CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) I_icon_minitime27.08.10 2:26

xuanhoa20
Đi du lịch, Shopping...!

Thành viên

xuanhoa20

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 36
Điểm Thi Lịch Sử : 117
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 12/03/1989
Ngày Tham Gia : 12/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên ngành Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Đi du lịch, Shopping...!

Bài gửiTiêu đề: Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

 

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm tân hợi 1491, thuộc đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại thôn Trung An, làng Cổ An, huyện Vĩnh Bảo Hải Dương. Thân phụ cụ Văn Ðình, thân mẫu Nhữ Thị Thục, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ. Ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ.

Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa vào bậc nhất chốn kinh kỳ thời bấy giờ. Con gái Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, được phong là Từ thục phu nhân. Bà giỏi văn chương và tài học về Lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận không thể chờ thời. Như Nguyễn Du đã viết sau nầy “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” .Trạng Trình có người em cũng tài giỏi về lý số, người đời gọi là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoang cùng mẹ khác cha. Nguyễn Bỉnh Khiêm huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

Nguyễn Bỉnh Khiêm,lúc trẻ ông học với Lương Ðắc Bằng được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” từ đó ông tinh thông về Lý học,Tướng số học giỏi, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, ông biết nhà Lê Trung Hưng, nên chờ đúng số mệnh năm 44 tuổi dự thi đỗ Giải Nguyên, đời nhà Mạc (1527-1592), làm việc bên cạnh Tả thị Lang, Ðông Các Ðại Học Sĩ, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua nghe không. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông “Tuyết giang Phu tử “ thơ mang triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân

Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách

Khởi thức hưng vong thế cổ kim

hay

Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân
Tà dương độc lập đô vô sự

Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn nghành lý học, giống như (Trình Y Xuyên,Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa). Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại, tước hiệu Trình quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”

Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trinh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không nói gì chỉ bảo người giúp việc ngụ ý :

“năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê, lên làm vua.


Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết có nhà Lê lại khôi phục được làm bài thơ


Non sông nào phải buổi bình thời

Thú đánh nhau chi khéo nực cười

Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ

Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi

Ng ựa phi chắc có hồi quay cổ (1)

Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)

Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa

Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi

Hoành sơn nhất đái

Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hoá. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông.

Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hoá là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hoá. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hoá trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.

Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên đã ngấm ngầm ngăn trở, và vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và thốt lên một câu:

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời . Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình đã bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.

Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức, thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau câu : ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại .Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945 .

Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, tuy nhiên con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ . Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống

Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng:

Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói:

Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.

Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra: tạm dịch nghĩa:


Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.

Biết gì nhữg kẻ sinh sau ?

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ ?

Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa.


Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh : Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp đìên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo an để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán :

Kìa kìa gió thổi lá rung cây

Rung Bắc rung Nam rung tới Tây

Tan tác kiến kiều an đất nước

Xác xơ cổ thụ sạch am cây

Lâm giang nổi gió mù thao cát

Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy

Một ngựa một yên ai sùng bái

Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „


Thoát nạn sập nhà

Trước lúc mất, Trạng có giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.

Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:

Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách, Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần

Nghiã là

Cứu người thoát nạn đổ nhà, Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo

Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng trạng Trình đã cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền để giúp con cháu cụ Trạng.


Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền

Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi :

Minh Mạng thập tứ

Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền

Nào ai *****ng đến doanh điền nhà bay

Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.


Cha con thằng Khả

Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:


Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao

Làng xóm xôn xao. Bắt đền quan tám

Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. Chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền

Thơ văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…. và những lời sấm ký có giá trị.

1/ Ứng nghiệm về sau nhà Lê khôi phục

2/ Ứng nghiệm nhà Trịnh giữ nhà Lê

Sưu tầm


Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) I_icon_minitime27.08.10 2:46

vevoicoinguon
Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Thành viên

vevoicoinguon

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 50
Điểm Thi Lịch Sử : 161
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 10/10/1983
Ngày Tham Gia : 13/06/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Cần Thơ
Công Việc : Cán Bộ Đoàn
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Bài gửiTiêu đề: Re: Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

 
Mình cũng rất thích nhân vật Nguyễn Bỉnh Khiêm nên xin được chia sẽ cùng các bạn bài viết này.
Ta thử tìm lại một chút về giai thoại Trạng Bùng :
"Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613) đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức là Hoàng giáp vào năm Quang Hưng thứ 3 (1580). Quê ông ở làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông có học vấn uyên thâm, khi đi sứ Trung Quốc, ứng đối xuất sắc, nên được vua nhà Minh đặc cách phong làm Trạng nguyên. Mặc dù ông chỉ đỗ Hoàng giáp nhưng người đời quen gọi ông là trạng Bùng.

Ngày xưa, vào đời Nhà Lê, ở làng Phùng Xá, đất Sơn Tây có một thư sinh tên là Phùng Khắc Khoan. Tương truyền rằng Khoan là anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phùng Khắc Khoan lớn lên, được mẹ cho đi Hải Dương theo học anh là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về sau đổ tiến sĩ, giúp nhà Lê trung hưng, làm được nhiều việc lớn. Ðến khi Nhà Nguyễn khôi phục được kinh thành Thăng Long, thì Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ triều Minh bên Tầu. Khi đi sứ, vua Tầu phục tài văn thơ của ông làm cả một lúc 36 bài thơ. Vua Tầu phong Phùng Khắc Khoan làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. "

Và một vài giai thoại về bà NHỮ THỊ LAN , mẹ của Trạng Trình : "
Tương truyền mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn tinh thông tướng số và có ước vọng ngông cuồng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.

Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".

Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay: "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".

Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).

Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".

Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại: "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".

Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.

Bà Nhữ sau này tình cờ gặp một trang nam nhi mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua. Người đó chính là Mạc Đăng Dung. "
.
Như vậy , ta thấy rằng , Long Huyệt nhà bên ngoại của Trạng Trình cực kỳ là phát đạt . Riêng Long Huyệt bên nội , nằm trên đất Cổ Am lại là một nơi Thánh Địa . Chính vì thế ta lại có câu hỏi , sau 500 năm , dòng họ của Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM đã đi về đâu và phát đạt như thế nào ? Mộ phần thực tế của ông hiện nằm ở đâu ? Gần đây Nhà Ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG đã phối hợp cùng Chính quyền Thành phố Hải phòng đi tìm mộ của cụ Trạng nhưng không có kết quả . Theo người viết nhận định , tại khu vực khu Di tích hiện nay hoàn toàn không có hài cốt của cụ Trạng . Theo ý kiến của một số cụ bô lão am tường Địa lý , có lẽ mộ của cụ Trạng được an tại một ngôi chùa cách khu vực đó hơn chục Km . Vẫn biết cụ Trạng hiểu được tình thế đảo điên , lòng người nham hiểm nên đã làm cho toàn bộ họ hàng nhà mình biến mất , mai danh ẩn tích , nhưng không lẽ đã gần 500 năm rồi mà cụ chưa cho hé lộ ??
Sưu tầm.

 

Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất