương pháp dạy và học các môn xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực cộng đồng-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất