CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II I_icon_minitime02.12.10 4:48

trongnguyen
Thể thao, online,...

Quản Lý

trongnguyen

Quản Lý

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Điểm Thi Lịch Sử : 381
Hệ Thống Chấm Điểm : 11
Birthday : 12/02/1988
Ngày Tham Gia : 13/05/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Cao Đẳng Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Thể thao, online,...

Bài gửiTiêu đề: Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II

 

1. Kinh tế, khoa học - kỹ thuật

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của kinh tế Mĩ nền.
Trong khi các nước Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Mĩ kiếm được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí; tính đến 31 – 12 – 1945, các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỉ đôla (Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11,141 tỉ, Pháp 1,6 tỉ…). Do chiến tranh không lan tới đất nước mình, Mĩ có điều kiện hoà bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế: sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% (trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ 4%), sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 – 1939. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

Sở dĩ Mĩ có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế như thế là do: 1 - Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm; 2 - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao ( các công ti độc quyền Mĩ là những công ti khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới); 3 - Nhờ quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí (thu được trên 50% tổng lợi nhuận hàng năm). Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá… cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác.

Nhưng mặt khác, kinh tế Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế và nhược điểm: 1 – Tuy đến nay vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài chính, nhưng vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới: sản xuất công nông nghiệp, dự trữ vàng không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như những năm đầu sau chiến tranh; Các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với Mĩ về mọi mặt; hiện nay trên thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế, tài chính là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản; 2 – Tuy phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xẩy ra những cuộc suy thoái về kinh tế (từ 1945 đến nay đã diễn ra 8 lần suy thoái); 3 - Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội Mĩ là nguồn gốc tạo nên sự không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội ở Mĩ.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Cũng vì thế, Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của toàn nhân loại, nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ này, và nước Mĩ cũng là một trong mấy nước đạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Mĩ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những côn cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động…), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới ( chất pôlime, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những thuộc tính mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm Mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí…). Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mĩ đã có nhiều thay đổi khác trước.

2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Mĩ

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối nội quán xuyến của giới cầm quyền Mĩ là tiếp tục duy trì những thể chế của chế độ dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (Hiến pháp Mĩ ban hành hơn 200 năm nay vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể), nhưng nếu vượt quá khuôn khổ những luật pháp này sẽ bị nghiêm cấm hoặc trừng trị nghiêm khắc. Trước ảnh hưởng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, trong những năm 40 và đầu những năm 50, Tổng thống Tơruman đã ban hành nhiều đạo luật nhằm chống lại sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công của công nhân - luật Táp Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công và cấm những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản Mĩ không chấp nhận cho những người Cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình, nhằm cô lập về kinh tế, chính trị đối với những người Cộng sản. Ở Mĩ, chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da trắng với người da đen và da màu vẫn tiếp tục tồn tại. Sự phân hoá thành hai cực trong xã hội Mĩ ngày càng trở nên hết sức trầm trọng: một cực là một số ít những nhà triệu phú, tỉ phú, những tầng lớp trên trong xã hội sống một cách xa hoa, xung túc; nhưng cực khác là đông đảo công nhân, những người lao động sống còn khổ cực, luôn luôn bị nạn thất nghiệp đe doạ (ở Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu đôla trở lên, trong khi đó lại có 25 triệu người sống trong cảnh nghèo túng, dưới mức tối thiểu của người Mĩ).

Bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất công trên đây, ở Mĩ thường xảy ra những cuộc xuống đường của sinh viên và học sinh, những cuộc nổi dậy của người da đen và người da đỏ.
Phong trào đấu tranh của 25 triệu người da đen bắt đầu bùng lên mạnh mẽ từ năm 1963, lan rộng ra 125 thành phố, mạnh nhất là ở Đitơroi. Ở đây, nhà cầm quyền Mĩ đã phải huy động quân đội, xe tăng, máy bay lên thẳng đến đàn áp. Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến năm 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang, như ở Undưtni tháng 2 – 1976. Ngoài ra, giữa những năm 60, các thành thị Mĩ luôn luôn sôi động vì những cuộc biểu tình đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại học của thanh niên và sinh viên mà người ta thường gọi là “sự nổi loạn của thế hệ trẻ”.

Trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ cũng diễn ra những vụ bê bối về chính trị và kinh tế: vụ Tổng thống Mĩ Giôn Kennơđi bị ám sát vào năm 1963, vụ tài liệu mật Lầu năm góc, vụ Oatơghết dẫn đến Nichxơn buộc phải từ chức vào năm 1974, vụ Côntơraghết và Iraghết trong những năm 80 v.v… Trong xã hội Mĩ cũng luôn luôn diễn ra những tội ác và tệ nạn, như những vụ giết người cướp bóc, tệ nạn ma tuý, hippi, thói ăn chơi đồi truỵ theo “lối sống Mĩ”…

3. Chính sách đối ngoại

Ngày 12 – 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Tơruman chính thức đề ra “Chủ nghĩa Tơruman”, mở đầu cho thời kỳ bành trướng, vươn lên thống trị thế giới của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. “Chủ nghĩa Tơruman” công khai nêu lên “sứ mạng” của Mĩ trong “sự nghiệp lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản”; xúc tiến việc thành lập các liên minh quân sự nhằm bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và kêu gọi các nước đồng minh của Mĩ ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị tiến hành một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, “Chủ nghĩa Tơruman” còn chủ trương thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự cho các nước đồng minh của Mĩ, qua đó, khống chế, nô dịch các nước này. Sau khi lên làm Tổng thống Mĩ năm 1953, Aixenhao tiếp tục thực hiện “Chủ nghĩa Tơruman” nhưng bổ sung thêm “Chủ nghĩa Aixenhao”, thường được gọi là “chủ nghĩa lấp chỗ trống” (tức Mĩ tìm mọi cách “lấp chỗ trống” sau khi Anh, Pháp bị thất bại ở Đông Dương năm 1954, ở Trung Cận Đông năm 1957…). Tiếp đó, hầu như mỗi đời Tổng thống Mĩ khi lên cầm quyền lại đề ra một học thuyết hoặc đường lối của mình để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, như “chiến lược hoà bình” của Giôn Kennơđi (1961), “Học thuyết Nichxơn” (1969), “Học thuyết Rigân” (1980), “Học thuyết Busơ” (1989)… Năm 1993, Tổng thống B.Clintơn thực hiện “Chiến lược dính líu và mở rộng” nhằm áp đặt nền thống trị về kinh tế và quân sự của Mĩ trên khắp thế giới.

Mặc dù mang tên gọi khác nhau, đường lối có thể cứng rắn hoặc ôn hoà khác nhau, và các biện pháp cụ thể cũng có nhiều nội dung khác nhau, nhưng “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ trước sau đều nhất quán 3 mục tiêu: 1 – Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa; 2 – Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hoà bình dân chủ thế giới; 3 - Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chính sách thực lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ).
Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn cầu” của mình, Mĩ đã thành lập các khối quân sự NATO, SEATO, ANZUS, CENTO… ra sức chạy đua vũ trang kể cả cac vùng vũ khí hạt nhân chiến lược, và phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ tramg ở khắp các khu vực trên toàn thế giới.

Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979…) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ. Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

 

Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất