CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Chiến dịch Tây Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chiến dịch Tây Nam I_icon_minitime04.11.10 12:33

6086369
nghien cuu

Thành viên

6086369

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 33
Điểm Thi Lịch Sử : 114
Hệ Thống Chấm Điểm : 4
Ngày Tham Gia : 25/05/2010
Công Việc : sinh vien
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : nghien cuu

Bài gửiTiêu đề: Chiến dịch Tây Nam

 
Ngày 23-12-1978, một bộ phận quân đoàn 4 phản công thắng lợi, tiêu diệt hầu hết số lực lượng địch tiến công sang đất ta ở khu vực tỉnh Tây Ninh. Chiến dịch lịch sử giải phóng toàn bộ Cam-pu-chia được bắt đầu sớm hơn dự kiến. Trong lúc các trận phản công ở biên giới tiếp tục thu thắng lợi thì ngày 28-12-1978, liên quân VN-CPC ở hướng bắc cũng đã giải phóng Cra-chiê, Xtung-treng, Cơ-lông, Đầm Be, Suông, Chúp. Các tỉnh phía đông bắc CPC được giải phóng.
Phối hợp chặt chẽ với các mũi tiến công của lục quân, ở hướng biển, các đơn vị của hải quân được lệnh bước vào chiến đấu. Sở chỉ huy tiền phương của quân chủng chuyển ra đảo Phú Quốc. Sáng 3-1-1979, các tàu chiến của ta tiến vào vùng biển Tây Nam. Tối 4-1-1979, 2 biên đội tàu chiến đã tập kết đầy đủ ở khu vực đảo Nam Du và An Thời. Cũng vào thời gian này, toàn bộ người và vũ khí của lữ đoàn hải quân đánh bộ được các đơn vị vận tải chuyển ra đảo Phú Quốc an toàn. Các lực lượng quân chủng ở phía nam cũng đã sẵn sàng.
Chiều 5-1-1979, tại sở chỉ huy tiền phương, Bộ tư lệnh quân chủng chính thức giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị : "Bí mật đánh chiếm bãi đổ bộ ở chân núi Tà Lơn, phong toả đường 3 và 4, tiến đánh cảng Công Pông Xom. Tiêu diệt lực lượng hải quân địch, ngăn chặn không cho tàu chúng từ quân cảng Rê-am, Công Pông Xom chạy ra biển, bảo vệ sườn trái của đội hình đổ bộ của lữ đoàn hải quân đánh bộ.
Đối tượng tác chiến của hải quân ta là sư đoàn hải quân 164, trung đoàn biên phòng 17 thuộc đặc khu Công Pông Xom và tỉnh Cô Công của Pol Pot. Chúng được Trung Quốc trang bị nhiều tàu pháo, tàu phóng lôi, săn ngầm, nhiều loại pháo mặt đất và pháo cao xạ.
Chiến trường là toàn bộ cùng biển CPC có chiều dài gần 450km, trên biển có 44 đảo, có đường biên giới chung với Thái Lan ở phía tây; ven biển có đường số 3 Cam Pốt đến ngã ba Vê-an-rênh, đường số 4 Vê-an-rênh - Công Pông Xom. Bên cạnh đó còn có đường sắt từ Công Pông Xom đi Cam Pốt. Hầu hết khu vực này là rừng rậm. Ở Cô Công có nhiều núi cao, dân cư thưa thớt. Mùa này biển CPC có gió nhẹ, sóng êm, thủy triều lên xuống 2 lần 1 ngày. Ở khu vực Công Pông Xom, Rê-am, Cô Công, địch kiến trúc nhiều công sự, hầm hào, có một số kiên cố. Hầu hết lực lượng vũ trang bảo vệ vùng biển của địch đều bố trí ở đây.

Lúc 20 giờ 15 ngày 5-1-1979, nhận được lệnh của trên, giờ G của chiến dịch đổ bộ được quy định vào hồi 20-23 giờ ngày 6-1-1979.
10 giờ 30 ngày 6-1-1979, toàn bộ lực lượng tham gia đợt 1 chiến dịch được lệnh xuất phát.

19 giờ, các chiến sĩ đổ bộ đã đến sát chân núi Tà Lơn. Pháo 105mm địch từ trận địa ở đông bắc núi bắt đầu bắn ra, nhiều cột nước tung lên phía trước các tàu đổ bộ của ta. Khi thấy pháo địch nổ súng, các chiến sĩ đặc công của ta bố trí sẵn quanh trận địa pháo lập tức nổ súng tiến công buộc bọn pháo thủ địch phải bỏ cả pháo đạn mà chạy. Đây là lực lượng 87 chiến sĩ đặc công được bí mật đổ bộ vào các đêm 4 và 5-1-1979. Sau khi chiếm trận địa pháo, các chiến sĩ ta lần lượt đánh chiếm các trận địa hoả lực khác để bảo vệ an toàn cho quân đổ bộ.
Hoà cùng tiếng súng tiến công ở chân núi Tà Lơn, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa từ Phú Quốc và Hòn Đốc nhất loạt nổ súng, chế áp các trận địa hoả lực địch trên các đảo Hòn Nước, Phú Dự, An Tây, Tre Mắm, Kiến Vàng, Keo Ngựa. Đạn pháo của ta còn bắn pháo ngã ba Mô-ke không cho địch điều động lực lượng đến chi viện cho Tà Lơn.

Ở Tà Lơn, đúng giờ G, các tàu đổ bộ của thê đội 1 tiến vào bờ. các chiến sĩ tiểu đoàn 863 nhanh chóng toả ra chiếm các mục tiêu quy định, cùng các chiến sĩ phái đi trước giữ đầu cầu. Các tàu vận tải lần lượt tiến vào khu vực đổ quân. Cùng lúc này, ở trên biển, các tàu 203 và 215 biên đội 2 cảnh giới ở sườn trái bãi đổ bộ phát hiện 2 tàu địch ở giữa các đảo Hòn Nước và Phú Dự đang tiến về phía đoàn tàu đổ bộ. Hai tàu ta lập tức sử dụng pháo bắn sang tàu địch. Chúng vận động né tránh rồi bẻ lái sông vào tàu ta nổ súng điên cuồng. Song chúng đã bị hoả lực các tàu ta chế áp.
Lúc 23 giờ 05, trận đánh đầu tiên ngoài biển kết thúc thắng lợi. Biên đội 2 bắn chìm tại chỗ 2 tàu địch, bắn 1 chiếc khác bị thương, trong đó có 1 chiếc 100 tấn. Sau trận đánh đầu, các tàu ta tiếp tục chốt chặn và tuần tiễu vòng ngoài. Lúc 1 giờ 30 sáng 7-1-1979, biên đội đã phát hiện 5 tàu địch từ cảng Rê-am tiến ra biển hòng đánh lén vào đội hình tàu đổ bộ. Chờ cho chúng đến gần, các tàu HQ05, 07 lập tức nổ súng mãnh liệt vào 2 mục tiêu bên trái. Tàu địch tản ra và bắn trả. Chỉ 2 phút sau, chiếc tàu đi đầu trúng đạn pháo của ta bốc cháy dữ dội và từ từ chìm xuống biển. Có sự phối hợp của tàu 613, ít phút sau ta bắn cháy thêm 1 tàu nữa làm 3 chiếc còn lại phải rút chạy, bảo đảm an toàn cho các tàu và lực lượng đổ bộ.

Cũng thời gian này, biên đội 1 gồm các tàu HQ01, 03, 197, 205 sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghi binh ở hướng Công Pông Xom, vận động về cách quân cảng Rê-am 16km, dùng pháo tầm xa pháo kích 30 phút vào sào huyệt địch làm cho địch hoang mang, lo sợ không rõ hướng tiến công chính của ta ở đâu.

Ở cánh phải, các tàu của ta cũng đánh trả mãnh liệt 4 tàu địch từ khu biển Kép tiến ra, bắn chìm tại chỗ 1 chiếc, 3 chiếc khác phải rút chạy vào bờ. Cuộc hải chiến kéo dài cho đến sáng. Các tàu chiến của ta lần lượt đẩy lùi tất cả các đợt phản kích của địch, bảo vệ an toàn cho quân đổ bộ. Quá trình chiến đấu, tàu 215 của ta bị địch bắn trúng làm một số cán bộ, chiến sĩ thương vong.
Được các tàu chiến và pháo binh chi viện có hiệu quả, tiếp theo tiểu đoàn 863, các tiểu đoàn 864, 867 cùng toàn bộ xe tăng, xe bọc thép cũng đã lên bờ. Riêng các tiểu đoàn 862, 865, 866 cùng một số xe vận tải đi cùng do thủy triều xuống thấp, tàu không áp sát được bờ, các chiến sĩ hải quân đánh bộ đã phải vượt bãi lầy gần 1.000m, các xe vận tải phải để lại.
Sau các lần đổ quân đợt đầu hoàn thành, theo kế hoạch, sẽ tổ chức một mũi đi trước gồm số chiến sĩ tiểu đoàn đặc công 861, tiểu đoàn 864, 867 do đoàn phó hải quân đánh bộ chỉ huy, có nhiệm vụ đánh chiếm các cầu số 6, 8 trên quốc lộ số 3. Khi đến ngã ba Vê-an-rênh thì dừng lại chờ đơn vị bạn và các tiểu đoàn hải quân đánh bộ phía sau lên mới hợp quân tiến đánh cảng Công Pông Xom. Đồng thời đoàn bộ binh 101 đổ bộ sau cũng đánh chiếm quân cảng Rê-am. Phối hợp với lực lượng tiến công trên bộ, các tàu chiến của ta sẽ chiếm 2 cảng trên bằng đường biển. Kế hoạch đó nếu thực hiện đúng sẽ tạo thế tiến công sắc bén, buộc địch phải đối phó cả trước mặt lẫn sau lưng, bị chia cắt lực lượng tất yếu dẫn đến bị tiêu diệt.

Thực hiện kế hoạch trên, vào lúc 3 giờ 40 ngày 7-1-1979, lực lượng đột kích gồm 12 xe tăng và xe bọc thép chở theo một bộ phận hải quân đánh bộ của tiểu đoàn 864 đã đến ngã ba Cô Ki. Thấy địch chống cự yếu ớt, ta tiếp tục phát triển lên phía trước, lực lượng chia làm 2 cánh tiến về hướng Rê-am và Công Pông Xom.
Trước sức tiến công táo bạo của xe tăng, xe bọc thép của ta, địch chạy dạt vào những cánh rừng 2 bên đường. Lực lượng tiến về hướng Công Pông Xom, chờ đến 10 giờ trưa vẫn không thấy lực lượng phía sau lên, đành phải quay lại. Nhưng khi ta đang điều chỉnh đội hình thì quân địch đã đến tập kích rất mãnh liệt. Cuộc tập kích kéo dài từ 14 giờ 10 ngày 7-1 qua đêm và sang hết ngày 8-1-1979. Lực lượng đi đầu đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng do bị bất ngờ và thiếu sự chỉ huy nên bị tổn thất.
Thấy lực lượng đi đầu gặp khó khăn, sở chỉ huy quân chủng một mặt lệnh cho các tiểu đoàn hải quân đánh bộ phía sau để trang bị nặng lại, hành quân gấp lên phía trước, mặt khác lệnh cho đoàn 101 đổ quân lên chiếm đầu cầu thay cho đoàn hải quân đánh bộ. Thực hiện lệnh trên, từ trưa đến tối 7-1-1979, toàn bộ tiểu đoàn 6 và 8 (đoàn 101) đã đổ bộ lên Tà Lơn. Hôm sau toàn bộ số xe vận tải cũng lên được đất liền. Nhờ có ô tô vận chuyển và sự chi viện hoả lực hiệu quả của tiểu đoàn 868, các tiểu đoàn tổ chức tiến công theo đường số 3.
Lúc này một cánh quân của quân đoàn 2 được lệnh nhanh chóng tiến lên phối hợp cùng hải quân đánh chiếm bằng được Công Pông Xom và Rê-am. 8 giờ sáng ngày 10-1-1979, các lực lượng hải quân ta đã phối hợp với lực lượng bộ binh bạn đột phá thắng lợi, lần lượt tiêu diệt các ổ đề kháng của địch. 8 giờ 15 ngày 10-1-1979, cảng Công Pông Xom được hoàn toàn giải phóng.

Ở quân cảng Rê-am, sáng 10-1-1979, lợi dụng địch đang hoang mang do mất Công Pông Xom, 2 tàu PCF102, 107 của ta được lệnh tiến vào cảng để trinh sát. Nhiều hoả điểm được phát hiện. chúng bắn ra khá mạnh. Thấy tình hình đó, sở chỉ huy quân chủng đã điẹn cho chỉ huy các biên đội tiến vào Rê-am. Thực hiện lệnh trên, 3 tàu HQ01 và 2 tàu đi cùng đã vào cách quân cảng địch 8.000m dùng pháo lớn bắn 10 phút để chế áp địch. Dưới làn hoả lực của tàu HQ01, 3 tàu PGM605, 606, 607 lập tức tiến vào tiếp tục bắn diệt các hoả điểm địch. Ta còn điều các tàu 602, 603, 615 và 2 tàu HQ05, 07 từ hướng Công Pông Xom cùng đến tăng cường.
Lúc này một mũi bộ binh của quân đoàn 2 cũng được lệnh đánh chiếm quân cảng Rê-am : tiểu đoàn 8 hải quân cũng được lệnh tiến mạnh theo đường bộ cùng đơn vị bạn đánh chiếm Rê-am từ phía sau.
Được sự chi viện hiệu quả của các tàu pháo, các tàu PCF102, 107 đã vượt lên trước tiến nhanh vào nơi đổ bộ. Khi đến cự ly bắn hiệu quả, 2 tàu vừa tiến vừa bắn. Quân địch dùng hoả lực bộ binh đánh trả 2 tàu ta. Sau 20 phút, tàu PCF102, 107 đã đưa các đơn vị đổ bộ thành công lên bến. Trong khi tiến vào cảng địch, tàu 107 trúng 2 quả M79 làm 1 chiến sĩ hy sinh và 6 bị thương. Các chiến sĩ ta nhanh chóng đổ bộ lên cảng phối hợp cùng mũi bộ binh của quân đoàn 2 và tiểu đoàn 8 đánh chiếm toàn bộ quân cảng địch. Ở ngoài biển, biên đội tàu 1 đã sớm phát hiện 2 tàu địch ở phía bắc vịnh Công Pông Xom. các tàu 197, 199, 203, 205 cùng 2 tàu HQ01, 03 lập tức cơ động bao vây rồi dùng hoả lực bắn chìm tại chỗ. Chiều ngày 10-1-1979, trong niềm vui chiến thắng, các chiến sĩ hải quân và đơn vị bộ binh bạn đã hoàn toàn làm chủ cảng Rê-am.

Lần đầu tiên hải quân nhân dân Việt Nam tổ chức chiến dịch đổ bộ hiệp đồng nhiều lực lượng, đã giải phóng một phần vùng biển CPC và cùng lực lượng bộ binh của quân đoàn 2 tiến đánh và giải phóng các cảng Công Pông Xom và Rê-am, tiêu diệt và làm tan rã cơ bản lực lượng hải quân địch, buộc số còn lại phải tháo chạy về Cô Công, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch toàn thắng và thu được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Cùng với hướng tiến công chính mở ra trên vùng biển tây nam CPC, hải quân ta còn phối thuộc hải đội 811 cho đoàn 962 có nhiệm vụ tiến quân theo sông Mekong, bảo vệ sườn cho quân đoàn 4 tiến quân theo đường bộ.
Sáng 6-1-1979, toàn bộ đoàn 962 tập kết ở Tân Châu. 14 giờ 30 cùng ngày được lệnh xuất phát. Trên đường đi đến thủ đô Phnom Penh, 41 chiếc tàu của đoàn đã nhiều lần nổ súng đánh tan các ổ đề kháng, các tàu địch ngăn chặn, bắn chìm 4 tàu tuần tiễu và tàu dầu của địch. Đặc biệt đoàn đã dùng tàu đổ bộ chở toàn bộ xe pháo cho quân đoàn 4 và binh đoàn 1 quân đội nhân dân cách mạng CPC vượt bến Niếc Lương, tiến về giải phóng Phnom Penh đúng thời gian theo lệnh của bộ chỉ huy liên quân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Sau khi kết thúc thắng lợi đợt 1 của chiến dịch, các lực lượng hải quân vừa nhanh chóng giải quyết công việc sau chiến đấu, vừa khẩn trương chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.
Lúc 9 giờ ngày 12-1-1979, Bộ chỉ huy liên quân trực tiếp giao nhiệm vụ cho quân chủng hải quân : "Chuẩn bị lực lượng tiếp tục giải phóng thị xã Cô Công, đảo Cô Công, Bô-lô-mai, Cô tang...". Kế hoạch tác chiến được cơ quan tham mưu khẩn trương chuẩn bị và trưa 14-1-1979, quyết tâm của Bộ tư lệnh tiền phương quân chủng Hải quân đã được trên phê duyệt.

Trước các đòn phản công, tiến công mãnh liệt của quân đội nhân dân cách mạng CPC và quân tình nguyện Việt Nam, đại bộ phận quân địch đã bị tiêu diệt và tan rã, tháo chạy về phía biên giới Thái Lan. Thủ đô Phnom Penh và nhiều thành phố, thị xã được giải phóng. Quyết tâm của Bộ tư lệnh tiền phương hải quân là sử dụng lực lượng tại chỗ, tổ chức hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ trong phạm vi quân chủng và giữa quân chủng với bộ đội không quân và đơn vị của quân đoàn 2 nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đổ bộ lên Cô Công tiêu diệt trung đoàn biên phòng 17 và số còn lại của sư đoàn hải quân 164, không cho chúng co cụm để chống phá ta sau này.
Thực hiện quyết tâm trên, chiều 14-1-1979, sở chỉ huy tiền phương quân chủng do thiếu tướng tư lệnh Giáp văn Cương chỉ huy chuyển xuống tàu đến cảng Công Pông Xom. Việc phổ biến kế hoạch và giao nhiệm vụ được tiến hành ngay trong đêm. Ở đợt 2 của chiến dịch, việc đổ bộ lên đảo Cô Công được giao cho đoàn bộ binh 101. Riêng nhiệm vụ bảo vệ đội hình hành quân, chi viện hoả lực trong quá trình đổ bộ và tiến công đánh chiếm các mục tiêu do các tàu chiến của quân chủng đảm nhiệm. Hải quân đánh bộ đảm nhiệm tiến công giải phóng thị xã Cô Công.

Ngày 15-1-1979, các biên đội không quân ta nhiều lần xuất kích để trinh sát và ném bom bắn phá các mục tiêu quân sự xung quanh thị xã Cô Công và vùng ven biển nơi sẽ diễn ra cuộc đổ bộ. Các máy bay ta đã phát hiện 8 tàu địch ẩn nấp trong sông Cô-lông Băng Cra-sáp.
19 giờ 30 cùng ngày, toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch rời Công Pông Xom nhằm hướng Cô Công xuất phát.


Mờ sáng 16-1-1979, toàn bộ đội hình tiến công đã đến vùng biển Cô Công an toàn. Các tàu của ta hình thành thế bao vây từ bắc xuống nam bán đảo. Trời sáng rõ, các tàu tiến vào bãi đổ bộ. Pháo binh địch bắt đầu bắn ra. Mặt biển Cô Công ầm ầm tiếng nổ. Đồng chí sĩ quan không quân trên tàu 501 đã bắt liên lạc được với sân bay. Cuộc oanh tạc dọn bãi đổ bộ bắt đầu.
Từng biên đội F5E giội bom xuống các khu vực phòng ngự của địch. Nhiều trận địa pháo địch bị trúng bom. Tiếp đó là cuộc pháo kích của các tàu chiến kéo dài hơn 3 giờ. Sức chống cự của địch hầu như bị đè bẹp hoàn toàn.
12 giờ 45, lệnh đổ bộ được phát ra. Các tàu đổ bộ vừa tiến vừa bắn lên phía trước. 13 giờ, mũi chiếc tàu đầu tiên chạm bờ. Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 6 xông lên tiến công vào các chốt có quân địch bắn ra. Phum Cô Công nơi đặt trận địa pháo 105mm của địch bị các chiến sĩ ta chiếm ngay từ những phút đầu. Hầu hết pháo địch đã bị không quân ta ném bom hư hỏng. Sau đó, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 5, 7, 8 cũng lên hết bờ. Theo phương án đã được tập luyện, các chiến sĩ ta tổ chức xung phong lần lượt đánh chiếm các mục tiêu và tiếp tục phát triển vào sâu đất liền. Quân địch số bị diệt, số chạy dạt vào rừng núi. Đoàn 101 đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổ bộ chiếm đầu cầu. Ngoài ra đoàn 101 còn điều 2 đại đội chuyển sang đổ bộ đánh chiếm khu vực Lăm Dăm đến nam cửa sông Cra-sốp tạo bàn đạp cho lữ đoàn hải quân đánh bộ đánh chiếm thị xã được thuận lợi.

Nhân lúc địch đang hoang mang dao động, Bộ chỉ huy tiền phương quyết định sử dụng đoàn hải quân đánh bộ mở cuộc tiến công mới nhanh chóng tiêu diệt lực lượng biên phòng địch, chiếm thị xã Cô Công. Cuộc tiến công được mở đầu vào 12 giờ ngày 17-1-1979. Ở hướng chính, các chiến sĩ tiểu đoàn 865, 866 đổ bộ thẳng vào cửa sông Cô-lông Khô-po đến nam điểm cao 119. Quân địch ở đây chống cự khá mạnh. Song trước hoả lực rất hiệu quả của không quân và tàu chiến của ta, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng.
14 giờ, các chiến sĩ hải quân đánh bộ đã xung phong chiếm điểm cao 118, thu 1 pháo 76,2mm, 2 súng ĐKZ, 1 súng 12,7mm, sau đó tiến mạnh vào thị xã. Ở hướng vu hồi theo sông Cra-sốp, các tiểu đoàn 862, 863 có hoả lực của các tàu HQ01, 03, 05, 07 chi viện, đã nhanh chóng xung phong chiếm điểm cao 49 và các căn cứ, công sở địch, cùng các tiểu đoàn bạn giải phóng hoàn toàn thị xã Cô Công.

Lợi dụng lúc địch đang phải chống đỡ với sự tiến công mãnh liệt của hải quân ta, ngày 17-1-1979, tiểu đoàn bộ binh Hòn Đốc đã tiến công giải phóng đảo Đlô-ao, đại đội 2 Nam Du đánh chiếm đảo Cô tang. Sau đó, các đơn vị khác của hải quân còn giải phóng đảo Hòn Nước, Phú Dự... Toàn bộ các đảo trong vùng biển CPC sạch bóng quân phản động.
Chiến dịch Tây Nam toàn thắng. Sau đó các lực lượng hải quân chuyển sang làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, thu hồi kho tàng vật chất kỹ thuật chiến tranh cho bạn, giúp nhân dân ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất, xây dựng chính quyền cách mạng.

Kết thúc chiến dịch, các lực lượng hải quân được Quốc hội và chính phủ tặng thưởng 14 huân chương Quân công, 999 huân chương Chiến công cho tập thể và cá nhân. Các tiểu đoàn 863, 865; hải đội 811; tàu 199, 203, 232; đại đội 2, 3 (đoàn 101); liệt sĩ Tống Duy Tụng lập chiến công đặc biệt xuất sắc được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
mes New Roman]ST: 6086369

 

Chiến dịch Tây Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất