CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Lễ hội đua bò ở An Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lễ hội đua bò ở An Giang I_icon_minitime26.09.10 21:46

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Lễ hội đua bò ở An Giang

 
Hằng năm cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch khoảng trung tuần tháng 10 dương lịch, khi vụ hè thu đã được thu hoạch xong, lúc cây lúa ruộng trên cũng vừa bén rễ sau những trận mưa rào , thì cũng là lúc cộng đồng người dân tộc Khmer thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) cũng tạm gác chuyện đồng áng để chuẩn bị đón mừng những ngày lễ Dolta truyền thống.

Lễ Dolta kéo dài suốt trong tháng 8 âl là lễ báo hiếu, chịu ơn trong những ngày này người dân Khmer thường tập trung tại các chùa chiềng để cúng bái cầu phước cho ông, bà, cha mẹ cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màn thắng lợi. Suốt thời gian tổ chức lễ sôi động nhất là vào những ngày cuối tháng.Trong những ngày này ngoài việc đi chùa lễ phật cầu phước, những sinh hoạt văn hóa vui chơi cũng được tổ chức thật nhộn nhịp. Trong đó hấp dẫn nhất là tổ chức lễ hội đua bò.

Hội đua bò đã có từ rất lâu, nhưng trong thời gian đầu việc tổ chức còn mang tính dân gian, chủ yếu chỉ là những cuộc tranh tài vui chơi giữa các chùa, các phum sóc tại địa phương sau khi kết thúc vụ mùa, đến năm 1991- 1992 hội đua bò đã được quan tâm đầu tư nâng lên trở thành lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm với qui mô ngày càng được mở rộng, hình thức thi đấu cũng ngày càng hấp dẫn thu hút đông đảo mọi người tham gia và nó thật sự đã trở thành ngày hội văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng người dân tộc Khmer trên đất An Giang.

Để được tham gia ngày hội, ngay sau khi kết thúc thời vụ gieo cấy những cặp bò được nghỉ ngơi dưỡng sức trong nhiều ngày được chăm sóc, bồi dưỡng và tập luyện cẩn thận, sau đó tham gia các cuộc thi đấu vòng loại với những cặp bò khác ở xã và liên xã để tuyển chọn những cặp bò giỏi đại diện cho địa phương tham gia trận thi đấu chung kết. Ngày thi hàng mấy chục cặp bò đã qua tuyển chọn được tập trung tại trường đua thực hiện các thủ tục như sắp xếp, bốc thăm thi đấu, nghe phổ biến luật trong thi đấu...

Trường đua là khu đất ruộng đã thu hoạch xong rộng từ 3000 đến 5000 m2 (trong đó đường đua chính dài 100 mét, ngang 6 mét). Theo những qui định chung trong điều lệ thi đấu các cặp bò khi vào trận đấu phải thực hiện 2 vòng hô và 1 vòng Thả. Vòng Hô (có thể gọi là vòng diễu hành), ở vòng này những người cầm nài( còn gọi là tài xế) phải điều khiển bò đi chung quanh trường đua 2 vòng và phải đảm bảo đúng luật, không phạm qui (như vượt khỏi đường lim qui định dọc dài theo trường đua, cặp bò đi sau có thể vượt qua mặt cặp bò đi trước nhưng không được dẫm lên bừa của cặp bò đi trước) nếu vi phạm sẽ bị xử thua cuộc, cặp bò còn lại vẩn tiếp tục thực hiện theo qui định thi đấu. Vòng Thả, đây là vòng thi quyết định và hấp dẫn nhất. Sau khi các cặp bò hoàn thành 2 vòng hô đến vạch xuất phát, sau hiệu lệnh của tổ trọng tài các cặp bò được tài xế điều khiển phóng đi nước đại với tốc độ trung bình có thể đạt từ 40 đến 60 km/giờ để vượt về đích. Đặc biệt ở vòng thả, trên đường đua ngoài việc được quyền vượt lên, cặp bò sau còn được quyền bừa của cặp bò trước để thắng cuộc. Do đó trong cuộc tranh tài ngoài những yếu tố như bò giỏi, tốt, khỏe chủ nhân của những cặp bò thường tìm cho mình một tài xế giỏi lanh lợi, gan dạ và có nhiều kinh nghiệm trong thi đấu để điều khiển cặp bò của mình trong vòng thi quyết định này.

Cuộc tranh tài càng vào các vòng trong từ vòng 16 đến trận chung kết thì càng trở nên hấp dẫn hơn, những cặp bò còn lại đã chiến thắng ở những vòng đấu loại vào vòng trong lại càng tỏ rõ bản lĩnh khi vào trận, thi đấu rất hăng với kỹ thuật và tốc độ rất cao qua những cú rút, cú bức phá ngoạn mục, những cuộc rượt đuổi tăng tốc lướt trên đường đua đã gây nhiều ấn tượng cho người xem. Chính vì sự hấp dẫn đó hàng năm cứ vào ngày lễ hội đua bò sự thu hút đó không những chỉ có đồng bào Khmer mà ngay cả đồng bào Kinh cũng đều náo nức tham gia và cổ vũ nồng nhiệt. Trong đó không thiếu các nhà nhiếp ảnh ở khắp mọi miền bám sẵn sàng chặc đường đua suốt hàng giờ bất kể đạp bùn, đội nắng, dầm mưa, chờ cơ hội, khoảnh khắc đẹp chộp lấy những pha ảnh đẹp và chính những tác phẩm nghệ thuật đó cũng đã giành những giải thưởng cao trong các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế.

Cũng như lễ hội đua ghe Ngo trong ngày lễ Óoc Om Bóc của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh, lễ hội đua bò của cộng đồng người dân tộc Khmer An Giang không những chỉ được coi là một môn thể thao độc đáo mà nó còn mang đậm một nét văn hóa truyền thống rất riêng của một dân tộc Khmer trên đất An Giang. Trong đó kẻ thắng người thua đều được hưởng chung một niềm vui thắng lợi của một năm được mùa và hướng tới một mùa vụ mới với những kết quả cao hơn.

Nguồn: Báo An Giang

 

Lễ hội đua bò ở An Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Lễ Hội Dân Gian-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất