CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 TRẦN VĂN THÀNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TRẦN VĂN THÀNH I_icon_minitime21.05.10 5:16

dieptuyen
shopping

Thành viên

dieptuyen

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 4
Điểm Thi Lịch Sử : 13
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Ngày Tham Gia : 02/05/2010
Công Việc : sinh vien
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : shopping

Bài gửiTiêu đề: TRẦN VĂN THÀNH

 
Dân tộc Việt nam đã trải qua một trận đường dài lịch sử với những nhà nước phong kiến. Song với nhà nước phong kiến triều đình Nguyễn đã thất bại trước chính sách xâm lược của Pháp. Tuy nhiên với truyền thống yêu nước kiên cường nhân dân ta đã đánh đổi được quân xâm lược. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nam Kỳ đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước trong tình cảnh đất nước lâm nguy. Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra ngày càng rộng rãi và sâu khắp ở các tỉnh Nam Kỳ, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành _ một đại diên tiêu biểu của tinh thần yêu nước, của ý chí độp lập dân tộc thời bấy giờ. Cuộc đời và cái chết của Trần Văn Thành là tấm gương sang về tinh thần yêu nước kiên cường, và căm thù giặc sâu sắc.

I/ Tiểu sử

Trần Văn Thành (1820 - 1873) còn được gọi là Trần Vạn Thành, Quản Cơ Thành (khi được thăng Chánh quản cơ), hoặc được tín đồ đạo gọi tôn là Đức Cố Quản, là một lãnh tụ phong trào kháng Pháp ở Bảy Thưa - Láng Linh vào cuối thế kỷ 19 tại sinh ở ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, tổng An lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc.(thuộc ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh Đông, huyện Châu Phú. Nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang). Sinh ra trong một gia đình trung nôngở một cù lao màu mỡ giữa sông Tiền, sông Hậu.

Năm 1840, ông gia nhập quân ngũ giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam. Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên được làm chức suất đội chỉ huy 50 lính. Sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng Chánh quản cơ, chỉ huy khoảng 500 lính ở An Giang.

Năm 1846, Nặc Ông Đôn quy phục Việt Nam, ông Thành được về nhà nhàn dưỡng tại Bình Thạnh Đông. Khi triều đình ký hiệp ước 5-6-1862, ông được lệnh vua đi khuyên dụ Võ Duy Dương ngưng chiên để tuân theo khỏan mười một của hòa ước nhưng họ Võ không nge. Việc mưu chuôc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ thất bại, Tự Đức khuyến khích dân Nam Kỳ chống Pháp Ngày 22 tháng 6 năm 1867, một đoàn tàu chiến Pháp do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, đến huy hiếp thành Châu Đốc, khiến tổng đốc Phan Khắc Thân phải đầu hàng.

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, Phan Thanh Giản tuẫn tiết tại Vĩnh Long, sáu
tỉnh Nam Kỳ mất hết vào tay Pháp. Ông Thành đứt khoát bỏ chức tước
triều đình theo hàng ngũ nghĩa quân tại an Giang.

Năm 1872 đứng trước tình thế nguy khổn đó, ông tích cực vận động đồng bào, tín đồ Bửu sơn Kỳ Hương cùng quân lính của mình, về Láng Linh - Bảy Thưa gắp rút xây dựng căn cứ, phất cờ khởi nghĩa lấy hiệu là “[i]Binh Gia Nghị Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 6 năm, gây cho đối phương nhiều tổn thất. Đầu năm 1873, Pháp cho người mang thư đến chiêu hàng, nhưng ông cương quyết từ chối, quyết tâm chống lại đối phương cho đến khi mất (ngày 21- 3- 1873).


[b]II/ Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa
(19-3-1873)

Căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Trần Văn Thành tại tỉnh An Giang trong những năm 1867-1873. Bảy Thưa là tên một cánh rừng, Láng Linh là tên vùng đất bùn lầy quanh năm ngập nước, cả 2 nằm trên địa bàn tiếp giáp giữa 3 huyện: Châu Thành, Châu Phú và Tri Tôn. Thời bấy giờ, Bảy Thưa là một cánh đồng trũng phèn rộng mênh mông, đầy lau sậy, không có kênh, rạch lớn ra vào, suốt năm chỉ gieo gặt một mùa phía Tây dựa Thất Sơn phía Đông giáp sông Hậu, phía Nam giáp núi Ba Thê và Long Xuyên Ở đó, hằng năm vào những tháng nước lên – còn gọi là “mùa nước nổi”, là một biển nước mênh mông. Còn vào mùa khô, cả hai cánh đồng vào mùa khô nước không cạn hẳn mà biến thành những ao đìa, mương rạch, những đầm lầy vô số đĩa vắt và cùng lau sậy, cỏ dại thi nhau chen chúc, trùm lấp... Tất cả tạo nên những địa thế thật hiểm trở.


Số quân của ông Thành tại đây khoảng 1200 người, toàn là tín đồ của phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông liên lạc với thủ lỉnh Cao Miên là Pu Cam Bô. Hành dinh đặt tại Bảy thưa với danh hiệu Hưng Trung (đồn Hưng Trung) xung quanh thiết lập các đồn “Hờ” ngăn cản đối phương, như : Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng, trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hàng Tràm ở Bình Thạnh Đông...Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ với 150 nghĩa quân phụ trách phòng thủ. Nghĩa quân tổ chức thành nhiều đội. Mỗi đội có người chỉ huy, như đội Nhất có Nguyễn Văn Năng, Lê Văn Vang; đội nhì có Nhiều (Lượng); đội Tư có Đinh Văn Hiệp...Dưới bóng cờ của ông Thành còn có những nghĩa quân tài giỏi khác, như: đề đốc Văn, đội nhì Nhiều, Phan Văn Khuê… Mùa khô năm 1872, nghĩa quân bắt được một người tên Tol, quê ở Mặc Cần Dưng (nay là xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang). Ông Thành tra hỏi thì Tol khai rằng vì mãi mê săn bắn với các bạn nên mới lạc sâu vào Gà Tranh, chứ không phải lẻn vào để do thám. Tuy được thả về, nhưng Tol lấy việc đó làm hận, nên đã “bẻ đế, gập sậy” làm dấu và tình nguyện dẫn lính Pháp đang đồn trú ở Đông Xuyên tấn công căn cứ Bảy Thưa


Tháng 4 năm 1872, chủ tỉnh Long Xuyên ra lịnh cho cai tổng Lý Mul (người Miên, làm việc cho Pháp) theo dõi những người tới lui câu cá hoặc đặt lờ đặt lọp ở ngọn Mạc Cần Dung, rồi chín tên chủ tỉnh này phối kiểm các tin tức, ra lịnh bí mật, tránh những hành động quá non có thể làm cho đối phương đề phòng trước. Nhưng cai tổng Lý Mul không được yên tâm, hắn sợ tình thế trở nên rối rắm vì ở mật khu xảy ra quá nhiều cuộc tụ họp đông đảo mà bọn do thám của hắn không tài nào len lỏi vào được. Ở Bảy Thưa, ngày như đêm, để đối phó, lo rèn khí giới, ây đặp đồn lũy, dự trữ thêm nào gạo muối, lương thực. Tri huyện Trần Bá Tường nóng lòng muốn lập công, nên đích thân len lỏi đến gần mật khu rồi báo cáo là đồn lũy đã xây đắp khá kiên cố, tuy nhiên chỉ cần vài người lính mã tà đi với ông ta là có thể dẹp được. Nhưng cai tổng Lý Mul lại can gián, ông Thành vẫn bình tĩnh đối phó, tuy đang bị vây. Ông đứng sau phòng tuyến làm bằng ván với những bao gạo chồng chất. Ông thách thức bọn Pháp, dùng ống loa để khiêu khích kẻ thù. Đồng thời ông chạy về phía quân sĩ của mình mà khích động tinh thần; quân sĩ hò reo vang rân, trống đánh liên hồi. Bọn Pháp được lệnh đánh tràn vào. Ông Trần Văn Thành mặc áo màu đo sậm, đốc thúc chiến sĩ, ra hiệu lệnh, bên cạnh ông là đứa con ruột đang tiếp tay và đích thân ông bắn súng. Khoảng hai giờ sau (9 giờ sáng), cuộc chiến kết thúc quân Pháp chiếm đồn.


Rõ ràng là khi người Pháp đến, giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương đã gây được sự tin cậy của đồng bào và trở thành nơi nương tựa tinh thần cho nghĩa quân từ các nơi muốn tiếp tục chiến đấu chống ngoại xâm. Đầu năm 1873, quân Pháp tìm cách chiêu dụ Trần Văn Thành và các nghĩa binh ra hàng. Chúng gởi thư cho ông với lời hứa trọng thưởng nếu chịu hợp tác với Pháp. Ông khước từ và quyết tâm kháng chiến. Không chiêu dụ và mua chuộc được ông, . Sau khi nghiên cứu kế hoạch đánh phá Linh Láng, cuối tháng 2-1873 quân Pháp tiến đánh đồn Hờ ở Cái Dầu. Nghĩa quân chống cự tron năm ngày liền rồi lần lân rút lui vì hỏa lực của địch quá mạnh.


Vào tháng 3 năm 1873 giặc Pháp tập trung lực lượng hùng hậu mở cuộc càn quét quy mô vào căn cứ. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân rất kiên cường nhưng do hỏa lực của địch quá mạnh, các đồn dần dần bị phá vỡ. Ngày 19 tháng 3 năm 1873, dưới sự hướng dẫn của tên Trần Bá Tường em ruột của Trần Bá Lộc, tàu Sagaie do đại úy thuyền trưởng Guyon chỉ huy, kéo hai chiếc ghe chở 100 lính, từ Long Xuyên di Mặc Cần Dưng để tiến vào đồn Bảy Thưa đánh đồn Giồng Nghệ. Và cũng ngày này, từ Châu Đốc quân Pháp đánh đồn Cái Môn. Rồi từ phía Vĩnh Thanh Pháp đánh đồn Lương mrồi tiến quân vào hành dinh Hưng Trung của ông Thành ở ngọn Hang Tra. Nghĩa quân đụng độ dữ dội với Pháp. Lương thực, đạn dược cạn dần, lại không được tiếp viện, căn cú điểm lần lược bị hạ. Nghĩa quân đã chiến đấu cực kỳ anh dũng để bảo vệ căn cứ. Nhưng với binh hỏa lực mạnh,quân giặc cuối cùng đánh hạ đại đồn Hưng Trung. Con thứ của ông(Trần Văn Chái) bi bắt đưa về An Giang tra khảo, và dã tự tử trong ngục để bảo tồn danh tiết cho cả nhà, và đề đốc Văn bị tử trận, ông Thành hy sinh. Địch đốt dinh và phá hủy các lò đúc đạn. Sau trận Bảy Thưa quân Pháp đem xác của ông Thành và đề đốc Văn về Cái Dầu cho dân chúng xem mặt.


Tuy vậy, từ năm 1880 đến 1885 phong trào vẫn tiếp tục phát triển do những nhà cách mạng khắp lục tỉnh tụ về đây.Họ là những người đã tham gia các phong trào của: Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân Từ ngày Đức Cố Quản(tức Trần Văn Thành) hy sinh tới nay, ngày ngày nhân dân vẫn thắp đền thờ ngài những nén hương tưởng niệm. Hằng năm, trong những ngày đầu xuân (20,21,22 tháng 2), nhân dân trong vùng mở lễ hội giổ ngài. Những nén hương cháy hằng ngày cũng như trong những ngày hội lễ, thực chầt là lòng yêu nước luôn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân.





























TRẦN VĂN THÀNH I_icon_minitime21.05.10 5:34

dieptuyen
shopping

Thành viên

dieptuyen

Thành viên

Nữ
Tổng số bài gửi : 4
Điểm Thi Lịch Sử : 13
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Ngày Tham Gia : 02/05/2010
Công Việc : sinh vien
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : shopping

Bài gửiTiêu đề: Re: TRẦN VĂN THÀNH

 
tui dang ma bi loi font chu uj!! :( Giup tui gium he!! thanks Toan nhieu he!!


TRẦN VĂN THÀNH I_icon_minitime21.05.10 12:20

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Re: TRẦN VĂN THÀNH

 
Mình đã sửa bài của bạn rồi đấy, nếu bạn muốn thêm hình ảnh vào bài viết cho phong phú thì vào mục cách sử dụng diễn đàn để xem rõ hơn nha!
Thân chào!


TRẦN VĂN THÀNH I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: TRẦN VĂN THÀNH

 

 

TRẦN VĂN THÀNH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất