CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime04.08.10 23:59

vevoicoinguon
Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Thành viên

vevoicoinguon

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 50
Điểm Thi Lịch Sử : 161
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 10/10/1983
Ngày Tham Gia : 13/06/2010
Tuổi : 40
Đến từ : Cần Thơ
Công Việc : Cán Bộ Đoàn
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Giao lưu với các bạn Sinh viên, học sinh ở khắp mọi miền Tổ Quốc

Bài gửiTiêu đề: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
Xin chào các bạn!
Nhằm hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, chia sẻ những hiểu biết của mình về vùng đất Lịch sử này nhé. Ai biết gì viết cái đó hoặc chia sẻ những bài viết mình sưu tầm được tại đây nha.

1. Địa danh Thăng Long
Địa danh Thăng Long gắn liền với vai trò lịch sử của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Theo sử liệu phổ biến hiện nay, Lý Công Uẩn (974 – 1028) là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Lúc lên ba tuổi, mẹ ông (có sách nói tên mẹ ông là Phạm Thị) đem ông giao cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi trưởng thành, với sự bảo bọc của sư Vạn Hạnh - anh trai sư Lý Khánh Văn- Lý Công Uẩn vào Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê. Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) qua đời, sư Vạn Hạnh và các quan đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Sau khi lên ngôi được một năm, Lý Công Uẩn thấy kinh đô Hoa Lư khá chật hẹp, không thích hợp cho việc làm kinh đô (Đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay là nơi có chiều ngang hẹp nhất nước ta hiện nay, chỉ khoảng 50km). Với con mắt nhìn xa trông rộng, Lý Công Uẩn cho rằng thành Đại La mới là nơi thích hợp cho việc đóng đô. Trong “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn cho rằng: “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu, hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Vì thế, ông đã cho dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Việc dời đô được chính thức khởi sự vào tháng 7, năm Thuận Thiên thứ nhất (1010). Tên Thăng Long có từ thời điểm đó. Địa danh Thăng Long còn gắn với một truyền thuyết về việc dời đô của Lý Công Uẩn. Tương truyền, trong quá trình dời đô ra Đại La, khi thuyền của nhà vua cập bến dưới thành Đại La thì thấy một con rồng vàng xuất hiện. Rồng uốn lượn như chào mừng nhà vua đến đóng đô trên vùng đất này rồi bay lên khuất mất trong không trung. Vì thế vua mới đổi tên thành Đại La thành Thăng Long.
2. Địa danh Hà Nội
Địa danh Hà Nội gắn liền với đợt cải cách hành chính của Vua Minh Mạng năm 1831. Nhưng khác với địa danh Thăng Long, tên Hà Nội khi mới xuất hiện không phải dùng để chỉ kinh đô mà chỉ là một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc trung ương.
Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã cho đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai kinh thành Thăng Long cũ) thành phủ Hoài Đức, là đơn vị hành chính ngang với trấn, trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), vua này tiến hành cải cách hành chính lớn và cho xóa bỏ Bắc Thành, lập ra 15 tỉnh trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội lúc đó bao gồm bốn phủ: phủ Hoài Đức (bao gồm ba huyện Từ Liêm, Thọ Xương, Vĩnh Thuận), phủ Thường Tín (bao gồm ba huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên), phủ Ứng Hòa (bao gồm ba huyện Sơn Minh, Hoài An, Chương Đức, Thanh Oai), phủ Lý Nhân (bao gồm năm huyện Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục). Địa danh Hà Nội xuất hiện từ thời điểm đó. Và Hà Nội có nghĩa là phía trong sông vì thực tế tỉnh mới này được bao quanh bởi sông Hồng và sông Đáy.
Như vậy địa danh Hà Nội lúc mới xuất hiện chỉ là một tỉnh trực thuộc trung ương. Hà Nội trở thành Thành phố là vào thời Pháp thuộc và do Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập! Sau khi Hiệp ước Harmand (còn gọi là Hiệp ước Quý Mùi) được ký kết ngày 25/8/1883, nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Trên cơ sở đó, ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trên phần đất của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội thời Minh Mạng và xếp vào loại Thành phố cấp I. (Như vậy địa giới hành chính Thành phố Hà Nội lúc này thu hẹp hơn nhiều so với địa giới hành chính tỉnh Hà Nội thời Minh Mạng). Tên Hà Nội, thành phố Hà Nội được dùng từ đó cho đến nay dù địa giới hành chính có sự thay đổi khác nhau qua từng thời kỳ.
Thời điểm Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô của nước ta là vào ngày 02/7/1976 theo sự Quyết nghị của Quốc hội khóa VI.
3. Các tên gọi khác nhau của Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì lịch sử
Vùng đất Hà Nội được biết đến đầu tiên trong lịch sử với tên gọi là Tống Bình từ thế kỷ thứ V trong thời kỳ Bắc thuộc. Tống Bình là một huyện thuộc quận Giao Chỉ. Đến năm 545, huyện Tống Bình được nâng cấp lên thành Quận Tống Bình. Thời nhà Tùy cai trị, Tống Bình được đặt lại làm huyện (năm 602). Thời nhà Đường, Tống Bình trở thành Tống Châu (năm 621), Châu Nam Tống (năm 623) rồi được khôi phụ lại huyện Tống Bình (năm 627). Năm 757, kinh lước sứ nhà Đường Trương Bá Nghi cho đắp La Thành tại Tống Bình, sau được Triệu Xương, Bùi Thái mở rộng. Năm 808, được Trương Châu tu sửa lớn, gọi là An Nam la Thành. Năm 866, tiết lộ sứ Cao Biền đã cho đắp rộng An Nam La Thành và gọi là Thành Đại La.
Đến năm 1010, Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và cho đổi tên nơi này thành Thăng Long.
Cuối đời Trần, vào năm 1397, Hồ Quý Lý ép vua Trần Thuận Tông dời đô vào Thanh Hóa, xây thành mới gọi là Tây đô. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ, vẫn đóng đô ở Tây Đô. Thăng Long được đổi thành Đông Đô để phân biệt với Tây Đô. Từ 1407 – 1427, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh và Đông Đô được gọi là Đông Quan. Năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo hoàn toàn thắng lợi, Đông Quan được giải phóng. Đến năm 1430, được đổi thành Đông Kinh. Tuy vậy, tên gọi Thăng Long vẫn được dung. Chẳng những vậy, Hoàng thành Thăng Long dưới thời Lê còn được mở rộng. Thời Lê Thánh Tông, Đông Kinh được gọi là phủ Trung Đô (1466), rồi phủ Phụng Thiên (1469).
Đời Tây Sơn (1788 - 1802), đóng đô tại Phú Xuân (Huế), Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành và được gọi như là Bắc Thành. Triều đại Tây Sơn sụp đổ sau một thời gian ngắn ngủi, Gia Long lên ngôi năm 1802 vẫn đóng đô ở Phú Xuân. Thăng Long khi ấy vẫn được gọi là Bắc Thành nhưng phủ Phụng Thiên được đổi thành phủ Hoài Đức (năm Gia Long thứ tư – 1805). Năm 1831, Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội, bao gồm phủ Hoài Đức và ba phủ khác. Thăng Long cũng được gọi là Hà Nội từ thời điểm đó và được dùng cho đến ngày nay.
Hà Nội còn được gọi với tên khác là Hà Thành.
Sưu tầm


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime06.08.10 11:09

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
Đây là một ý kiến rất hay, tôi cũng dự định sẽ tổ chức một cuộc thi Tìm hiểu về Thăng Long xưa, các bạn có thể cung cấp bài viết hoặc sưu tầm hình ảnh về nói về Thăng Long - Hà Nội; Nhưng kế hoạch đã không thực hiện được, nay bạn mở topic này là ý kiến rất hay. Cảm ơn bạn!
Vậy các bạn thành viên ai có bài viết nào hay thì cứ post lên nha! Nếu bài viết hay, sẽ được Quan Quản Trị xem xét chọn vào thành phần Ban Điều Hành Diễn đàn các bạn nhá.
Các bạn có thể post bài đến hết ngày 10/10/2010.


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime07.08.10 6:52

Minh Lam
Bóng đá

Thành viên

Minh Lam

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 9
Điểm Thi Lịch Sử : 29
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 06/02/1987
Ngày Tham Gia : 21/07/2010
Tuổi : 37
Đến từ : Sóc Trăng
Công Việc : Không nói
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Bóng đá

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 

THĂNG LONG THỜI LÝ
Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La.
Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long.
Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v...
Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ.
Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác.
Tượng Phật
Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.
Rồng thời Lý
Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên.


Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước.
Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm.

Vietbao (Theo: hanoi.gov.vn)


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime07.08.10 14:02

pdthuan_ctu
Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Quản Lý

pdthuan_ctu

Quản Lý

https://diendanlichsu.forum-viet.com
Nam
Tổng số bài gửi : 35
Điểm Thi Lịch Sử : 100056
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Birthday : 22/09/1987
Ngày Tham Gia : 20/04/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên Bộ môn Lịch Sử - Khoa Sư Phạm - Trường Đại Học Cần Thơ
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Ly cafe buổi sáng, con đường ngập nắng vàng...và tôi cũng yêu em

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
Tốt! em viết tiếp và sưu tầm thêm để các bạn tham khảo nhé! ah, em có thể cho anh ý kiến them về vấn đề này được ko? chúng ta có nên giữ tên là Hà Nội dù tên gọi này có thể ko hay về ý nghĩa và cũng ko tồn tại lâu được như tên Thăng Long trong lịch sử? Chúng ta có nên đổi ko?


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime07.08.10 23:18

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội qua những cái tên

 
NGÀN NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI QUA NHỮNG CÁI TÊN
Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đây là một tên gọi hoàn toàn do người Việt sáng tạo.
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. 24347b3f12ce65ec
Rồng đá trên thềm điện Kính Thiên trong Thành cổ Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi. Chúng tôi xin chia các tên gọi ấy thành hai loại: Chính quy và không chính quy, theo thứ tự thời gian như sau:

Tên chính quy

Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước Việt Nam chính thức đặt ra:

1. Long Đỗ. - Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường, vào năm 866 đắp Thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là Thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời Kinh đô về đất An Tôn, Phủ Thanh Hóa. Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời Kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có Núi Tản Viên, có Sông Lô Nhị (tức Sông Hồng ngày nay), núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi”. Điều đó cho thấy Long Đỗ đã từng là tên gọi đất Hà Nội thời cổ.

2. Tống Bình. - Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống Bình.

3. Đại La. - Đại La hay Đại La Thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh đô. Theo kiến trúc xưa, Kinh đô thường có “Tam trùng thành quách”: Trong cùng là Tử Cấm Thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi Vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La Thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp thêm Đại La Thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là Thành Đại La. Trong Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: “... Huống chi Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất...” (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr. 241).

4. Thăng Long. - Về ý nghĩa tên gọi Thăng Long, chúng ta vẫn thường giải thích rằng: Thăng là bay lên, Thăng Long tức là rồng bay. Thực ra, ở trong Hán tự có nhiều cách viết và giải thích chữ “thăng”. Với cách viết thứ nhất, chữ “thăng” có nghĩa là “đi lên cao, tiến lên”, bên cạnh nghĩa đầu tiên của nó là cái thưng, một dụng cụ đo lường dung tích (từ văn học: “đẩu thăng: đấu thưng”). Cách viết thứ hai: có chữ Nhật đặt lên trên chữ Thăng mang ý nghĩa là Mặt trời lên cao và cũng có nghĩa là “đi lên cao”, như chữ “Thăng” ở cách viết thứ nhất. Thăng Long, Kinh đô mới của Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”.

Có điều đáng chú ý là các từ điển thông dụng Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải (Từ nguyên xuất bản 1947, Từ hải xuất bản 1967, chưa rõ những kỳ xuất bản sau có khác không), không thấy ghi từ Thăng Long ở cả 2 dạng viết chữ Thăng. Riêng Trung văn đại từ điển (tập 5, Đài Bắc 1967, trang 208), ở chữ “Thăng” là “Thưng” dạng viết thứ nhất nói trên, có từ kép “Thăng Long” nhưng là danh từ chung và được giảng là “rồng bay lên”. Như vậy, có thể thấy tên gọi Thăng Long với cách viết ghi trên sử cũ là một địa danh hoàn toàn do người Việt sáng tạo.

5. Đông Đô. - Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô” (Cương mục - Tập 2, H. 1998, tr.700).

6. Đông Quan. - Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta, chỉ được ví là “cửa quan phía Đông” của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử cũ cho biết năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở Thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 12 năm Mậu Tý (1408) Giản Định Đế bảo các quân “Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh không kịp bưng tai, tiến đánh Thành Đông Quan thì chắc phá được chúng” (Toàn thư , Sđd - Tập 2, tr. 244).

7. Đông Kinh. - Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: “Mùa Hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427) Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở Thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 Vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là Thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi Thành Thăng Long là Đông Kinh” (Toàn thư , Sđd. Tập 2, tr. 293).

8. Bắc Thành. - Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802), vì Kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế) nên gọi Thăng Long là Bắc Thành (Nguyễn Vinh Phúc - Trần Huy Bá - Đường phố Hà Nội - 11.1979, tr.12).

9. Thăng Long. - (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội cho biết: “Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi Kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong dân gian cả nước, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ “Long” là Rồng thành chữ “Long” là thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà Vua, nay Vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” (Trần Huy Liệu - Chủ biên. Lịch sử Thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó Vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ Hoàng thành cũ, vì Vua không đóng đô ở Thăng Long, mà Hoàng thành Thăng Long lại rộng lớn quá.

10. Hà Nội - So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa...

Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Cua%20bac
Cửa Bắc
Tên không chính quy

Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ Thành Thăng Long - Hà Nội.

1. Trường An - (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 Tr. CN - 8 S.CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà Nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ Kinh đô. Từ đó, cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ Kinh đô Thăng Long.

Thí dụ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Rõ ràng chữ Trường An ở đây là để chỉ Kinh đô Thăng Long.

2. Phượng Thành (Phụng Thành)

Vào đầu Thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú Nôm rất nổi tiếng: Phượng Thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa Xuân ở Thành Phượng).

Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa Xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng Thành hay Phượng Thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ Thành Thăng Long.

3. Long Biên. - Là nơi quan lại nhà Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều (Thế kỷ III, IV, V, và VI) đóng trụ sở ở Giao Châu (tên nước ta thời ấy). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877), ghi lại bài thơ của Vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau:

Long Biên tài hướng Phượng Thành hồi

Triệu đối do hy vĩnh biệt thôi!

Dịch nghĩa:

Nhớ người vừa tự Thành Long Biên về tới Phượng Thành

Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi vào triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.

Thành Long Biên ở đây, Vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877, Vua Tự Đức triệu ông về Kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.

4. Long thành. - Là tên gọi tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi của Vua Quang Trung. Sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long Thành quang phục kỷ thực (Ghi chép việc khôi phục Long Thành).

5. Hà Thành. - Là tên gọi tắt của Thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai(?)...

6. Hoàng Diệu. - Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đôi khi trong các báo chí của ta, chúng ta sử dụng tên này để chỉ Hà Nội. (Thành Hoàng Diệu).

Ngoài ra, trong cách nói dân gian còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long - Hà Nội như: Kẻ Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ - Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ); Thượng Kinh, tên này để nói đất Kinh Đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ Kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). hoặc trong tác phẩm: Thượng Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Kinh Kỳ, tên này nói đất có Kinh đô đóng (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến); Và đôi khi chỉ dùng một từ như “Ăn Bắc, mặc Kinh”. Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kinh chỉ Kinh đô Thăng Long.

Loại tên không chính quy của Thăng Long - Hà Nội còn nhiều, được người đời sử dụng khá linh hoạt trong văn học, ca dao... kể ra đây chưa hết...

Trích Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long
(Sưu Tầm)


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime07.08.10 23:56

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
pdthuan_ctu đã viết:
Tốt! em viết tiếp và sưu tầm thêm để các bạn tham khảo nhé! ah, em có thể cho anh ý kiến thêm về vấn đề này được ko? chúng ta có nên giữ tên là Hà Nội dù tên gọi này có thể ko hay về ý nghĩa và cũng ko tồn tại lâu được như tên Thăng Long trong lịch sử? Chúng ta có nên đổi ko?

Theo em việc giữ hay bỏ tên Hà Nội trong Thăng Long - Hà Nội là do ý chủ quan của mỗi người khi họ nghiên cứu về vùng đất này, và tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử khi họ nghiên cứu nữa. Nhưng phần lớn trong giới các nhà khoa học khi nghiên cứu về Hà Nội xưa, thì em thấy họ thường dùng là Thăng Long - Hà Nội, vì đã từ lâu nơi đây là một vùng đất được mệnh danh là thiên thời địa lợi nhân hòa, một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước.

Từ Thăng long đến Hà Nội - hai tên gọi khác nhau cho một vùng đất. Thế đất, thế sông nơi này đã như vậy từ bao đời, từ thuở hồng hoan ông cha ta mang gươm đi mở cõi. Nhưng nó chỉ được phát hiện ra vị trí chiến lược, xứng đáng được chọn làm đất định đô từ năm 1009- khi vua Lý Công Uẩn lên ngôi. Một áng rồng cất mình thành cái tên Thăng Long từ một ngàn năm trước mang đầy ý nghĩa. “Thăng Long” có nghĩa là “rồng bay lên”, đó cũng là khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Cái tên còn chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng về nguồn gốc là “con Rồng cháu Tiên” rất đáng tự hào, vừa tỏa sáng một ước vọng. Còn Hà Nội đối với chúng ta cũng rất thân thuộc và trìu mến, nó có nghĩa là thành phố trong sông (chỉ con sông Hồng ngày nay), là chốn kinh kỳ trên bến dưới thuyền mà vua Minh Mạng năm 1831 khi thực hiện cải cách hành chính chia lại các tỉnh thuộc vùng Đàng Ngoài cũ đã đặt cho.

Ý kiến của em là vậy, anh có suy nghĩ nào khác thì chia sẽ cho em cùng các bạn được hiểu thêm.
Chào anh! Chúc anh nhiều sức khỏe, công tác tổt.





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime11.08.10 0:50

dothuc
giao lưu, du lịch

Thành viên

dothuc

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Điểm Thi Lịch Sử : 2
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 11/09/1988
Ngày Tham Gia : 11/08/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Thái Bình
Công Việc : Giáo Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : giao lưu, du lịch

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 





Mình xin cung cấp thêm thông tin về Lý Công Uẩn và một vài link về 1000 năm Thăng Long có khá nhiều thông tin mà mình hay tham khảo:

http://playgame.vn/forum/forumdisplay.php?f=174
(trang này còn có cả cuộc thi về thăng Long, Hà Nội nữa đấy, mình cũng tham gia, câu hỏi cũng khó ra trò. diễn đàn mình đang có ý định tổ chức cuộc thi như vậy thì hay quá.)
http://hanoi.dantri.com.vn/ (cái này là chuyên trang của Dân trí)
http://www.1000namthanglonghanoi.vn/index.php


Lý Công Uẩn - huyền thoại và lịch sử

Khi tìm hiểu về sự ra đời, về tuổi thơ, và sự kiện lên
ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, dời đô đến một miền đất mới, của vị
vua khai sáng kinh thành Thăng Long - Lý Công Uẩn, người đọc thấy xung
quanh Đức Vua là vô số những huyền tích và sự thật lịch sử đan xen.

Truyền thuyết xuất thân kỳ bí

Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Wol_errorClick this bar to view the full image.
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Images47104_Ly_Thai_To


Ảnh: Minh An
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Lý, húy
Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu
Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua vào ngày 12

tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình thứ năm (974), thời Đinh”.
Sách Việt sử thông giám cương mục viết: “Mẹ ngài là Phạm thị, đi chùa
Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm Giáp
Tuất, Thái Bình thứ năm (974), thời Đinh”. Tại ngôi chùa tọa lạc trên
sườn núi Tiêu ở huyện Từ Sơn ( Bắc Ninh), cuối thế kỷ XX, các nhà sử
học đã phát hiện một sự thật lịch sử. Đó là những thông tin quý giá, hé
mở sự thật về người đàn bà đã sinh ra Lý Công Uẩn. Những dòng chữ của
tiền nhân còn lưu lại trên bia “Lý gia linh thạch” cho đời sau biết,
người phụ nữ sinh ra Lý Công Uẩn tên thật là Phạm Thị Ngà. Bà là người
làng Hoa Lâm, làm thủ hộ của nhà chùa, chuyên quét sân, làm vườn, và lo
nhang đèn...

Sự đầu thai đã nhuốm mầu thần bí, rồi sự chào đời của Lý Công Uẩn, cũng
vậy: “rồi một đêm, trời trong sáng lạ thường, có mây ngũ sắc xuất hiện,
vị sư trụ trì ở chùa Ứng Tâm đã được báo mộng là ngày mai phải đón vua.
Nhưng sáng sớm hôm sau chỉ thấy người đàn bà Phạm Thị Ngà xin tạm ở
chùa, bà vừa sinh được một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay
lại có bốn chữ “sơn- hà-xã- tắc” đỏ như son.

Người thầy, người cha tinh thần

Cha là “thần nhân”. Được thế lực thần bí chọn nơi sinh là cửa nhà Phật.
Khi chào đời có mây ngũ sắc xuất hiện, trên tay lại có bốn chữ thể hiện
khí phách, hoài bão, sự nghiệp khác thường của Công Uẩn. Những điều đó
hứa hẹn “đứa trẻ - Lý Công Uẩn - lớn lên không phải là người tầm
thường”. Mẹ là thôn nữ, làm giám hộ ở chùa, có duyên với thần nhân. Như
vậy có thể thấy, Lý Công Uẩn là kết quả của tình yêu giữa một người phụ
nữ bình dân với một “thần nhân”. Lên ba tuổi được mẹ gửi gắm cho nhà sư
Lý Khánh Văn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì, “vua sinh ra mới ba
tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”. Còn
theo sách Đại Việt sử ký tiền biên: “năm 3 tuổi, mẹ bế đến nhà Lý Khánh
Văn ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi”. Năm Lý Công Uẩn 7
tuổi, Khánh Văn nhờ sư Vạn Hạnh (anh trai) ở chùa Lục Tổ dạy cho học.
Vạn Hạnh thiền sư nhận thấy cậu bé Uẩn là người có tư chất thông minh,
khí độ rộng rãi nên đã kỳ vọng rất nhiều. Sách sử chép rằng sư Vạn Hạnh
lần đầu trông thấy Công Uẩn lấy làm lạ: “Đây là một người phi thường!
Sau này lớn mạnh lên, tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ”.
Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh
tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng
dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân
phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005 – 1009). Hơn 10 năm tu tâm dưỡng
tính, học tập dưới mái nhà Phật và được sự rèn cặp của thiền sư Vạn
Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành một người quả cảm, có học vấn và trí tuệ,
được quần thần cảm mến, kính phục.

Lại nói về thiền sư Vạn Hạnh, người cha tinh thần, người thầy giáo, và
người vạch ra con đường đi tới ngai vàng cho Lý Công Uẩn. Theo sử liệu
thì thiền sư Vạn Hạnh sinh vào khoảng năm (938 – 939), ở châu Cổ Pháp
(tương đương với thị xã Từ Sơn và Tiên Du ngày nay). Ông xuất gia ở
chùa Lục Tổ. Sau hai mươi năm thụ giáo ở Đạo giả Thiền Ông, thiền sư
Vạn Hạnh nổi tiếng là người thông minh, uyên bác, thâu nhập được những
điều huyền vi của giáo lý. Lời nào thiền sư nói ra, dân chúng cũng đều
cho là lời sấm ký. Các nghiên cứu về ông đều nhận định rằng Thiền sư
Vạn Hạnh là: “một trong những nhân vật kiệt xuất nhất của thế kỷ thứ X,
đầu thế kỷ thứ XI”. Ông từng làm cố vấn cho Lê Hoàn và có ảnh hưởng lớn
với nhà Tiền Lê. Với Lý Công Uẩn, ông đối xử thật sự thân tình, nuôi
nấng, chăm chút với tình thương yêu như một người cha đối với đứa con
của mình. Ông là người cha tinh thần của nhà vua, đã theo sát, dạy dỗ
nhà vua từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Có thể nói rằng Vạn
Hạnh thiền sư với Lý Công Uẩn là một người cha, một người thầy. Với
vương triều Lý thì, ông là “nhà thiết kế” tài tình, như một kim chỉ nam
– định đường đi nước bước cho một vương triều. Ông cùng với Đào Cam Mộc
– một võ tướng thời đó đã phù trợ, ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng
lập vương triều Lý. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì, năm Vạn Hạnh
70 tuổi, một lần nói với Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn: “Vừa rồi,
tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ
nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai
bằng Thân vệ, là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm
binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn
ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để
xem đức hóa của ông thế nào. Thực là cái may ngàn năm có một...”

Lên ngôi - thuận ý trời, hợp lòng người

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép: “Trước đây ở thôn Diên Uẩn,
châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh
có chữ: “Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập
bát tử thành/ Đông A nhập địa/ Mộc dị tái sinh/ Chấn cung kiếm nhật/
Đoài cung ẩn tinh/ Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình”. Có nghĩa
là: “Gốc cây thăm thẳm/ Ngọn cây xanh xanh/ Cây hòa đao rụng/ Mười tám
hạt thành/ Cành đông xuống đất/ Cây khác lại sinh/ Đông mặt trời mọc/
Tây sao náu hình/ Khoảng sáu bảy năm/ Thiên hạ thái bình”. Ở hương Cổ
Pháp xuất hiện một con **** trắng trên lưng có chữ “thiên tử” lông đen.
Cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “Quốc”. Quanh mộ cha Lý
Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lý
làm vua... Có người đem những điều đó hỏi Thiền sư Vạn Hạnh thì, được
ông giải thích rằng: đó là điềm trời báo trước việc họ Lê mất, họ Lý
nổi lên.

Dưới thời Tiền Lê, Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội. Nhiều vị cao tăng được mến mộ, trọng đãi. Lực lượng quân đội do
Đào Cam Mộc lãnh đạo, còn Phật giáo mà Vạn Hạnh là một thiền sư tiêu
biểu, là hai lực lượng chính phù trợ cho nhà Lê. Tuy nhiên, thời Lê
Ngọa Triều, đã duy trì những chính sách tàn ác, dã man, khiến lòng
người oán giận, mất đi sự ủng hộ của Phật giáo và quân đội. (Ngọa Triều
là một vua nổi tiếng bạo ngược và tàn ác, lấy việc giết người làm trò
giải khuây). Vì vậy mà trong nhân gian đã xuất hiện những bài sấm ký,
đoán trước sự suy vong tất yếu của nhà Tiền Lê, và dự báo một triều đại
mới đang manh nha. Lê Ngọa Triều băng hà, vua nối ngôi còn bé, đất nước
đứng trước nạn ngoại xâm, và nội chiến...Một lần Đào Cam Mộc nói với Lý
Công Uẩn “Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất
nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham
nổi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng
nháo nhác, mong tìm chân chúa...”. Lần sau lại nói “Người trong nước ai
cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa
không thể che dấu được nữa. Chuyển họa thành phúc chỉ trong sớm chiều.
Đây là lúc trời trao người theo...” và “Thân vệ là người khoan thứ,
nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt, kiệt quệ, dân
không chịu nổi, Thân vệ nên lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô
nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!”. Cuối cùng thì
điều phải đến đã đến. Được sự ủng hộ của quân đội và giới Phật giáo,
của quần thần trong triều, Lý Công Uẩn đã lên nắm triều chính. Đây là
sự thay đổi vương triều thuận ý trời, hợp lòng người, nên đã diễn ra êm
thấm, không đổ máu. (Theo PGS Lê Thành Lân, nhà lịch pháp học, ngày mà
Ngọa Triều mất là 30 tháng 10 năm Kỷ Dậu ứng với ngày 19/11/1009. Hai
ngày sau sự kiện Ngọa Triều ra đi, vua nối ngôi còn nhỏ dại, ngày mùng
2 tháng 11 năm Kỷ Dậu, ứng với ngày 21/11/1009, quần thần đã đồng lòng
suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra vương triều Lý đặt niên hiệu
là Thuận Thiên). Năm ấy Lý Công Uẩn bước sang tuổi 35. Lịch sử dân tộc
Việt lật sang trang sử mới. Theo soạn giả của Đại Việt sử ký toàn thư
thì, sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi vua là “Vua ứng mệnh trời, thuận lòng
người, nhân thời mở vận”

Cuộc thiên đô và tầm nhìn của bậc thiên tử

Kinh đô Hoa Lư nằm trên địa phận xã Trường Yên, huỵên Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình, được bao bọc bởi hệ thống núi đá vôi hiểm trở. Với địa hình núi
non sông suối bao bọc, Hoa Lư thích hợp với việc phòng thủ. Tuy nhiên
với một triều đại mới, thời vận mới của dân tộc thì Hoa Lư dần dần bộc
lộ những hạn chế. Kinh đô phải đảm bảo được yếu tố phát triển về mọi
phương diện. Đó là phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao với các
nước, ổn định chính trị, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp
cho chúng dân...Theo Lý Công Uẩn thì, “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp,
không đủ làm chỗ ở của đế vương” và điều đó đã khiến nhà vua “rất đau
đớn”. Ý định dời đô nung nấu tâm can nhà vua. Quê hương của ngài ở miền
Kinh Bắc cũng là một vùng phong cảnh hữu tình, sản vật trù phú. Mùa
xuân năm Canh Tuất (1010), sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã về thăm
hương Cổ Pháp. Phải chăng những chuyến đi về nơi chôn nhau cắt rốn cả
khi chưa lên ngôi và sau này khi đã ở ngôi thiên tử, đã là một trong
những gợi ý để nhà vua chọn nơi định đô sau này. Bởi vậy mà trong
“Chiếu hỏi quần thần” (Chiếu dời đô), Nhà vua đã đưa ra chủ kiến “xem
khắp nước Việt” chỉ thấy thành Đại La “là nơi thắng địa, thực là chỗ
hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn
đời”. Với tư duy đó về mảnh đất sẽ chọn để đóng đô, đã chứng tỏ Đức Vua
là một bậc minh quân, có tầm nhìn xuyên thấu không gian, xuyên suốt
thời gian: “thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất,
được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi
sông sau trước. Vùng đất này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao
mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi
tốt phồn thịnh...”. Suy nghĩ thấu đáo, tham khảo ý kiến quần thần,
chuẩn bị kỹ lưỡng, tháng 7 năm Canh Tuất khi tiết trời vào thu, Lý Công
Uẩn cùng triều thần dời Hoa Lư ra thành Đại La. Các ghi chép của tiền
nhân cho thấy, khi thuyền vừa cập bến ở chân thành thì, “rồng vàng hiện
lên trên thuyền ngự”. Rồng uốn lượn như chào mừng nhà vua đến đóng đô ở
vùng đất này. Vì vậy, nhà vua đã quyết định đặt tên cho kinh đô của
triều đại mình là Thăng Long! Với khát vọng mãnh liệt “Thăng Long -
Rồng bay” thể hiện khí thế vươn lên mạnh mẽ của vương triều Lý, cũng là
mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của dân tộc Việt.

Quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã đem đến luồng sinh khí mới cho
mảnh đất này và mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên văn minh Đại Việt.


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime11.08.10 5:02

avatar
Online, Bóng đá, ca hát

Thành viên

LMHoang

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 3
Điểm Thi Lịch Sử : 7
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 01/01/1989
Ngày Tham Gia : 25/07/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Hà Nội
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Online, Bóng đá, ca hát

Bài gửiTiêu đề: Hoàng Thành Thăng Long.

 
Mùa Thu năm 1010, sau khi công bố Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.

Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15

Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách ấy mà phân chia.

Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Công Uẩn đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện ở trong Hoàng Thành. Hoàng thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở bốn cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc.

Tuy còn những ý kiến khác nhau, nhưng căn cứ vào sử liệu và di tích còn lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mã. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gần Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng hiện nay.

Những cung điện chính còn thấy trong sử sách như điện Càn Nguyên là nơi thiết triều đặt trên núi Nùng tức núi Long Đỗ, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và điện Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân, bên phải mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính bắc dựng điện Cao Minh. Thềm các quan chầu vua gọi là Long Trì có hành lang chạy xung quanh. Đằng sau điện Càn Nguyên là điện Long An và điện Long Thụy làm nơi nhà vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nhật Quang, bên phải xây điện Nguyệt Minh, đằng sau là cung Thúy Hoa là nơi ở của các phi tần.

Năm 1029, Lý Thái Tôn xây dựng lại toàn bộ khu cấm thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tôn cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Diên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên Điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc.

Sau điện Diên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.

Năm 1293, vua Lý Cao Tôn bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây ở phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm gọi là Lệ Giao. Ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ.

Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm). Phía sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông.

Ngoài ra các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đời nào mà mấy năm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác.

Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như đền Quan Thánh, chùa Chân Giáo (nơi vua Lý Huệ Tôn đã tu hành), đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng Thành.

Năm 1049, đào hồ Kim Minh vạn tuế, đắp núi đá cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bát giác ở đấy. Năm 1051 đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh. Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Uyên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được dựng trong Hoàng Thành.

Mùa Thu năm 1048, mở luôn ba vườn ngự: vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh và vườn Xuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Giữa thế kỷ 14 lại dựng một vườn ngự nữa nối liền với hậu cung.

Theo sử cũ còn ghi giữa vườn có đào một cái hồ lớn: “Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ hoa kỳ diệu thảo khác, thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là hồ Lạc Thanh Trì. Về phía Tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ ấy, đẻ nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người Hóa Châu thả cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ vảy biếc)... Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều phía Tây."

Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh (1430). Về cơ bản Đông Đô thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý, Trần, Hồ; chỉ có điều, cung điện, đền, đài đã bị phá hết, nhà Lê mới dần dần sửa chữa xây dựng thêm.

Từ năm 1490 cho đến thế kỷ 16, kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường Hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tôn ở trong cung, Lê Thánh Tôn cho xây lại Hoàng thành mở rộng thêm tám dặm nữa. Công việc xây dựng trong tám tháng mới xong.

Trong Hoàng thành, Lê Thánh Tôn cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.

Từ năm 1516-1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Thăng Long chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần.

Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này, nơi khác. Thăng Long ngày một điêu tàn.

Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Thăng Long. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Từ đó về sau cũng không có lần nào Hoàng thành được xây dựng quy mô như thế nữa.

Năm 1599 Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi, những cung điện mới xây đều nằm trong phủ Chúa. Hoàng thành bị bỏ hoang phế nhiều.

Thành Hà Nội từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20

Sự chuyển đổi từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh thành Hà Nội

Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn tên mũi đạn. Dựa thế quân Thanh, Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi, cháy ròng rã một tuần mới hết. Tất cả những gì liên quan đến chúa Trịnh ở Thăng Long bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" với nghĩa là thịnh vượng, ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời, những gì còn sót lại của Hoàng thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vô-băng của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội thành thành phố Hà Nội. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và Cột Cờ những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.

Tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiểu Vô-băng của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu.

Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh và đá ong. Tường cao một trượng một thước, dày bốn trượng. Thành mở ra năm cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với chợ Cửa Nam hiện nay), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu.

Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15-16m, sâu 5m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1m. Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều có một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau:

Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê, về sau điện này bị người Pháp phá hủy và xây trên nền cũ tòa nhà Con Rồng để làm trụ sở pháo binh Pháp. Sau năm 1954 nhà Con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 21/3/1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.

Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn bắc thành phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành. Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m, Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế.


Nguồn: TTXVN/Vietnam


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime12.08.10 22:22

dothuc
giao lưu, du lịch

Thành viên

dothuc

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Điểm Thi Lịch Sử : 2
Hệ Thống Chấm Điểm : 0
Birthday : 11/09/1988
Ngày Tham Gia : 11/08/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Thái Bình
Công Việc : Giáo Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : giao lưu, du lịch

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
Hiện tại có rất nhiều sự kiện đàn diễn ra chào mừng đại lế
1000 Năm Thăng Long, game show"1000
Năm Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội"
là một sân chơi ý nghĩa với mỗi người đan Việt.
Tham gia gameshow bạn có cơ hội tìm hiểu
và tích lũy thêm nhiều kiến thức lịch sử, văn hóa... không những thế bạn còn có
cơ hội giao lưu, kết bạn với các thành viên trong diễn đàn.
Đặc biệt bạn có cơ hội những phần quà rất thú
vị và ý nghĩa, nó sẽ rất tuyệt nếu bạn tặng ai đó (vì bạn có được bằng những hiểu
biết của bạn mà không phải là ra ngoài hiệu và mua nó về).


Còn gì mà chần chừ nữa, tham gia và rinh quà nào.


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime20.08.10 23:46

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Văn hiến Thăng Long trong đời sống tâm linh

 
Văn hiến Thăng Long trong đời sống tâm linh
Thăng Long là nơi tập trung nhiều đến chùa, đạo quán, lễ hội người dân Thăng Long tôn kính tất cả các vị thánh thần ân đức các bậc anh hùng vì dân vì nước được thờ phụng ở các chùa, đền, quán, miếu… Đây là những nét nổi bật biểu hiện đời sống tâm linh của người dân đất kinh kỳ.

Dưới chế độ thống trị của phong kiến nước ngoài, nhân dân Việt Nam từng sống trong đau khổ không có lối thoát. Khi đất nước đã giành được độc lập, nhưng ở mỗi cuộc đời vẫn có những rủi ro không thể lường trước và cũng không thể giải thích được. Tình hình trên tất yếu đẩy người ta vào con đường mê tín, trông chờ sự cứu giúp của thần linh.
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. %283%29chua

Thời đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Phật giáo, Đạo giáo rất được tôn sùng. Cả Phật giáo và Đạo giáo đều có những điều răn dạy về hành vi đạo đức, giáo dục tình yêu thương, cứu giúp lẫn nhau giữa người và người, do vậy những tôn giáo nói trên đã dễ dàng lôi kéo được sự đồng tình, tin tưởng của nhân dân.

Về phía triều đình, để duy trì được trật tự xã hội và tiến hành mọi việc thuận lợi, các triều vua nhận rõ sự cần thiết phải dựa vào lực lượng trí thức đương thời. Bấy giờ đạo Nho chưa phải đã phổ biến trong quảng đại quần chúng nên chỗ dựa chủ yếu phải nhằm vào đội ngũ trí thức trong Phật giáo và Đạo giáo, nhiều người có học vấn cao.

Lý Công Uẩn sinh ra, lớn lên tại nhà chùa, được sư Khánh Văn nhận làm con, sư Vạn Hạnh dạy dỗ. Rồi chính các nhà sư đã tích cực vận động đưa ông lên làm vua. Cũng chính các nhà sư, với tư cách là trí thức đương thời, lại tiếp tục giúp ông rất nhiều trong việc nội trị, ngoại giao. Không có gì khó hiểu, Lý Công Uẩn cũng như các vua nhà Lý về sau đều là những người mộ đạo, trong khi toàn dân mộ đạo…

Việc tôn sùng quá mức Phật giáo, Đạo giáo dẫn đến chiều hướng phát triển mê tín dị đoan cùng với việc xây dựng khắp nơi quá nhiều đền chùa, làm hao tổn nhiều sức người, sức của. Nhưng Phật giáo, Đạo giáo cũng đem lại những nhân tố tích cực, góp phần ổn định lòng dân, cổ vũ làm điều thiện, khai thác được nhiệt tình vốn tri thức của giới sư tăng, đạo sĩ, thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt.

Sang đời nhà Trần, với sự sáng suốt của các vua Trần, nhất là với sự phê phán của tầng lớp trí thức theo Nho giáo thì Phật giáo và Đạo giáo cũng dần dần bỏ bớt được những điều mê tín, trở thành những nhân tố hợp lý trong văn hiến Việt Nam.

Thăng Long là trung tâm văn hóa, hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, nên ngay từ thời Lý, khi mà “nhân dân quá nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa” (Lê Văn Hưu), thì Thăng Long cũng là nơi tập trung nhiều nhất những chùa chiền, miếu mạo rải khắp kinh thành.

Thăng Long thời ấy có những ngôi chùa xây dựng quy mô lớn, kiến trúc độc đáo. Chùa Diên Hựu như một bông sen lớn đồ sộ mọc giữa hồ, riêng cây cột đá đã cao 10 trượng (khoảng 30 mét). Tháp Báo Thiên 12 tầng, cao khoảng 80 mét, sừng sững bên hồ Lục Thủy.

Thăng Long cũng có rất nhiều đạo quán. Tài liệu cũ cho biết thời thuộc Minh, ở Đông Quan có trên 200 ngôi chùa và 200 đạo quán. Thời Mạc, nhiều đạo quán được tu sửa và xây dựng thêm, có nhiều quán lớn nổi tiếng như Trấn Vũ Quán, Huyền Thiên Quán, Đồng Thiên quán, Đế Thích quán.

Trong quá trình đi lên của đất nước, bên cạnh sự tồn tại của Phật giáo và Đạo giáo, nhân dân ta phát huy hơn nữa truyền thống lâu đời của dân tộc, có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thờ cúng các vị anh hùng cứu nước và những người có công lập ấp, dựng làng, hay trong việc sáng lập ra những ngành nghề ở các địa phương.

Tín ngưỡng Việt Nam có đặc điểm là sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo, Đạo giáo với tín ngưỡng dân gian. Đặc điểm này càng được thể hiện rõ trên đất Thăng Long. Nguyên nhân sâu xa của sự dung hợp này là truyền thống yêu thương giúp đỡ nhau trong nhân dân, là tinh thần khoan dung của dân tộc và thái độ không thành kiến với những người khác mình về tư tưởng, quan điểm cũng như về tín ngưỡng...

Người ta không vì đạo này mà bác bỏ đạo kia, cũng không quan tâm và phân biệt đâu là nơi thờ Phật, đâu thờ Tiên, thờ Thánh, thờ Thần. Nhiều đền trở thành quán như đền Bích Câu. Nhiều quán trở thành chùa, như Đồng Thiên quán, Huyền Thiên quán… Nhiều chùa ở Phật điện chẳng những có tượng Phật mà còn có cả tượng thần Đạo giáo.

Bên cạnh Tam Bảo thường có cả điện thờ Mẫu. Đền Tam Giáo ở Thượng Cát (Từ Liêm) còn 45 pho tượng các vị Phật, Thánh, Thần, Tiên tiêu biểu của cả ba giáo phái. Hoặc như chùa Hưng Ký (phố Minh Khai ngày nay), mới xây năm 1932, là một quần thể gồm cả chùa, đền, điện mẫu. Nơi nào cũng đều khói hương nghi ngút, được xem là những chuyện bình thường.

Thăng Long có đền thờ thần núi (Tản Viên), thần sông (Tô Lịch). Có Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền thờ các vị thần trấn giữ bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo được suy tôn thành đức Thánh Trần được thờ ở nhiều nơi (như ở đầu phố Lê Duẩn, đầu phố Hòe Nhai ngày nay).

Vị công chúa huyền thoại Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu và là người mẹ bất tử, một trong tứ bất tử của Việt Nam, cũng có hàng trăm nơi thờ cúng ở Thăng Long và cả nước, nổi tiếng gần đây là phủ Tây Hồ bên bờ Hồ Tây.

Nhân dân Thăng Long tôn kính tất cả các vị thánh thần ân đức. Các bậc anh hùng vì dân vì nước được thờ phụng ở các chùa, đền, quán, miếu. Nhưng cũng có nhiều người đổ xô đến những nơi vừa to đẹp, uy nghi, vừa nổi tiếng là rất thiêng có thể đáp ứng mọi thỉnh cầu của con nhang đệ tử.

Người ta kéo đến phủ Tây Hồ để cầu xin được phát tài phát lộc, buôn bán gặp may, mọi việc làm ăn thuận buồm xuôi gió… Người ta thề bồi trước đền Quan Đế (tức Quan Công), vị thánh nổi tiếng về tiết tháo trung nghĩa và lòng dạ quang minh chính đại, để mong thánh chứng giám. Các nho gia, sĩ tử thì đến đền Văn Xương (thờ vị thần chủ về văn học) để tỏ lòng tôn kính và cũng để cầu xin ngài phù hộ cho văn hay chữ tốt và đỗ đạt…

Trong không khí tín ngưỡng nói chung, hầu hết các xã thôn ở khắp các miền đất nước đều có những ngày lễ hội. Thăng Long cũng như các nơi, có nhiều lễ hội ở đình, chùa, đền, miếu thuộc các làng khác nhau. Nhưng lễ hội ở Thăng Long, nơi tập trung nhiều người vừa giàu có, vừa có trình độ văn hóa hơn so với các nơi khác trong toàn quốc, nên lại có nhiều nét đặc sắc.

Lễ hội ở Thăng Long thường được tổ chức bề thế, có quy mô tương đối lớn. Một số lễ hội mang tính chất tiêu biểu của cả nước. Lễ hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi (đều thuộc địa phận Hà Nội ngày nay) Phù Đổng, Xuân Đỉnh, Sóc Sơn, Chi Nam, Thanh Nhàn.

Riêng hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm) lớn nhất có thể coi là long trọng, công phu nhất trong các lễ hội cổ truyền Việt Nam. Để ôn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân, dân làng đã huy động vào cuộc diễn trận mấy trăm người trực tiếp tham gia và mấy trăm người phục dịch hiện trường. Ngoài ra, hàng vạn người dân các nơi xa gần đến dự.

Hội đền thờ Hai Bà Trưng được tổ chức ở nhiều nơi, tập trung ở đền Hạ Lôi (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc) và đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ). Hội đền Đồng Nhân (ở quận Hai Bà Trưng) tuy không phải là đền được xây dựng ngay trên những mảnh đất lịch sử có gắn bó trực tiếp với sự nghiệp Hai Bà, nhưng cũng được tổ chức rất long trọng. Đặc biệt do vị trí ở giữa kinh thành, nên trước đây nhà nước phong kiến coi lễ hội Đồng Nhân là tế lễ của toàn quốc (quốc lễ) và cử quan về chủ lễ.

Lễ hội ở Thăng Long thường được thể hiện với những nội dung, ý nghĩa sâu sắc và độc đáo, phần lớn các lễ hội đều thông qua việc diễn lại các tích xưa để nhớ đến anh hùng liệt sĩ có công lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tái hiện những chiến công hiển hách của dân tộc, vẻ hào hùng của quân dân ta đánh thắng quân xâm lược.

Lễ hội đền Đồng Cổ bắt đầu khi vua nhà Lý cho rước thần trống đồng từ Đan Nê (Thanh Hóa) về Thăng Long dựng đền thờ, đã để lại dấu ấn không phai mờ trong trí tưởng tượng của người đời sau về quang cảnh cuộc lễ trang nghiêm, hùng tráng. Trong cuộc lễ tất cả các quan lớn bé đứng trước án thờ thần và trước mặt đông đảo người dự hội, trịnh trọng đọc lời thề trung hiếu.

Biết ơn và thờ cúng những anh hùng dân tộc trở thành một truyền thống của nhân dân Việt Nam và nhân dân Thăng Long - Hà Nội. Ngay cả đến thời nhà Nguyễn, không được nhắc tới công lao của nhà Tây Sơn thì nhân dân vẫn tổ chức ngày giỗ trận ở Đống Đa. Đến những thập kỉ gần đây, mỗi độ Xuân về, người Hà Nội lại hồi tưởng về một Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Thăng Long đã góp sức cùng quân đội Tây Sơn và nhân dân cả nước lập nên chiến công vĩ đại và hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Ngày nay, Hà Nội vẫn hàng năm thay mặt cho cả nước tổ chức lễ kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung với niềm thành kính thiêng liêng. Trong ngày hội, nhiều trò chơi dân gian, nổi bật là trò múa rồng tái hiện cảnh nhân dân 9 xã quanh đồn Đống Đa đốt rơm tẩm dầu tạo thành trận rồng lửa bao vây đồn giặc.

Về hình thức, lễ hội dân gian cổ truyền vẫn là tính chất hội làng, nhưng lễ hội Thăng Long lại có những nét riêng của chốn phồn hoa đô hội.

Thăng Long có hội Láng với tích diễn Đốt pháo đấu thần khá độc đáo. Có hội đền Đồng Nhân với nghi thức trang trọng tắm tượng bằng nước sông Hồng, với cuộc múa đền và lễ dâng hương do đội nữ quan đảm nhiệm. Có hội tế trâu đất ở cửa ô Đông Hà (phố Hàng Chiếu ngày nay), hội cờ ở Đông Ba (Thượng Cát, huyện Từ Liêm).

Có trò chơi hất phết ở Đông Đồ (huyện Đông Anh), cướp cầu ở Thúy Lĩnh (huyện Thanh Trì), đấu võ ở Đông Dư (huyện Gia Lâm) và rất nhiều trò chơi khác ở các hội làng: thi thổi cơm, thi dệt vải, thi bơi thuyền… thể hiện tính phong phú và hình thức đặc sắc của lễ hội Thăng Long.

GS Vũ Khiêu (Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến)


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime22.08.10 11:36

trongnguyen
Thể thao, online,...

Quản Lý

trongnguyen

Quản Lý

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Điểm Thi Lịch Sử : 381
Hệ Thống Chấm Điểm : 11
Birthday : 12/02/1988
Ngày Tham Gia : 13/05/2010
Tuổi : 36
Đến từ : Cao Đẳng Cần Thơ
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Thể thao, online,...

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 
CUỘC ĐÁNH CHIẾM BẮC THÀNH CỦA GIA LONG

Cuối tháng 6 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Quang Toản phải bỏ kinh đô Phú Xuân, chạy ra đến Bắc Thành, đổi lại niên hiệu là Bảo Hưng và ra sức chuẩn bị lực lượng để phản công quân Nguyễn. Đến tháng 12, Quang Toản đem 3 vạn quân vượt sông Gianh tiến đánh quân Nguyễn, nhưng bị thất bại. Nguyễn Quang Toản đem tàn quân chạy thoát ra Bắc.

Nguyễn Ánh thắng trận, đem quân trở về Phú Xuân. Trước khi tiến quân ra Bắc Hà, ngày mùng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lập đàn Nam Giao làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Gia Long.

Ngày 21 tháng 5 năm ấy, đại quân của Gia Long bắt đầu ra đi từ Phú Xuân. Ngày 28, quân Nguyễn đánh lấy Hà Trung. Ngày 1 tháng 6, thủy quân Nguyễn đánh vào cửa Hội, tiến lên chiếm Vĩnh Dinh, bắt được con Nguyễn Nhạc là Nguyễn Lân. Sau đấy, Gia Long chiếm Nghệ An. Ngày mùng 5, tiến quân đến Thanh Hóa, chiếm Dương Xá (trấn ly Thanh Hóa, bất được Quang Bàn (em Quang Toản). Ngày mùng 7, Phó đô thống chế Vũ Văn Doãn bắt được Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và một số tướng lĩnh ở Thanh Chương (Nghệ An); Vũ Văn Dũng cũng bị bắt ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Ngày mùng 9, bộ binh Nguyễn đánh lấy Tam Điệp, rồi tiến ra Ninh Bình và lấy Châu Cầu (Phủ Lý). Thủy quân Nguyễn vào sông Hồng, ngược lên Vị Hoàng (Nam Định). Ngày 17, quân Nguyễn tiến vào Bắc Thành - Thăng Long, bắt được hơn 100 con voi.

Ngày 21 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long vào Bắc Thành - Thăng Long. Cuộc hành quân của quân Nguyễn từ Phú Xuân (Huế) ra đến Thăng Long (Bắc Thành) vừa đúng một tháng tròn.

Vua Tây Sơn Nguyễn Quang Toản biết thế không thể chống giữ được, liền cùng với các em là Quang Thùy, Quang Thiệu, Quang Dung và các bầy tôi là Tư mã Nguyễn Văn Dụng, Nguyễn Văn Tứ, Đô đốc Tú sang sông Hồng, chạy lên Xương Giang (Bắc Giang), nhưng thế cùng lực kiệt, người thì tự tử, kẻ thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn đến đây là chấm dứt.

VIỆC SẮP ĐẶT CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TẠI THĂNG LONG

Sau khi chiếm được Bắc Thành từ tay triều Tây Sơn, Gia Long không định đô ở đây mà chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô của cả nước. Từ đấy, kinh thành Thăng Long phải chịu một sự chuyển đổi lớn: từ kinh thành trong hơn 800 năm trước trở thành trấn thành rồi dần dần trở thành tỉnh thành. Sự chuyển đổi ấy có nhiều lý do: một là các chúa Nguyễn đã từng ở Phú Xuân (Huế) trong mấy trăm năm (từ 1687), ảnh hưởng của nhà Nguyễn tại miền này có nhiều mà nền nếp tổ chức đã có sẵn, cho nên vua Gia Long nhà Nguyễn lúc này không muốn dời đi nơi khác; hai là nhân dân ngoài Bắc khi ấy không tín nhiệm nhà Nguyễn và nhất là tầng lớp sĩ phu Bắc Hà vẫn tưởng nhớ nhà Lê, cho nên việc đóng đô ở Thăng Long là không có lợi cho nhà Nguyễn. Do đấy, Gia Long đã quyết định đóng đô ở lại nơi cũ là Phú Xuân, không ra Thăng Long và cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành.

Lên ngôi năm 1802, Gia Long vẫn giữ tổ chức Bắc Thành nhưng rút lại còn có 5 nội trấn là Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương và 6 ngoại trấn là: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng, Hưng Hóa.

Như vậy là Gia Long giải tán Thanh Hóa ngoại trấn (cho lệ vào Sơn Nam hạ) và phủ Phụng Thiên (đến năm 1805 sẽ gọi là phủ Hoài Đức), vì là ly sở của Bắc Thành nên lệ vào trấn Bắc Thành.

Tại Bắc Thành cũng vào năm 1802, ngoài việc đặt chức Tổng trấn, Gia Long cho thiết lập bốn tào: Hộ, Binh, Hình và Công chuyên phụ trách các mặt kinh tế, quân sự và pháp luật. Triều đình lấy chức Tham tri phụ trách các Tào của Bắc Thành. Những viên quan đứng đầu các Tào nói trên đều là quan lại cao cấp ở các bộ tương đương được biệt phái đến. Thí dụ như viên quan Hữu tham tri bộ Hộ tại kinh đô Huế, được cử ra phụ trách Hộ Tào; viên quan Hữu tham tri bộ Binh thì phụ trách Binh Tào v.v…

Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1802), tại phủ Phụng Thiên, nơi đóng ly sở của Bắc Thành (Thăng Long), Gia Long cho đặt “một An phủ sứ và một Tuyên phủ sứ thống trị hai huyện” Vĩnh Xương và Quảng Đức (Đại Nam thực lục (gọi tắt là Thực lục). Nxb Giáo dục, H.2002, tập I, tr. 518). Trong đó An phủ sứ là vô quan, phẩm trật vào hàng Tòng tứ phẩm, Tuyên phủ sứ là văn quan cũng có hàm Tòng tứ phẩm. Như vậy, mặc dù Gia Long đã bỏ chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên thời Lê trước đây, nhưng vẫn đặt viên quan đứng đầu phủ này ở quan hàm gằn ngang với viên quan đứng đâu các trấn. Dưới thời Gia Long, chức Trấn thủ đứng đầu các trấn là vô quan có hàm Chánh tam phẩm, và dưới văn quan là chức Tham hiệp hàm Chánh tứ phẩm. Các viên tri phủ đứng đầu các phủ trong các trấn chỉ có hàm Chánh lục phẩm. (Nhực lục, Sđd, tập I, tr. 596, 597).

Năm 1805, Gia Long đổi gọi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, và huyện Quảng Đức thành Vĩnh Thuận. Huyện Thọ Xương có 8 tổng, 194 phường, thôn, trại, còn huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 56 phường, thôn, trại(1).

Tháng 8 năm ất Sửu (1805), lấy cớ chữ Long (Rồng) là tượng trưng cho vua, chỉ có thể dùng cho kinh sư mà thôi, Gia Long đã đổi chữ Long (trong tên Thăng Long) là Rồng thành chữ Long là Thịnh. Cũng với tinh thần đó, chữ Hoàng Thành từ nay không được dùng nữa.

SỨ THANH TỀ BỐ SÂM SANG PHONG VUƠNG CHO GIA LONG TẠI THĂNG LONG

Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Lê Quang Định làm Chánh sứ, Lê Chính Lộ và Nguyễn Gia Cát sung Giáp ất phó sứ sang nước Thanh cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Để chuẩn bị cho công việc bang giao quan trọng này, Gia Long, trước đó đã cho triệu Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Gia Phan, Phan Huy Ích đến Thăng Long vì “bọn Nhậm vốn là bầy tôi cũ của triều Lê, đã quen công việc. Huy Ích lại từng làm sứ thần của giặc (tức Tây Sơn - TG) đi sang nước Thanh, bèn hạ lệnh cho ở ngoài đề phòng hỏi đến”. (Nhực lục, Sđd, tập I, tr.505). Ngoài ra, Gia Long còn lệnh cho quan phụ trách Bắc Thành noi theo thể thức thụ phong dưới triều Lê, xây thêm điện vũ. Đặt điện Cần Chánh ở bên trong 5 cửa trước điện Kính Thiên, ngoài cửa điện Cần Chánh dựng một cái rạp dài, đằng trước đặt cửa Chu Tước và dựng nhà tiếp sứ Thanh ở bên sông Hồng.

Khoảng tháng 8 năm Quý Hợi (1803), nhà Thanh đưa thư nói sứ thần Việt Nam là Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức đã đến Yên Kinh. Vua Thanh sẽ sai Án sát sứ Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong. Nhận được tin đó, Gia Long ngay lập tức khởi hành xa giá đi Bắc tuần. Tháng 10 năm ấy, Gia Long đến hành cung Thăng Long.

Tháng giêng năm Giáp Tý (1804), sứ Thanh là Án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm sang đến Thăng Long.

Trước đó, Gia Long sai Lê Quang Định sang xin phong và xin đổi quốc hiệu, trong thư đại lược nói: “Các đời trước mở mang côi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối 200 năm. Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên được toàn côi Việt, nên khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Vua Thanh cho rằng chữ Nam Việt giống như Đồng Tây Việt, gợi nhớ cái thời phương Nam lớn mạnh của Triệu Đà, nên không muốn cho. Gia Long hai ba lần phục thư để biện giải, lời nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. “Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước...”. (Thực lục, Sđd. tập I, tr. 580).

Lễ tuyên phong được tổ chức long trọng tại thành Thăng Long. Vào sáng sớm, Gia Long sai đặt lỗ bộ đại giá ở sân điện Kính Thiên đến cửa Chu Tước, ngoài cửa đến bên sông Hồng thì bày nghi vệ binh tượng. Lại sai Tôn Thất Cương cùng mấy viên quan nữa đến công quán Gia Quất ở bến sông để nghênh tiếp Tề Bố Sâm.
Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Dien_Kinh_Thien_nhin_tu_xa%2010
Hành cung nhà Nguyễn trên nền điện Kính Thiên nhà Lê (Ảnh: tư liệu)
Gia Long đứng chực sẵn ở cửa Chu Tước, có hoàng thân và bá quan theo hầu. Sứ Thanh Tề Bố Sâm đến, vào điện Kính Thiên làm lễ tuyên phong. Nguyễn Văn Thành sung việc thụ sắc, Phạm Văn Nhân sung việc thụ ấn. Lễ xong, Gia Long mời Tẻ BỐ Sâm đến điện Cần Chánh, thong thả mời trà rồi lui.

Sau đó, Gia Long đặt yến Ở công quán Gia Quất, tặng biếu phẩm vật Tề Bố Sâm nhận lấy the, lụa, vải, sừng tê, kỳ nam, còn thừa đều trả lại Sau đó Bố Sâm tặng biếu phẩm vật, Gia Long sai thu nhận một vài thứ để lấy lòng sứ Thanh. Tê Bố Sâm lên đường về nước. Gia Long sai Tôn Thất Chương đưa đi một trạm, còn các quan hậu mệnh có trách nhiệm hộ tống Sâm ra tới tận cửa ải Mục Nam Quan (Lạng Sơn)


(1) Sô liệu dẫn theo Các trấn tổng xà danh bị lâm (A.570). Đến giữa đời Minh Mạng – khoảng sau năm 1831 và tước năm 1837 - có sự sáp nhập các phường thôn trại, huyên Thọ Xương chỉ còn 116 phường thôn trại và Vĩnh Thuận chỉ còn 41 phường thôn trại.

Sưu tầm


Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

 

 

Cùng tìm hiểu Lịch sử Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THẢO LUẬN - CHIA SẼ :: Luận Bàn Lịch Sử-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất