CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX. I_icon_minitime08.09.10 12:58

trongnguyen
Thể thao, online,...

Quản Lý

trongnguyen

Quản Lý

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Điểm Thi Lịch Sử : 381
Hệ Thống Chấm Điểm : 11
Birthday : 12/02/1988
Ngày Tham Gia : 13/05/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Cao Đẳng Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Thể thao, online,...

Bài gửiTiêu đề: Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX.

 
Sự đánh giá triều Nguyễn đã diễn ra từ giữa thế kỉ XIX, ngay lúc triều đình này suy yếu, với những nhân vật đương thời như: Cao Bá Quát, Đoàn Trưng, Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh v.v…, hoặc là toàn diện, hoặc là trên một vài phương diện.
Chỉ giới hạn trong giai đoạn từ thế kỉ XX cho đến nay, tựu trong có hai xu hướng:
- Hoặc là chối bỏ sạch trơn những thành tựu và đóng góp của triều Nguyễn, quy Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, là bán nước, các vua khác là chuyên chế, bảo thủ, lạc hậu, bất lực…mà người đọc thường thấy trong sách báo cho đến năm 1985.
- Hoặc là ca ngợi, nhìn thấy sự cống hiến trên nhiều lãnh vực của các vua Nguyễn trên sách báo từ 1985 trở lại đây.
Hai xu hướng đó đã rơi vào cực đoan, có thể vì nhiều lí do, nhưng cái chính là chưa phân lập nhiều yếu tố khi đánh giá triều Nguyễn.
Theo thiển kiến, để có thể bình giá với tiệm cận sự thực lịch sử, cần phân lập mấy yếu tố:
- Tư cách đạo đức của giới cầm quyền.
- Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống bình thường
- Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống thử thách.
Về yếu tố 1, ít nhiều dư luận có chỉ trích về tính bội ơn của Gia Long: quên ơn công thần như vụ Nguyễn Văn Thành, tính trả thù của Minh Mạng trong vụ xử án Lê Văn Duyệt, Lê Chất khi hai ông này đã chết, tính tàn nhẫn của Tự Đức khi xử vụ âm mưu của anh ruột là Hồng Bảo và các cháu như Ưng Đạo.
Tuy thế, phải thừa nhận rằng các vua Nguyễn, đặc biệt là các vua đầu, như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều thấm nhuần các tín điều Nho giáo: kinh thiên, pháp tổ cần chính, ái dân. Đều không phải là hạng vua lười biếng việc nước, hưởng lạc sa đọa, mất tư cách, quên trách nhiệm.
Không phải là căn cứ vào lời tự tuyên bố của các vua này, mà có thể thể thấy rõ trong hành động cụ thể của các vua.
Về yếu tố 2, vua quan nhà Nguyễn tỏ rõ khả năng cầm quyền trị nước trong diễn tiến hòa bình. Dù nhiều lúc ở nơi này, nơi khác diễn ra phong trào chống đối, nhưng vương triều vẫn có thể vãn hồi trật tự, ổn định đời sống nhân dân. Và nhất là đã chấm dứt được xu hướng phân liệt, phân tranh cát cứ của nhiều lực lượng.
Nhìn chung, qua 2 yếu tố này, vua quan nhà Nguyễn đã thể hiện phẩm chất, tư cách, năng lực của giới cầm quyền. Điều đó đã tạo ra một chuyển biến thực sự theo chiều hướng đi lên của đất nước trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, đem lại một vị thế xứng đáng cho nước Việt Nam vào nữa đầu thế kỉ XIX
Thế nhưng, tại sao cũng vào giữa thế kỉ XIX, sau chưa đầy 10 năm lên kế vị của vua Tự Đức, tình hình đất nước lại dễ dàng suy thoái, đưa đến sự thất bại?
Điều đó xuất phát từ một tình huống mới: sự xâm lược của thực dân Pháp, tiêu biểu cho một phương thức sản xuất mới, làm bộc lộ những nhược điểm của phương thức sản xuất cũ của Việt Nam và các nước khác trong vùng. Đó là một thử thách quyết liệt, không cân sức. Muốn chế ngự được, giới cầm quyền Việt Nam phải chuyển đổi toàn diện kịp thời, như Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng.
Mong ước đổi mới, mong ước canh tân là điều mà vua Tự Đức, cũng như các quan lớn, đặt biệt là các quan Cơ Mật viện đều trăn trở. Tâm niệm này có thể thấy rõ qua lời phê bình của vua Tự Đức trên các văn bản của triều thần như Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Văn Tường v.v…Thế mà mong ước đó, tâm nguyện đó vẫn không thành tựu. Nguyên nhân vì sao? Theo chúng tôi, là do một nguyên nhân căn bản: nguyên nhân tư tưởng. Đó là một nguyên nhân nền tảng tạo ra sự suy yếu của đất nước trong khúc quanh lịch sử đầy thử thách vào giữa thế kỉ XIX. Nguyên nhân này đã tồn tại từ trong gốc rể của triều Nguyễn, kể từ vị vua sáng lập trở đi, hằn sâu trong vương triều Minh Mạng, và đến triều Tự Đức thì bộc lộ rõ trong cuộc đối đầu lịch sử giữa ta và thực dân Pháp.
Có thể tạm chia nguyên nhân tư tưởng này( cũng có thể gọi là nguyên nhân tư tưởng – triết học), ra nhiều bình diện, mà đáng kể là: tư tưởng giáo dục, tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, và dĩ nhiên còn nhiều bình diện khác nữa.
1.Tư tưởng giáo dục
Tư tưởng giáo dục chủ yếu là bắt chước thánh hiền cổ đại Trung Quốc. Từ đó mà nội dung giáo dục chỉ là hư văn, là khuôn thước lỗi thời của Nho giáo Trung Quốc.
Ngay từ năm 1803, Gia Long đã chuẩn y lời bàn của đình thần về mục đích của giảng tập như sau: “Trường nhất dùng kinh nghĩa, trương nhì dùng chiếu chế biểu, trương ba dung thơ phú, trường 4 dùng sách vấn”.
Đến năm Minh Mạng thứ 6(1825) nhà vua cũng chuẩn y lời bàn về mục đích giảng tập như sau: “ Đầu tiên giảng kinh truyện cho rõ nghĩa lý, sau giảng chính sử cho hiểu sự tích; nên dạy bảo những điều vinh, nhục, liêm, sỉ, giải rõ nghĩa hiếu để trung tín”.
Rõ ràng mục tiêu chỉ để rèn luyện đạo đức, tư cách, mà nội dung chỉ để diễn giải kinh sách thánh hiền, tứ thư, ngũ kinh. Và tứ thư, ngũ kinh này lại được hiểu theo chú giải của những nhà triết học bảo thủ của Tống Nho. Bài dụ năm Minh Mạng thứ 13 (1832) đã quy định về kinh truyện như sau: “Kinh Dịch chủ yếu theo ông Trình tử và Chu tử, Kinh Thư chủ yếu theo nghĩa Sái truyện, Kinh thư chủ yếu theo Chu tử tập chú, Kinh Xuân Thu chủ yếu theo bản sử Tả thị, có tham khảo Công Dương, Cốc Lương (…). Lễ kí chủ yếu theo tập thuyết họ Trần. Ý nghĩa tứ thư chủ yếu theo Chu tử tập chú”.
Các thể tài văn thơ cũng nô lệ vào Trung Quốc. Như quy định về thơ phú dùng “Thể thơ phú thi của các nhà Đường, Minh, Thanh, hoặc lấy những chữ về chính sự, điển cố, hoặc chính văn của Kinh sử, hoặc câu răn của người xưa, hoặc núi sông cảnh vật..”.
Về văn sách “thi Hương, thi Hội đều dùng bài hỏi văn sách phỏng theo trong nguyên sách của nhà Minh, nhà Thanh”
Con đường hẹp hòi và nô lệ đó lại là con đường chủ yếu đã tạo nhân tài ra giúp nước, làm sao có mẫu nhân tài đáp ứng được thời thế đổi thay, làm sao có thể có những tập thể đường quan có tầm nhìn vượt giới hạn để nhất trí tích cực đổi mới theo đề xuất của một vài nhân vật kiệt xuất như Nguyễn Trường Tộ.
2.Tư tưởng chính trị
Về tư tưởng chính trị lại chủ trương tôn quân quyền một cách tuyệt đối, đề cao đức trị mà yếu về pháp trị.
Mọi kế sách của nhà nước đều trông cậy vào cá nhân ông vua. Vua lại không đủ tầm nhìn để quyết đoán, mà lại dao động giữa lời bàn tư biện của triều thần, xu hướng thông thường cũng chỉ là chiết trung, dung hòa, theo đạo Trung dung của thành hiền.
Thỉnh thoảng vua cũng nhiệt thành cầu lời nói thẳng, vấn kế đình thần, nhưng qua đình nghị thì không còn sức sáng tạo, quyết đoán.
Đường lối cai trị chủ yếu là giáo hóa nhân dân bằng cải thiện phong tục lễ nghi, hô hào đức trị mà ít tính chất pháp chế. Quyền lực của triều đình, quan lại chỉ ngang tới chánh tổng, còn hương lý các làng lại cai trị dân làng theo lệ làng, chỉ hoàn tất chỉ tiêu thuế, sưu dịch do nhà nước phân bổ, còn cường hào, hương lý hành hạ nhân dân thế nào cũng không có biện pháp giải quyết. Bao nhiêu tấu sớ kêu gào về tệ cường hào vẫn không có kế sách giải quyết được. Nạn kiêm tính ruộng đất, dĩ công vi tư, chỉ giải quyết nữa vời. Dân đói khổ phải làm giặc chỉ việc đem quân trấn áp. Lòng dân vì thế mà mất, đất nước vì thế mà lung lay từ gốc. Khi gió thường thì còn đứng được, nhưng khi cơn xoáy lốc tất yếu sụp đổ.
Khuôn mẫu trị nước bao giờ cũng hô hào lấy Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn làm lý tưởng, mà mô hình đâu, kinh nghiệm đâu, thực tiễn đâu thì chỉ mù mờ trong hoang tưởng về một thời cổ đại huy hoàng của Trung Quốc.
3.Tư tưởng kinh tế
Tư tưởng kinh tế lại được chỉ đạo bằng đường lối trọng nông ức thương. Thế mà nông nghiệp vô cùng lạc hậu, chỉ trông cậy vào sức lao động chân tay cần cù của người dân và chờ đợi mưa thuận gió hòa, trên một địa bàn khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt đầy mưa bão hạn hán bất thường. Ruộng đất lại nằm trong tay cường hào, hương lý, quan quyền, lính tráng. Dân làm ruộng thực sự phải làm rẻ, trả tô tức, thì còn đâu để vươn lên. Hai vựa lúa lớn, thì một đầu bị đe dọa bởi lụt lội gió bão làm vỡ đê, mất mùa, đói kém, còn một đầu thì bị nhiễm phèn, chua mặn. Mọi nỗ lực về đê điều, đào kênh chỉ đáp ứng rất thấp.
Nghề buôn thì bị dư luận chê bai bởi vì quan niệm “ vi phú bất nhân”. Nội thương thì từ đời vua Gia Long, qua Minh Mạng cho đến Tự Đức ngày càng suy yếu, bởi đường xá, bởi hải tặc, bởi nhu cầu trưng mua cho nhà nước, cho quân sự. Ngoại thương có thể làm giàu cho đất nước thì không vươn tay tổ chức, chỉ trông cậy vào ý thích của dân buôn miền Nam Trung Quốc, hầu như bỏ trống cho họ, chỉ ngồi thu thuế hải quan. Vương triều thỉnh thoảng chỉ cử những thuyền sứ đi vài nước Đông Nam Á mua hàng xa xỉ cho hoàng gia, hay một số đồ quân dụng.
Một số canh cải về nông nghiệp, như làm xe đạp nước, làm guồng nước, về thương nghiệp, như lập ty Bình chuẩn, đặt tổng lý Thương chánh sự vụ đại thần thì không triệt để.
Do đó, với tư tưởng kinh tế như vậy, nền kinh tế Việt Nam đặt biệt dưới thời Tự Đức càng nghèo nàn, kiệt quệ, làm cho nước yếu dân nghèo.
4.Tư tưởng quân sự
Về tư tưởng quân sự chủ yếu là phòng bị, giữ thế thủ. Khi giặc Pháp xâm lược thì chỉ lo đắp đường lũy, đại đồn để thủ, chú không tổ chức phản công triệt để. Lại chỉ quan tâm tổ chức lực lượng quân đội chuyên nghiệp, mà không xây dựng huấn luyện tốt dân binh.
Quân đội thì đông mà đầu tư vũ khí, đạn dược, huấn luyện sơ sài, sợ tốn kém. Việc tuyển chọn võ quan thông qua khảo sát, thi cử 18 ban võ nghệ, chủ yếu là võ tay không, võ bằng vũ khí thô sơ: đao, gươm, côn, kích. Mưu kế, phương lược, đồ trận theo binh thư thì ngay cả sĩ quan trung cấp, từng đỗ cử nhân vỗ vẫn không đọc được vì không biết chữ.
Trãi qua nữa thế kỉ thanh bình, quân dân không có điều kiện tập dượt, tổ chức chiến đấu. Quan tướng càng chưa có kinh nghiệm đối đầu với vũ khí tây phương.
Khi chiến tranh lan rộng thì không biết sử dung phương lược chiến tranh nhân dân. Lại còn thơ ngay, hiếu hòa, bắt nhân dân giải giáp. Khi phòng thủ lại đặt nặng thành trì. Thành mất thì xem như mất tỉnh mất đất, không còn khả năng cầm cự, đề kháng.
Với tư tương quân sự chủ đạo như vậy, tình hình quân sự suy yếu thì thất bại là tất nhiên.
Nói tóm lại, bốn phương diện: Tư tương giáo dục, tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự xuất phát từ một phương diện căn bản: tư tưởng triết học nho giáo thủ cựu mô phỏng Tống Nho đã không còn phù hợp để duy trì đất nước yên lành trong cơn lốc chiếm đất giành thị trường của thực dân cũ từ giữa thế kỉ XIX.
Nguyên nhân này phát sinh tai họa trầm trọng trong đời vua Tự Đức, giữa thế kỉ XIX, nhưng nó tiềm ẩn trong những triều vua trước với những cấp độ khác nhau. Có điều khi duyên chưa hội tụ, thì nhân chưa phát tác. Cho nên dầu thông minh, hiểu biết, nhiệt thành, yêu nước, tận tụy với dân, làm được một số công tích cụ thể, vua quan triều Nguyễn vẫn chịu trách nhiệm góp phần hoặc trực tiếp làm cho đất nước suy thoái vào giữa thế kỉ XIX. Đó cũng là trách nhiệm của tầng lớp sĩ phu( tầng lớp trí thức) Việt Nam đương thời.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Huế. Nghiên cứu Huế. Tập 2 – 2001.

 

Về một nguyên nhân làm suy thoái đất nước vào giữa thế kỉ XIX.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất