CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Cuộc gặp giữa những người ở bên Bác Hồ trước lúc Người đi xa.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cuộc gặp giữa những người ở bên Bác Hồ trước lúc Người đi xa. I_icon_minitime01.09.10 4:39

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Cuộc gặp giữa những người ở bên Bác Hồ trước lúc Người đi xa.

 


Đã 38 năm kể từ phút lặng im, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bước "vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay"(*). Ngay trước ngày thiêng liêng 2-9 năm nay, một số nhân chứng vinh dự có mặt trong giờ phút trước lúc Người đi xa đã cùng tụ về "cõi Bác xưa", bên ngôi nhà sàn với "đường xoài hoa trắng nắng đu đưa"(*).

Họ là các nữ y tá Ngô Thị Oanh, Trần Thị Quý, bác sỹ Nguyễn Văn Châu của Viện Quân y 108 năm nào, NSƯT Kim Cúc, nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân… Một lần nữa, hình ảnh thân thương, giản dị và vô cùng cảm động về Chủ tịch Hồ Chí Minh lại hiện về trong từng kỷ niệm họ đã mang theo suốt cuộc đời.

Những ngày Bác bệnh nặng cuối tháng 8/1969, chị Oanh và chị Quý được đơn vị cử vào túc trực để chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho Người. Dẫu mệt, Bác vẫn không quên dành sự quan tâm đến người khác.

Chị Quý kể lại, có lần chị ngồi trực bên giường Bác, thấy gương mặt chị lấm tấm mồ hôi, Bác liền bảo chị quay chiếc quạt máy của Bác về phía chị cho mát. Bác còn dạy: "Thà làm một y tá giỏi còn hơn làm một bác sỹ tồi" và lời Người đã đi theo 2 nữ y tá cả cuộc đời lương y của họ.

Chính trong thời gian ngắn ngủi này, chị Oanh đã có dịp hát cho Bác nghe, để rồi sau này, câu chuyện nhỏ ấy đã trở thành niềm cảm hứng để ca khúc nổi tiếng "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" của nhạc sĩ Trần Hoàn ra đời.

Chị Quý nhớ lại: Khi biết sức khỏe Bác bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi, chúng tôi đều òa khóc nức nở. Các bác, các chú ở Bộ Chính trị phải "dọa": "Nếu các cháu cứ khóc thế này thì sẽ không được tiếp tục phục vụ Bác nữa" nên chúng tôi cố nín khóc trước mặt mọi người.

Những ngày cuối mệt nặng hơn, nhưng Người vẫn tỉnh táo. Sáng 2/9/1969, khi các đồng chí lãnh đạo Đảng đến thăm Bác, Người còn hỏi xem lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh ở Quảng trường tổ chức có vui không? Lát sau, khi mọi người ra khỏi, chị Oanh và chị Quý hỏi Bác ăn được gì để người phục vụ chuẩn bị bữa sáng.

Đến giờ chị Quý không nhớ Bác đã nói món gì nữa, nhưng mãi không quên được rằng, chỉ sau vài phút quay lại, Người đã bắt đầu thở mạnh. Ngay lập tức, các bác sĩ tập trung cấp cứu, nhưng tất cả đã trở thành quá muộn vào lúc 9h47', để "đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"(*).

Các nữ y tá đứng giữa trời mưa như trút mà khóc nghẹn ngào. Bác đã đi xa, nhưng tấm lòng của Người còn mãi ở lại trong những kỷ niệm xưa. Niềm vinh dự những ngày tháng bên Bác đã là nguồn động viên để các chị luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Bác sỹ Nguyễn Văn Châu là người được giao trách nhiệm cùng với các chuyên gia Liên Xô thực hiện việc bảo quản thi hài Bác. Ông tâm sự: "Trong trái tim chúng tôi cũng như mọi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Vì thế, nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao giữ gìn được thi hài Người tốt nhất, cho con cháu được tận mắt nhìn Bác nằm yên ngủ, không chỉ hôm nay mà cả mai sau".

Vì lẽ đó, ông và những người thầy thuốc Liên Xô đã làm hết sức mình cho một công việc đầy ý nghĩa, để hôm nay, vẫn còn được tự hào.

Hai nhà quay phim quân đội Nguyễn Thanh Xuân - hiện ở Nam Liên, Nam Đàn, Nghệ An và Trần Văn Trà - nguyên cán bộ miền Nam tập kết, hiện ở 333-14/7, Lê Văn Sĩ, quận Tân Bình, TP HCM, là tác giả của những thước phim quý báu ghi lại giây phút cuối cùng của Bác Hồ - từng được coi như bí mật quốc gia nhiều năm. Tiếc là nhà quay phim Trần Văn Trà đã không có mặt trong cuộc hội ngộ này.

Còn ông Xuân sau gần 40 năm trở lại nơi đây, trong khung cảnh hoàn toàn khác, gương mặt ông vẫn tràn đầy xúc động trong ký ức xưa: "Sáng 2/9/1969, vào nơi Bác nghỉ, chúng tôi thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị, các thầy thuốc giỏi của nước bạn đã đứng bên giường Bác. Ai nấy đều nghẹn ngào. Tôi phải cố gắng hết sức nén lại cảm xúc, để không ảnh hưởng đến nhiệm vụ trọng đại được giao là ghi lại những phút cuối đời của vị lãnh tụ".

Đúng 10h ngày 2/9/1969, khi thi hài Người được đưa đi trên chiếc xe cứu thương đến Viện Quân y 108, nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân đã đi theo ghi lại công việc của các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị việc gìn giữ thi hài Người. Hôm nay, ông Xuân thật cảm động khi thấy sau nhiều năm được bảo quản ở Viện Lưu trữ phim tư liệu Trung ương, chất lượng hình ảnh phim vẫn rất tốt, kể cả cái chấm nhỏ trên cánh quạt mà Bác dùng ngày nào còn thấy rõ.

Gần 40 năm trôi qua, trong tâm trí của NSƯT Kim Cúc vẫn in hằn những ngày tháng ấy. Từ khi Bác lâm bệnh nặng, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) liên tục phát các bản tin thông báo tình hình sức khỏe của Người. Mỗi bản tin đều có một giọng Bắc và một giọng Nam, để đồng bào hai miền Bắc - Nam đều nghe rõ.

Tối 1/9, đồng chí Trần Lâm - Tổng Giám đốc Đài TNVN đi họp về cho biết, Bộ Chính trị chỉ thị phải đưa tin ngay tới đồng bào cả nước về tình trạng bệnh nặng của Bác. Phiên trực bản tin 21h30' hôm đó là của phát thanh viên Trần Phương và Kim Cúc. Khi ấy, NSƯT Kim Cúc chỉ là cộng tác viên ở Đài TNVN và mới có 2 năm tuổi nghề, vì thế, Tổng Giám đốc Trần Lâm không khỏi lo ngại về việc chị chưa đủ khả năng để đọc một bản tin quan trọng như vậy. Nhưng triệu tập phát thanh viên giỏi đến thì không kịp.

Sau một lát suy nghĩ, ông hỏi NSƯT Kim Cúc: "Liệu cháu có đọc được không?", Kim Cúc tự tin: "Chú cứ tin ở cháu, cháu sẽ làm được".

Kim Cúc nghẹn ngào nhớ lại: "Biết tin Bác lâm bệnh nặng, nước mắt tôi chỉ trực trào ra. Nhưng tôi hiểu rằng, mình phải biết nén lại cảm xúc để hoàn thành tốt nhiệm vụ". Thế là, với sự khích lệ của đồng nghiệp Trần Phương, Kim Cúc đã đọc bản tin cuối cùng về tình hình sức khỏe của Người trên Đài TNVN, trước khi các phát thanh viên giỏi được triệu tập túc trực chuẩn bị thu băng để đưa tin về giây phút đớn đau của toàn dân tộc.

Cuộc hội ngộ hôm nay của những người có mặt bên Người ngày ấy như một nén nhang thơm tưởng nhớ đến Người "xin nguyện cùng Người vươn tới mãi..."(*).

(*) Trích trong "Bác ơi" và "Theo chân Bác" của Tố Hữu

Nguồn: http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=73806

 

Cuộc gặp giữa những người ở bên Bác Hồ trước lúc Người đi xa.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu Chuyện Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất