CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Đôi nét về Mạc Cửu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đôi nét về Mạc Cửu I_icon_minitime24.08.10 11:08

6086369
nghien cuu

Thành viên

6086369

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 33
Điểm Thi Lịch Sử : 114
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Ngày Tham Gia : 25/05/2010
Công Việc : sinh vien
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : nghien cuu

Bài gửiTiêu đề: Đôi nét về Mạc Cửu

 
ĐÔI NÉT VỀ MẠC CỬU

Trước khi đám di thần nhà Minh do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu trốn sang nước ta (1679), Mạc Cửu người quê xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu (Quảng Đông) không phải là quan lại nhà Minh mà là thương nhân, cũng bỏ nước ra đi khi nhà Thanh chiếm Trung Quốc.

Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.

Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn. Việc này được Đại Nam liệt truyện, tập 1, quyển 6 của Quốc sử quán chép như sau:

"Mạc Cửu người Lai Châu, tỉnh Quảng Đông. Khi nhà Minh mất, người Thanh bắt dân cắt tóc. Mạc Cửu cứ để dài, đi sang Nam. Đến nước Chân Lạp, Cửu làm Óc Nha. Thấy phủ Sài Mạc có người Kinh, người Trung Quốc, người Chân Lạp và Chà Và buôn bán đông đúc, Cửu bèn dời đến ở Phương Thành, mở sòng bạc gọi là "hoa chi" để lấy hồ. Lại đào được hố bạc do đó vọt lên gàu có. Cửu chiêu tập dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá, Hương Úc và Cà Mau (Cà Mao), lập làm bảy xã thôn. Lại vì đất ở chỗ đó có người tiên ẩn hiện trên sông, nên gọi là Hà Tiên. Chỗ ấy gần núi, ven biển, có thể tụ tập buôn bán để sanh lợi. Gặp lúc người Xiêm xâm lấn Chân Lạp, người Chân Lạp vốn ươn nhát, gặp giặc là chạy. Tướng Xiêm gặp Cửu nhân dụ về nước. Cửu bất đắc dĩ phải đi theo. Vua Xiêm thấy trạng mạo của Cửu cho là lạ, vui mừng giữ lại, cho ở núi Vạn Tuế. Sau đó, nhân nước Xiêm có nội biến, Cửu bèn lén về Lũng Cả. Những dân xiêu tán qui phục với Cửu ngày một đông. Cửu thấy Lũng Cả đất hẹp không thể ở đông người được lại dời về Phương Thành. Thương nhân và lũ khác bốn phương theo đến đông nhiều.

" Có mưu sĩ là Tô Quân bảo Mạc Cửu:

Người Chân Lạp tính giảo quyệt gian trá, ít trung hậu, không thể lương tựa lâu được. Nghe nói chúa Nam triều có tiếng nhân nghĩa, uy đức vốn đủ tin, chi bằng đến gõ cửa xưng thần để gây thế bám rẽ vững chắc. Muôn một có biến cố gì thì nhờ vua giúp đỡ. Cửu cho lời bàn là phải.

Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự.

Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.

Trước đó mẹ Cửu là Thái thị nhớ con ngày một tha thiết, bèn từ Lôi Châu vượt biển đến, Cửu hiếu dưỡng đầy đủ, ở đã được lâu. Một hôm bà mẹ vào chùa Tam Bảo, cúng lễ phật rồi bỗng nghiễm nhiên trước phật mà hóa. Cửu nhân đúc tượng mẹ đặt vào chùa mà thờ. Tượng ấy đến nay vẫn còn.

Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."

Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".

Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.

Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).

Ngày nay vẫn còn mộ của Mạc Cửu và các con của ông ở Hà Tiên.
Mạc Thiên Tứ:
(Mạc Thiên Tích) là con trưởng của Mạc Cửu, còn có tên khác là Mạc Tông, sinh năm 1706, tại Lũng Kè, người Chân Lạp gọi là Peam. Tương truyền, trước khi Mạc Thiên Tứ ra đời, ở đầm Lũng Kè có nổi lên một tượng Phật cao bảy thước, tỏa hào quang rực rỡ. Lúc ấy có một nhà sư người Chân Lạp đi ngang qua, thấy vậy bảo là điềm tốt, báo hiệu hiền nhân xuất hiện. Mạc Cửu sai người vớt lên, bao nhiêu người cũng không mang lên được, nên đành phải xây một ngôi chùa nhỏ trên bờ để thờ. Ít lâu sau, bà Mạc hạ sang một con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, thấy hợp với điềm lành, Mạc Cửu đặt tên là Thiên Tứ (có nghĩa là trời cho).

Thuở nhỏ Mạc Thiên Tứ đã thông minh, nhanh nhẹn, tinh thông kinh điển, võ thuật. Tháng 5 năm Ất Mão (1735), Mạc Cửu qua đời, sau khi an táng xong, thể theo yêu cầu của Mạc Thiên Tứ, Ninh vương Nguyễn Phước Thụ truy phong cho Mạc Cửu tước khai trấn Thượng trụ Đại tướng quân Cửu lộc hầu và cho Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên kế nghiệp cha. Nhân dịp này chúa Ninh Vương còn ban tặng cho Mạc Thiên Tứ ba chiếc "thuyền long bài" không phải nộp thuế và còn cho phép mở lò đúc tiền để thông thương mua bán và tìm mua của quí nộp cho chúa. Đồng thời họ Mạc cũng được chúa Nguyễn lũy phong theo lệ "Thất diệp phiên hàn" (Bảy đời rào dậu cho quốc gia), lấy bảy chữ "Thiên tử công hầu bá tử nam" nối đời làm chữ lót đặt tên, lấy năm chữ "Kim mộc thủy hỏa thổ" trong ngũ hàng tương sanh khởi đầu từ bộ "Kim" nối đời đặt tên và thêm bộ "Ấp" vào chữ "Mạc" để tỏ ý không phải họ "Mạc" đã cướp ngôi nhà Lê.

Để phòng sự xâm nhập, cướp phá của Xiêm và Chân Lạp, Mạc Thiên Tứ tuyển mộ, luyện tập binh lính, thường xuyên tu bổ đào lũy, tăng cường việc bố phòng Hà Tiên. Mặt khác cho khai mở ruộng vườn, thiết lập chợ búa, khai thông bến bãi để thuyền bè ra vào thuận lợi. Thị trấn Hà Tiên được đặt tên là Phương Thành (còn gọi là Trúc Bằng thành). Thương nhân và lữ khách các nước tới ngày một đông đảo.

Mạc Thiên Tứ chiêu nạp văn tài các nơi, mở "Chiêu Anh Các", ngày ngày cùng bàn giảng sách, xướng họa thi thơ, nổi tiếng và còn lưu truyền đến nay trong hoạt động của thi đàn này là "Hà Tiên Thập Vịnh" (mười bài thơ vịnh cảnh Hà Tiên). Văn đoàn này mở đầu cho việc phổ biến việc học ở đất Hà Tiên.

Đến năm 1739, cho rằng Mạc Thiên Tứ mới kế nghiệp cha, chưa đủ sức phòng bị Hà Tiên, quốc vương Chân Lạp Nặc Bôn mang quân xâm lấn. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn thị động viên phụ nữ trong thành nấu cơm nước, tiếp tế cho binh sĩ. Giặc tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách làm Đô đốc tướng quân, ban áo bào đỏ cùng mũ, đai. Bà Nguyễn thị cũng được phong làm phu nhân. Vào năm 1747, giặc biển cướp phá vùng ven biển đạo Long Xuyên cũng bị Mạc Thiên Tứ dẹp yên.

Năm 1756, quốc vương Chân Lạp là Nặc Nguyên uy hiếp người Côn Man (người Chiêm Thành di cư sang Chân Lạp), nhưng bị đánh bại, phải chạy sang Hà Tiên nương nhờ họ Mạc. Mạc Thiên Tứ dâng thư lên Chúa Nguyễn, nói Nặc Nguyên có ý muốn dâng đất Tầm Bôn, Lôi Lạp để chuộc tội và xin cho về nước. Chúa Nguyễn đồng ý và cho người hộ tống Nặc Nguyên về nước. Hai vùng đất đó trở thành hai phủ Gò Công và Tân An.

Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc, từ lâu có ý muốn làm vua Chân Lạp, liền dâng hai xứ Preah Trapeang và Basac (tức vùng Trà Vinh, Ba Thắc). Nhưng lúc đó, Nặc Nhuận bị con rể giết chết cướp ngôi. Con trai là Nặc Tôn chạy sang cầu cứu Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đứng ra sắp xếp, xin chúa Nguyễn cho Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận và sai Mạc Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống đưa Nặc Tôn về nước.

Để tạ ơn, Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long (vùng đất giữa Sông Tiền và Sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Riêng họ Mạc, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản. Mạc Thiên Tứ chia đất đó thành hai đạo: xứ Rạch Giá là Kiên Giang đạo, xứ Cà Mau là Long Xuyên đạo, đặt quan cai trị, chiêu lập dân ấp.

Không giống trường hợp Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Hai cha con họ Mạc là người trực tiếp mở mang và tổ chức khai thác đất Hà Tiên, một vùng đất rộng bao gồm phần lớn các tỉnh Tây Nam bộ ngày nay.


 

Đôi nét về Mạc Cửu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu Chuyện Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất