CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Vài mẫu chuyện về tình thầy - trò xưa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vài mẫu chuyện về tình thầy - trò xưa I_icon_minitime04.11.10 12:48

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Vài mẫu chuyện về tình thầy - trò xưa

 
Ở bất kỳ xã hội văn minh nào cũng có chung quy luật: cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta, còn để có kiến thức đều nhờ công dạy dỗ của thầy. Nói về quan hệ thầy-trò, trong tác phẩm “Việt Nam phong tục”, học giả Phan Kế bính có bàn: “Người ta ở đời nhờ có cha mẹ sinh ra mình, lại nhờ có thầy dạy cho mình thì mình mới khôn biết việc này việc nọ, mới nên con người, cho nên học trò ở với thầy cũng như con ở vơí cha mẹ, ấy cũng là một mối luân thường ở Á Đông ta”. Xưa, từ nhỏ đến khi thi hương, hội, đình để lấy tú tài, cử nhân, tiến sĩ thường học một thầy, cùng lắm vài ba thầy; không như ngày nay, mỗi năm mỗi thầy, từ bậc trung học trở lên mỗi môn học ít nhất một thầy… Có những ông đồ rất giỏi chữ nghĩa, đào tạo được nhiều ông cống, ông cử, ông nghè nhưng bản thân thầy chẳng đỗ thứ bậc, chẳng nhận quan tước gì cả. Thầy và trò cùng lều chõng đi thi là chuyện thường tình; “học tài, thi phận”, nên nhiều trường hợp trò đỗ cao mà thầy hỏng cũng là việc bình thường. Tuy nhiên, dẫu có làm quan chức tước cao đến nhất phẩm ở triều đình thì học trò cũng phải kính trọng thầy. “Không thầy đố mầy làm nên” như cách đánh giá chuẩn xác về sự học, kiến thức và khoa cử mà vị trí của người thầy hết sức quan trọng. Mọi lễ nghi phải theo quy phép “tiên học lễ, hậu học văn”. Mới vào học gọi là nhập môn thường phải có lễ vật để yết kiến thầy, thường là buồng cau. Con thầy dầu ít tuổi hơn cũng được gọi là thế huynh. Khi thầy mất, môn sinh cũng phải để tang thầy ba năm, song không phải phục tang chế (gọi là tâm tang, tức để tang trong lòng). Xin kể ra đây một vài giai thoại có liên quan đến đạo lý thầy-trò thời Nho học:

- Thời nhà Trần có thầy Chu Văn An ( ? – 1370 ), người Thanh Đàm (thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc Hà Nội) là người cương nghị, thẳng thắng, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc, học vấn tinh thông, nỗi tiếng khắp cõi, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc tử giám tư nghiệp và dạy thái tử. Sau đó vua Dụ Tông ham chơi bời, lười chính sự; ông nhiều lần khuyên can, vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần (đều là những kẻ quyền thế được vua yêu), người bấy giờ gọi là “thất trảm sớ”. Sớ dâng lên mà vua không trả lời, ông treo mũ về quê ở núi Chí Linh, sống đời thanh bạch. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “… Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy ở dưới giường lạy lên, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc chưởi mắng, thậm chí la thét không cho vào” (sđd, NXB Khoa học-Xã hội, Hà Nội 1985, tr. 152). Về sau, sử thần Ngô Sỹ Liên bàn: “Ông (Chu Văn An) thực đáng coi là ông tổ của các nhà Nho nướcViệt ta mà thờ văn miếu…” (sđd, tr. 153).

- Thời nhà Lê, Lương Thế Vinh (1442 - ? ) người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tương truyền, thuở nhỏ là người thông minh khác thường, nổi tiếng thần đồng. Ông đỗ trạng nguyên năm 21 tuổi, khoa Qúy Mùi (1463) triều Lê Thánh Tông và lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Đồng bí thư giám, Trực học sĩ, Thị thư Viện hàn lâm, Sùng văn quán Tú lâm cục tư huấn…, soạn nhiều văn bản bang giao , tiếng vang tận cõi người (tức bên Trung Quốc) nhưng là người có tiết tháo, không ham công danh phú quý, về già thích cuộc sống điền viên, bình dị. Dân gian gọi ông là Trạng Lường, vì ông rất giỏi toán học. Từ trò chơi xếp đá cuội trong 9 ô vuông thuở nhỏ mà thành cơ sở để sau này ông sáng tạo nên bảng cửu chương, hình thành dần nội dung của cuốn toán pháp Đại Thành – cuốn sách giáo khoa về toán học đầu tiên của nước ta. Hiện còn lưu truyền nhiều giai thoại về cuộc đời của ông với vua, với dân, với bạn bè cùng trang lứa là người trong làng, trong đó có giai thoại liên quan đến đạo lý quan-dân, thầy-trò. Chuyện kể rằng, sau khi về hưu, có một quan huyện thường vào làng bắt phu hầu quan. Một lần ông tình nguyện khiêng võng hầu quan, đi một quãng, ông gặp người trong làng bèn nhắn rằng: “nhờ bác vào làng nói với học trò tôi là tên thám hoa Trần Công Bích, bảo hắn ra đây khiêng đồ võng quan huyện, kẻo tôi mệt quá, không đi được”. Nghe câu ấy, quan huyện thất kinh như sét đánh ngang tai, vội vàng xuống quỳ bên đường xin ông tha tội. Sau khi ông mất, vua Lê Thánh Tông đích thân làm thơ phúng bằng quốc âm và được dân thờ làm phúc thần. Về sau, Lê Quý Đôn đề cao ông là người tài hoa, danh vọng vượt bật. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biét ông là người ham đọc sách, học vấn rộng rãi, từng là Sái Phu trong hội Tao Đàn.

- Ba lần Nguyễn Huệ ra Bắc Hà là ba lần mời La Sơn Phu Tử, tức Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) ra làm quân sư chính là để thu phục nhân sĩ trong nước, vì ông là thầy giáo của nhiều triều thần Lê -Trịnh. Ông người Nguyệt Ao, huyện La Sơn Trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Nghệ An), đậu hương giải năm 20 tuổi, làm Huấn đạo rồi làm Tri phủ một thời gai, sau từ quan về dạy học, làm nhà trên núi ở ẩn. Trịnh Sâm mời ra làm quan nhưng ông từ chối. Nguyễn Huệ (sau này là hoàng đế Quang Trung) nhiều lần viết thư mời với thái độ chân tình nên ông ra nhận chức Viện trưởng Viện sùng chính, chuyên dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Sau khi Quang Trung mất, ông từ quan. Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông hợp tác và tỏ ý trọng đãi, nhưng ông lấy cớ già yếu mà không cộng tác. Dẫu chưa bao giờ là học trò của ông, nhưng hoàng đế Quang Trung bao giờ cũng kính trọng ông như là bậc thầy đáng kính.

-Thời nhà Nguyễn, Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ông sinh và sống trong thời kỳ đất nước nhiều loạn lạc. Thời niên thiếu là sống trong cảnh mà triều đình Huế đàn áp các cuộc nổi dậy, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định; lúc trưởng thành là lúc thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, quê hương bị giặc chiếm ông phải về Cần Giuộc, Pháp đánh Cần Giuộc ông phải về Ba Tri (Bến Tre). Bọn thực dân và tay sai mua chuộc như gợi ý và trả lại ruộng đất và trợ cấp cho ông, trả tiền nhuận bút tác phẩm Lục Vân Tiên, nhưng ông kiên quyết từ chối, giữ tròn khí tiết “thà đui mà giữ đạo nhà”. Sau khi đỗ tú tài ở Gia Định, ông ra Huế chờ khoa thi, nghe tin mẹ mất nên trở về Nam cư tang. Vì thương mẹ và đường sá xa xôi mà ông bị mù nên sau này ông chuyển sang học thuốc để chữa bệnh cho dân và mở trường dạy học. Ông là thầy thuốc giỏi, dạy học hay, sống chuẩn mực, có uy tín nên được sĩ phu và nhân dân kính trọng và gọi ông là Đồ Chiểu. Cảm phục tấm lòng của thầy, người học trò tên là Lê Văn Quýnh làm mai mối kết duyên với người chị của mình là Lê Thị Điền làm bạn trăm năm và sinh ra những người con thành đạt, có tiếng tăm, trong đó có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh lừng danh khắp chốn Nam kỳ.

- Tại Quảng Nam thời Cần Vương, Trần Văn Dư nhân danh Chánh Sơn phòng sứ cùng với các nghĩa sĩ, nghĩa dân; trong đó có Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến thành lập “Nghĩa hội” dặt tân tỉnh tại Dương Yên rồi Trung Lộc, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chống Pháp dưới danh nghĩa vua Hàm Nghi. Khi Trần Văn Dư bàn giao chức Sơn phòng sứ cho Nguyễn Đình Tựu (là thầy của Nguyễn Duy Hiệu) nhưng sau đó Nguyễn Đình Tựu cũng cáo về. Khi Nguyễn Duy Hiệu thay Trần Văn Dư lãnh đạo Nghĩa hội, ông có yết kiến mời Nguyễn Đình Tựu ra làm Hội chủ, nhưng ông Tựu lấy cớ tuổi già mà xin từ. Lúc ấy, nhiều người trong Nghĩa hội ngầm nghi Nguyễn Đình Tựu ám thông với quân triều, nhiều lần toan giết, nhưng Nguyễn Duy Hiệu dõng dạc nói: “Bọn cử sự, biết chắc thế nào cũng thất bại, chỉ vì danh nghĩa mà thôi; nhưng trên danh nghĩa: quân sư là trọng. Nay mang tiếng giết thầy, biết lấy gì tỏ với thiên hạ hậu thế” (theo Huỳnh Thúc Kháng tự truyện).

Sự học ngày nay khác nhiều so với thời khoa cử, vai trò người thầy đối với học trò và các bậc phụ huynh cũng có sự biến đổi trong nhận thức theo thời cuộc. Thời nay ít có người thầy toàn diện nhiều lĩnh vực như xưa, mà phần lớn chuyên sâu trong một vài chuyên môn nào đấy. Nhưng không phải vì thế mà vai trò của người thầy mất vị thế trong xã hội . Vị thế người thầy luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiên tiến tôn vinh và xã hội kính trọng. “Tôn sư, trọng đạo” là đạo lý đời đời, và nghề giáo bao giờ cũng là nghề cao quý. Nhắc lại vài mẫu chuyện xưa như nhắc đến sứ mệnh cao cả của người thầy cho tất cả các thời đại.

Sưu tầm.

 

Vài mẫu chuyện về tình thầy - trò xưa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực cộng đồng-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất