CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) I_icon_minitime17.09.10 2:56

vevoicoinguon
Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Thành viên

vevoicoinguon

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 50
Điểm Thi Lịch Sử : 161
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 10/10/1983
Ngày Tham Gia : 13/06/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Cần Thơ
Công Việc : Cán Bộ Đoàn
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Bài gửiTiêu đề: Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)

 
Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)


Tượng Thoại Ngọc Hầu tại Ba Thê - Núi Sập, An Giang

Thoại Ngọc Hầu (Chữ Hán: 瑞玉侯), tên thật là Nguyễn Văn Thoại (Chữ Hán: 阮文瑞), (1761 - 1829) là một danh tướng của triều Nguyễn.

I. Thân thế và sự nghiệp
Thoại Ngọc Hầu sinh ngày 25 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Cha ông là Nguyễn Văn Lương và mẹ là bà Nguyễn Thị Tuyết.

Vào Nam Thời ông sống, nước Việt đã xảy ra chiến tranh giữa Trịnh với Nguyễn, tiếp theo là phong trào Tây Sơn. Vì vậy, ông đã cùng gia đình thân thuộc chạy vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình, nơi cù lao Dài, trên sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long


Võ công Năm 1777, khi được 16 tuổi, Thoại Ngọc Hầu đến xin đầu quân tại Ba Giồng (Đinh Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1782, Tây Sơn đại phá Nguyễn Phúc Ánh ở cửa Cần Giờ diệt cả tên chỉ huy Pháp Manael, ông và chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Năm 1784 đến năm 1785, ông theo Nguyễn Phúc Ánh sang Xiêm 2 lần để cầu viện.

Từ năm 1787 đến năm 1789, Thoại Ngọc Hầu có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa). Năm 1792, ông lại sang Xiêm, trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được Nguyễn Phúc Ánh cử sang Xiêm công cán. Năm 1800, Thoại Ngọc Hầu được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên.

Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất Nam - Bắc. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Thoại Ngọc Hầu cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ. Ông lại ra Bắc tham gia thu phục Bắc Thành rồi được cử chức Trấn thủ Bắc Thành. Ít lâu sau ông được lệnh làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại trở về Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường vào năm 1808. Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Chân về Gia Định, năm 1813 hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên. Ở đó được 3 năm, ông được triệu về nước để nhận chức trấn thủ Vĩnh Thanh.

Công khai phá Ở chức vụ trấn thủ Vĩnh Thanh, ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:

* Đào kênh Thoại Hà dài hơn 30 km ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, với khoảng 1.500 nhân công. Vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi, tên kênh.

* Đào kênh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 km, huy động đến 80.000 nhân công thực hiện từ năm 1819 - 1824. Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế.

* Đắp lộ Núi Sam - Châu Đốc, dài 5 cây số trong năm 1826 - 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc. Hiện nay con đường vẫn còn mang tên Ông.

* Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông.

Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn, còn có bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỷ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc - Núi Sam, ngày nay không còn nữa nhưng văn bia văn còn ghi trong sử sách.

Về đời tư, ông đã cưới bà Châu Thị Tế, người cùng làng ở cù lao Dài, sinh được người con trai tên Nguyễn Văn Lâm. Ông còn có một bà vợ thứ tên là Trương Thị Miệt (? - 1821), cũng sanh một con trai tên Nguyễn Văn Minh, ngoài ra ông còn có người con gái nuôi, tên (thị) Nghĩa.

Thoại Ngọc Hầu mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829) lúc đang tại chức, thọ 68 tuổi.

Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Thoại Ngọc Hầu đã 7 lần sang Xiêm, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên.

II. Nỗi oan ức

Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện, tờ 12b, cho biết sau khi Bảo Hộ Thoại mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Tào Hình Bộ, đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua Minh Mạng giao việc nầy cho bộ Hình tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.

Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc và ông...

Thời gian sau mọi việc được phơi bày, phạm tội tố cáo gian, Du bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Về phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ biến loạn tại thành Phiên An của họ Lê. Nhưng chẳng hiểu sao nhà vua chẳng giải oan, phục hồi phẩm tước cho Bảo Hộ Thoại và quyền lợi cho con cháu ông...

Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong ông Thoại là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.

Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm …

Chánh thất


Châu Thị Tế (1766-1826) hay Châu Thị Vĩnh Tế, vợ chính (chánh thất) của danh tướng nhà Nguyễn Nguyễn Văn Thoại. Bà có tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng.

Tiểu sử Châu Thị Tế, con ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy) và Đỗ Thị Toán, sinh ngày Mùi tháng 4, năm Bính Tuất (1766) tại cù lao Dài (cù lao Năm Thôn) thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Và mặc dầu có lời đồn đãi bà là người Khmer, nhưng trong nhiều sách trong đó có sách của học giả Nguyễn Văn Hầu, là một công trình biên soạn dày công và khá đầy đủ về Thoại Ngọc Hầu (ông Hầu có đi đến cù lao Dài vào ngày 11 tháng 12 năm 1970, nơi vẫn còn dòng tộc bà Châu Thị Tế sinh sống) và ngay cả web chính thức của tỉnh Vĩnh Long cũng không nói đến chi tiết này.

Bà mất vào giờ Ngọ, ngày rằm, tháng Mười năm Bính Tuất (1826). Miếu, mộ vợ chồng bà được gọi là Sơn lăng, hiện ở chân núi Sam, được liệt vào hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia vào ngày 4 tháng 12 năm 1997. Và cùng với Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Phước Điền Tự (chùa Hang) ; tất cả trở thành trọng điểm du lịch, hành hương của tỉnh và của cả nước.

Sau khi mất, bà được phong Nhàn Tĩnh phu nhân.

Hiền phụ
Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) quê quán ở Diên Phước, Quảng Nam. Thời chúa Nguyễn, ông theo cha mẹ di cư vào Nam sinh sống ở cù lao Dài, Vĩnh Long nên gặp bà Châu Thị Tế ở đây. Ông Thoại cưới bà năm nào không rõ, nhưng chắc hai bên có đính ước. Và khi ông Thoại về đảm nhận chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, thì việc hôn phối đã trải qua lâu rồi. Bà sống với Nguyễn Văn Thoại, sinh được 2 người con trai, người con cả tên Nguyễn Văn Lâm.

Trong bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế Sơn bia ký (nghĩa: Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên), gọi tắt là bia Vĩnh Tế Sơn có đoạn do chồng bà, tức Thoại Ngọc Hầu, đã dành cho vợ những lời lẽ tốt đẹp như sau:

"...Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đào Kênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờ kênh núi Sập mà đặt tên núi Thoại (tức Thoại Sơn). Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tề gia hợp hòa khí, lại hạ cố đến vợ thần là Châu Thị Tế; Châu Đốc là Vĩnh Tế Sơn rằng có đức dày trong đường lễ giáo, bên trong biết giúp đở chồng, một lòng trung thành bền chặt, có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn..."

Tú tài Trần Hữu Thường, dịch thơ:
..Họ Châu tên Tế vợ tôi,Noi bà Thái Dĩ ỷ ôi khuyên chồng.Thờ trên siêng gắng một lòng,Cũng nhờ chút giúp sửa xong nghĩa đời.Bề trên dùng núi sánh người,Sửa tên Vĩnh Tế ngàn ngày để vinh.Người nhớ núi ấy nêu danh,Tóc trâm móc gội thêm xinh khôn dò.Núi nhờ người đặt hiệu cho,Cỏ cây thêm sắc ơn vua thắm nhuần...
III. Nhớ ơn

Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại.

Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại....

Nơi ấy, còn có câu ca dao:

Đi ngang qua cảnh núi Sam,Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.Ông ngồi vì nước vì đời,Hy sinh tài sản không rời nước non.

Và:

Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.

Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường trung học chuyên tại tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh, Quận Tân phú, TP.HCM cũng có một con đường mang tên ông.

Tên bà cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại TP. Long Xuyên (An Giang).

Và lăng mộ của Thoại Ngọc hầu và hai vị phu nhân do đích thân ông coi sóc việc xây dựng, nằm đối diện với Miếu Bà Chúa Xứ và rất gần chùa Tây An. Cả khu vực này, được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia và được xem là một trong những địa điểm du lịch - hành hương lớn trong cả nước.

Sưu tầm

 

Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất