CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Chuyện về chiếc gậy song của Bác Hồ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyện về chiếc gậy song của Bác Hồ I_icon_minitime17.09.10 10:50

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Chuyện về chiếc gậy song của Bác Hồ

 
Từ lâu hình ảnh Bác Hồ giản dị với bộ quần áo nâu gụ hay bộ quần áo ka ki, đôi dép lốp cao su, mũ cát cùng chiếc gậy song đã trở nên quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam.

Chiếc gậy chống đã là người bạn của Bác từ những ngày Người trở về nước năm 1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài.Trong điều kiện hoạt động ở vùng rừng núi, chiếc gậy giúp Bác đi lại thuận tiện hơn. Năm 1942 Người sang Trung quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, chúng cũng thu luôn cả chiếc gậy. Nhớ người bạn đường thân thiết Người đã viết những vần thơ:

Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường

Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sương

Giận kẻ gian kia gây cách biệt

Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương.

(Nhật ký trong tù - Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta)


Chiếc gậy đã đồng hành cùng Bác trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng Người lúc trèo đèo, lội suối, lúc“chống gậy lên non xem trận địa”, có lúc chiếc gậy lại trở thành dây phơi quần áo di động. Nhà thơ Thanh Tịnh đã viết những dòng thơ xúc động về hình ảnh dung dị của vị lãnh tụ dân tộc ở Việt Bắc:

Nhớ một tối giữa rừng Việt Bắc

Được xuống đò theo Bác sang sông

Đó là Bác mà sao biết trước

Tưởng Cụ già miền ngược ven sông

Dao rừng cài gọn bên hông

Gậy song cắp nách, túi vòng qua vai.

(Thanh Tịnh - Trăm năm nhớ một chuyến đò, NXBQĐND, Hà Nội, 1980)


Sau này khi Người về Hà Nội, chiếc gậy song vẫn là Người bạn thân thiết của Người, đặc biệt trong những ngày cuối khi sức khỏe đã giảm sút chiếc gậy càng cần thiết hơn trong cuộc sống thường ngày, cùng Người tập luyện chống lại bệnh tật.

Hiện tại ở chủ đề VII của Bảo tàng Hồ Chí Minh, phần trưng bày về những ngày cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang trưng bày một số đồ dùng của Người trong đó có chiếc gậy song. Đây là chiếc gậy song Bác sử dụng từ cuối năm 1966 cho đến khi Người qua đời. Gậy được làm bằng một đoạn cây song gồm 5 dóng, dài 92 cm, đường kính là 2cm, có màu vàng óng pha nâu. Một đầu uốn cong làm chỗ tay cầm. Đầu cong của gậy được bọc kim loại mạ trắng, trên có chữ in “Hà Nội - Việt Nam”. Đầu chống xuống đất có gắn khâu cao su đen để khi chống xuống đất được êm. Chiếc gậy này do hợp tác xã thủ công sản xuất hàng mây tre xuất khẩu xã Châu Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), làm ngày 23.7.1966. Nguyên liệu để làm gậy được mua từ tỉnh Bắc Thái.

Ai cũng hiểu tác dụng của chiếc gậy đối với Bác trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nhưng có lẽ còn ít người được biết đến tác dụng khác của cây gậy song của Bác Hồ như câu chuyện kể của bà Nguyễn Thị Định - nguyên là Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình từ năm 1963 đến năm 1980, người vinh dự được đón và đi cùng Bác trong những lần Bác về thăm Thái Bình:

Tỉnh Thái Bình đã ba lần được đón Bác về thăm. Lần đầu tiên Bác về Thái Bình là ngày 26-10-1958. Sau khi gặp gỡ với Ủy ban hành chính tỉnh và Tỉnh ủy, Người đã tới dự Đại hội sản xuất đông- xuân, nói chuyện với hơn 4 vạn đại biểu nhân dân từ cấp xã của tỉnh. Lần thứ hai là ngày 26-3-1962. Người về thăm hai xã thuộc huyện Tiền Hải. Đó là xã Nam Cường - xã mới lấn biển và xã Đồng Lâm- xã có truyền thống cách mạng, nơi từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có phong trào biểu tình chống Pháp đàn áp phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh đòi giảm sưu thuế, chia công điền. Lần thứ ba Người về Thái Bình đúng vào dịp năm mới 1967. Ở thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới Người đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh và Tỉnh ủy. Sáng ngày 1-1-1967, Người về thăm xã Hiệp Hòa, huyên Vũ Thư, sau đó nói chuyện với cán bộ và đại diện những hợp tác xã tiên tiến của tỉnh. Người nhắc nhở những vấn đề mà nhân dân và các cán bộ phải thực hiện để phát huy truyền thống của tỉnh luôn có thành tích tốt trong sản xuất và chiến đấu. Nhưng có một điều khiến Bác không vui, đó là hiện tượng đánh chửi vợ, coi thường phụ nữ. Người phân tích: chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau. Phụ nữ là một phần nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội cũng chưa được giải phóng, vì vậy phải kính trọng phụ nữ. Người phê phán hiện tượng đánh chửi vợ. Người khẳng định đó là một điều đáng xấu hổ, là phạm pháp và cực kỳ dã man. Người yêu cầu “Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình” và mong rằng từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa.

Sau lần đó, tháng 5-1969, đoàn đại biểu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình lên Hà Nội báo cáo Bác về tình hình địa phương. Lúc này sức khỏe của Bác đã yếu đi nhiều. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với đoàn, một trong những vấn đề Bác rất quan tâm, đó là về quyền bình đẳng của phụ nữ ở Thái Bình. Bà Định báo cáo với Bác là vấn đề này đã được cải thiện, nhưng vẫn còn hiện tượng đánh chửi vợ. Nghe vậy, với vẻ không vui, Bác cầm chiếc gậy song bên cạnh đưa cho bà Định và nói “Bác cho cô chiếc gậy này để trị đứa nào đánh vợ!” Câu nói của Bác vừa mang tính hài hước vừa mang đậm tính triết lý sâu xa. Cả cuộc đời Bác đã hy sinh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân trong đó có hạnh phúc của những người phụ nữ. Hơn ai hết Bác là người thấu hiểu nỗi khổ cực của phụ nữ. Trong xã hội cũ họ phải chịu nhiều cực khổ, ngoài nỗi khổ của thân phận một người dân mất nước, họ còn phải gánh chịu nỗi khổ của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nhưng khi đất nước đã giành được độc lập, nhiều người phụ nữ vẫn phải chịu thiệt thòi, vẫn bị đối xử tệ bạc do ảnh hưởng của quan niệm trong chế độ cũ. Bác cũng là người sớm nhìn nhận và đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội như Người đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” Phụ nữ Thái Bình chính là những người làm nên hình ảnh “Chị Hai năm Tấn” nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Câu nói của Bác hàm ý phê phán nhưng cũng là trọng trách Bác giao cho người lãnh đạo Thái Bình trong cuộc đấu tranh để mang lại công bằng cho phụ nữ. Tuy rằng sau cuộc gặp đó, một phần do Bác yếu vẫn cần dùng chiếc gậy hàng ngày, phần vì theo gợi ý của ông Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác, nên bà Định không có điều kiện để mang chiếc gậy song của Bác về Thái Bình để đánh đòn những kẻ ưa dùng vũ lực với vợ ở Thái Bình. Nhưng Bác đã cho một thứ vũ khí tinh thần để phụ nữ Thái Bình nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung đấu tranh tự giải phóng mình.

Sau này, bảo tàng Thái Bình đã xin được làm lại cây gậy song của Bác để trưng bày tại bảo tàng tỉnh như một minh chứng cho sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Thái Bình nói riêng, đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình phải luôn luôn quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ.

Ở bên Bác, chiếc gậy song - tưởng như vô tri vô giác cũng mang tính chiến đấu và thấm đẫm lòng yêu thương, bác ái của Người./.
Sưu tầm

 

Chuyện về chiếc gậy song của Bác Hồ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu Chuyện Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất