CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Danh nhân Cần Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Danh nhân Cần Thơ I_icon_minitime24.08.10 5:56

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Danh nhân Cần Thơ

 
Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền
Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền sinh năm Bính Tý (năm 1876) tại làng Thạnh Hoà Trung Nhứt, tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Trung Kiên, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Hồi nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, học giỏi. Lớn lên, dù phải trải qua nhiều công việc, nhưng lòng yêu âm nhạc luôn thường trực trong ông. Những lúc nhàn rỗi, ông thường sáng tác thơ tuồng. Năm 1919, ông được mời làm soạn giả, kiêm thầy tuồng cho gánh hát "Tập ích Ban" (một trong những gánh hát cải lương sớm nhất ở Nam Bộ). Trong 7 năm làm thầy tuồng cho gánh hát "Tập ích Ban", ông đã sáng tác 27 vở tuồng ở hai thể loại xã hội và dã sử. Sau đó, ông còn được mời làm thầy tuồng và soạn giả cho nhiều gánh hát ở Nam Bộ thời đó.

Đối với sân khấu kịch nghệ Nam Bộ, nếu Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) ở Bạc Liêu là cha đẻ của bản "Dạ cổ hoài lang", thì Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền là cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ. Trong hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại cho sân khấu cải lương Nam Bộ kho tàng đồ sộ với nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, gồm: 85 vở tuồng cải lương, 7 tập thơ tuồng, 12 tập sách dạy con cháu xử sự ở đời, trên 100 bài thơ và một số đầu sách đã xuất bản như Trùng ma phụ giám, Phu thê ngụ luận, Hát đối đáp. Đặc biệt, với hai vở tuồng San Hậu và Phụng Nghi Đình được đưa vào giảng dạy trong các trường sân khấu nghệ thuật với vị thế là những tác phẩm tuồng kinh điển của cải lương Nam Bộ, ông xứng đáng được tôn vinh là một trong những người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển sân khấu cải lương Nam Bộ.

Những con người kiệt xuất ấy đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng tên tuổi vẫn còn lưu lại cùng thời gian. Sự thầm lặng cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng, cho quê hương, đất nước của họ vẫn còn được khắc ghi trong mỗi bài học làm người của thế hệ trẻ Cần Thơ hôm nay. Ghi nhận công lao của những danh nhân tiêu biểu cũng chính là để khơi nguồn sức mạnh của thế hệ hôm nay. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Cần Thơ với nỗ lực xây dựng người Cần Thơ trong thời đại mới: trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh lịch và hiếu khách,...

Lưu Hữu Phước (1921 - 1989)

Lưu Hữu Phước sinh ngày 12-9-1921 trong một gia đình Nho học ở Ô Môn - Cần Thơ. Năm 11 tuổi, ông học xong tiểu học. Năm 16 tuổi, sau khi đỗ thành chung, ông lên Sài Gòn học tập. Trong hai năm 1940 - 1941, Lưu Hữu Phước cùng với sinh viên Nam Bộ tổ chức hành hương về nguồn, viếng thăm các địa danh linh thiêng của đất nước như: Đền Hùng, đền thờ Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng, sông Bạch Đằng,... Những địa danh này đã gợi cho ông nhiều cảm xúc về đất nước, về hào khí anh hùng của dân tộc.

Giáo sư, Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người tiên phong đưa âm nhạc vào trận chiến giành độc lập - tự do cho Tổ quốc. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, ông để lại hàng trăm ca khúc, nhạc kịch mang tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí tiến công bắt nguồn từ lòng yêu nước, yêu dân tộc, khát vọng của một tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ. Có thể kể ra những tác phẩm tiêu biểu như: Lên đàng, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Hồn tử sĩ, Thiếu nữ Việt Nam, Giải phóng Việt Nam, Khúc khải hoàn ca,...

Bên cạnh các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có nhiều đóng góp to lớn trong công tác lãnh đạo, quản lý âm nhạc. Khi ở cương vị Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa, ông đã kiên trì chủ trương bảo lưu và phát triển âm nhạc dân tộc trong các trường nhạc và đoàn văn công. Khi trở thành Viện trưởng Viện Âm nhạc và Múa, ông dành tâm lực xây dựng viện thành mô hình khép kín từ hoạt động sưu tầm, khai thác tới nghiên cứu rồi giảng dạy, sáng tác, biểu diễn,... Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn là người có công lớn trong việc thành lập dàn nhạc giao hưởng đầu tiên ở Việt Nam và trong tổ chức, xây dựng Nhà hát giao hưởng - hợp xướng - nhạc vũ kịch đầu tiên ở Việt Nam.

Trên lĩnh vực lý luận phê bình âm nhạc, ông tập trung vào các chủ đề: kế thừa, phát huy vốn âm nhạc truyền thống dân tộc, đường lối dân tộc hiện đại trong âm nhạc, xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng,... Trong chặng đường đấu tranh cách mạng, ông luôn kiên định lập trường âm nhạc chính trị "Âm nhạc là vũ khí đấu tranh cách mạng, làm âm nhạc để phụng sự Tổ quốc". Quan điểm trong sáng tác và hoạt động âm nhạc của ông là chống âm nhạc phản động đồi trụy, ngoại lai, xây dựng nền âm nhạc xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc.

Trân trọng và ghi nhận những đóng góp quý báu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đối với sự nghiệp cách mạng và nền âm nhạc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng ông nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất và "Giải thưởng Hồ Chí Minh" vào tháng 10-1996. Ông mất ngày 9-6-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Châu Văn Liêm (1902 - 1930)
Châu Văn Liêm sinh ngày 26-6-1902 tại Rạch Tra, làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ). Xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ Châu Văn Liêm đã được truyền thụ những tinh hoa của tư tưởng Nho giáo và truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc. Đó là những hành trang đầu đời, đưa ông đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc sau này.
Năm 1915, sau khi tốt nghiệp sơ học yếu lược ở quê nhà, Châu Văn Liêm được gửi lên Cần Thơ và sau đó là Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) học tập. Những năm học ở Cần Thơ và Sài Gòn, Châu Văn Liêm đã tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước qua các tài liệu bí mật lưu hành trong nước và nước ngoài thời đó, đặc biệt là bản yêu sách "Quyền các dân tộc" của Nguyễn ái Quốc.
Năm 1924, Châu Văn Liêm tốt nghiệp sư phạm và dạy học ở Trường tiểu học Long Xuyên. Đến đầu năm học 1926 - 1927, ông chuyển về Trường Long Điền, quận Chợ Thủ (nay thuộc tỉnh An Giang). Tại đây, ông đã đề xướng và thành lập "Hội giáo viên, học sinh yêu nước" ở Long Xuyên (giữa năm 1926) và "Việt Nam phục quốc Đảng" ở Cần Thơ (tháng 9-1926). Ông còn bí mật liên lạc với những người có tâm huyết và phổ biến các tài liệu để giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân vùng Ô Môn (nhất là các làng Thới Thạnh, Thới An, Thới Lai, Phong Hoà, ... ).
Cuối năm 1927, Châu Văn Liêm được kết nạp vào tổ chức Kỳ bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam", sau đó ông được cử làm Bí thư Chi bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" đầu tiên của Long Xuyên - Châu Đốc. Đến tháng 2-1928, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Cuối năm 1928, Châu Văn Liêm mở trường tư thục ở Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) làm địa điểm liên lạc với các đồng chí trong tổ chức Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam và làm cơ sở công khai, hợp pháp để hoạt động cách mạng.

Ngày 7-1-1929, ông được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 2-1929, sau khi về hoạt động tại Sài Gòn, ông được bầu vào Kỳ uỷ Nam Kỳ. Tháng 2-1930, sau khi thống nhất các tổ chức Đảng, ông được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào cách mạng tại tỉnh Gia Định - Chợ Lớn.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi cả nước. Ngày 4-6-1930, tại quận Đức Hoà (lúc đó thuộc Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An) đã diễn ra cuộc biểu tình có quy mô lớn với trên 10 nghìn người tham gia do Châu Văn Liêm lãnh đạo. Kẻ địch đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình và đồng chí Châu Văn Liêm đã ngã xuống trong khí thế đấu tranh sục sôi cách mạng vào hồi 21 giờ 5 phút ngày 4-6-1930.

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí Châu Văn Liêm, người con trung hiếu, kiên cường của quê hương Cần Thơ.

Phan Văn Trị (1830 - 1910)
Nhà thơ Phan Văn Trị, còn gọi là cử nhân Phan Văn Trị, sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, trọng đạo lý, ông nổi tiếng là người hiếu học, thông minh. Năm Kỷ Dậu (năm 1849) tại khoa thi Hương tổ chức ở trường Gia Định, Phan Văn Trị đỗ cử nhân. Do bất bình với những bất công của xã hội đương thời, ông quyết định không ra làm quan mà vui sống với việc dạy học và thơ phú.

Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872)

Bùi Hữu Nghĩa là một nhà nho, một vị quan thanh liêm, chính trực, một chí sĩ yêu nước; đồng thời là nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Bùi Hữu Nghĩa (còn gọi là Thủ khoa Nghĩa), hiệu là Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão (năm 1807) tại thôn Bình Thuỷ, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ). Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha làm nghề chài lưới, từ nhỏ Bùi Hữu Nghĩa đã tỏ ra thông minh, hiếu học. Năm ất Mùi (năm 1835), Bùi Hữu Nghĩa đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Gia Định. Sau đó ông được triều đình bổ nhiệm vào các chức vụ: Tri huyện Phước Chánh (thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà), Trấn phủ Trà Vang (Trà Vinh), tỉnh Long Hồ, Thủ ngự sau đó làm Quản cơ đồn Vĩnh Thông (Châu Đốc).

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, ông cáo quan về quê mở trường dạy học, làm thơ, bốc thuốc, lấy hiệu là "Liễu tâm chủ nhân". Ông mất ngày 21 tháng Giêng năm 1872, thọ 65 tuổi. Ngưỡng mộ công đức của ông, hàng năm, nhân dân Cần Thơ tổ chức lễ giỗ vào ngày 21 tháng Giêng.

Xem chi tiết tại http://www.cantho.gov.vn

 

Danh nhân Cần Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất