CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Người khởi lập triều Lý khai sáng Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Người khởi lập triều Lý khai sáng Thăng Long I_icon_minitime11.05.10 6:18

lnhuy
Nghiên cứu Lịch Sử, thể thao

Thành viên

lnhuy

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 10
Điểm Thi Lịch Sử : 38
Hệ Thống Chấm Điểm : 8
Birthday : 21/11/1988
Ngày Tham Gia : 17/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Hà Tiên Kiên Giang
Công Việc : Sinh viên ngành Sư Phạm Lịch Sử
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Nghiên cứu Lịch Sử, thể thao

Bài gửiTiêu đề: Người khởi lập triều Lý khai sáng Thăng Long

 
Lý Thái Tổ (húy Công Uẩn) là người hương Cổ Pháp (trước đó tên là Diên Uẩn) thuộc châu Cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Người sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5 (8-3-974) tại chùa Cổ Pháp, tức chùa ứng Thiên Tâm (Chùa Dận).
Thuở nhỏ, Lý Công Uẩn được Thiền sư Lý Khánh Văn, em trai của Thiền sư Lý Vạn Hạnh, trụ trì chùa Cổ Pháp ở bản hương nuôi dạy. Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Kim Đài ở bản hương) rồi chùa Kiến Sơ ở Phù Đổng (Gia Lâm-Hà Nội). Đến tuổi thiếu niên, được Lý Vạn Hạnh đón lên chùa Thiên Tâm dạy dỗ, lo toan nghiệp lớn. Lý Công Uẩn sớm thể hiện tư chất thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Sử cũ cho biết “Vạn Hạnh thấy khen rằng đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm Vua giỏi trong thiên hạ”.
 
Lý Công Uẩn khẳng khái, có sức khỏe phi thường. Lúc vừa 20 tuổi, Người vào kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết để cướp ngôi, “Bày tôi đều chạy trốn, duy chỉ có Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn ôm xác chết mà khóc”. Sử cũ cho biết: “ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thì vận mở, là người nhân từ, khoan thứ, tinh mật ôn nhã, có lượng Đế Vương”. Trước uy đức của Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh rất tàn bạo cũng phải vì nể, khen là người trung, cho làm Tứ sương quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
 
Lê Long Đĩnh (Ngọa triều) ác độc, khiến lòng dân không còn hướng về nhà Tiền Lê nữa. Khi Lê Long Đĩnh qua đời, sử cũ ghi rằng chi hậu Đào Cam Mộc đã khuyên Lý Công Uẩn lên làm Vua: “Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người đều quy phục. Hiện nay trăm họ quẫn bách, không chịu nổi mệnh trên, Thân vệ nhân tình thế đó lấy ân đức mà vỗ về thì người ta tất đua nhau theo về như nước chảy chỗ trũng, ai có thể ngăn lại được”.
 
Tuy vậy, Lý Công Uẩn không tự giành ngôi Vua. Mãi đến khi “Việc cần kíp, sợ sinh biến” triều thần khanh sĩ họp lại suy tôn, dìu Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế (ngày 2-11 năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009) đưa đến sự đổi mới triều đại. Từ đây, triều Tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập, nhân hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử nước nhà.
 
Sau khi lên ngôi Vua, Lý Công Uẩn đại xá cho cả nước, xóa bỏ tù ngục kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành, được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà Vua sẽ thân ra phân xử.
 
Tháng 2 năm Canh Tuất (1010), nhà Vua về thăm quê nhà Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái hậu và đo mười dặm đất làm cấm địa Sơn lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị Vua triều Lý ngày nay).
 
Truyền rằng, trở lại Hoa Lư, chọn ngày tốt lành, Rằm tháng Ba năm Canh Tuất-1010, chính ngọ đắc tâm linh, Lý Công Uẩn cho rằng được thiên thời, chính thức làm lễ đăng quang, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mong Thiên hạ thái bình. Vì vậy, ở quê Người, nhân dân Cổ Pháp - Đình Bảng hàng năm chọn ngày Rằm tháng Ba âm lịch mở lễ hội Đền Đô cổ truyền để kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang.
 
Thái tổ Lý Công Uẩn đã nhận mệnh bằng sự nghiệp đổi mới sâu sắc, được nhân hòa đổi mới triều đại, được thiên thời ngay trong tâm thức, được địa lợi để dời đô, từ dời đô mà đổi mới đất nước, phát huy tinh thần “khoan, giảm, an, lạc” với “lòng nhân thương dân” sáng láng.
 
Sử cũ ghi rằng: “Mùa thu năm Canh Tuất - 1010, nhà Vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh Phủ. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi là thành Thăng Long, Đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên...”.
 
Ban “Chiếu dời đô” là Lý Thái Tổ thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý sâu sắc. Cùng với việc đặt tên kinh đô mới là Thăng Long tạo hùng khí phát triển “Rồng bay lên” cho cả đất nước tương xứng như một “Tuyên ngôn đổi mới” là một sự đổi mới cả trong tư duy chính trị lẫn trong kinh tế-xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta.
 
Từ nơi thế thủ Hoa Lư, ra nơi thế mở Thăng Long, đổi mới triều đại, đổi mới kinh đô, để đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Lý Thái Tổ cùng thần dân đã làm được việc lớn lao phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.
 
Trong năm Canh Tuất-1010, Lý Thái Tổ cho dựng điện Kiền Nguyên làm nơi coi chầu, hai bên có điện Tập Hiền và điện Giảng Võ, dựng và sửa chữa nhiều chùa chiền ở nội và ngoại thành Thăng Long. Đặc biệt nhà Vua xá thuế 3 năm cho cả nước, xóa bỏ thuế còn thiếu của các năm trước cho những người mồ côi, góa chồng, già yếu..., phát quần áo cho tù binh bị bắt cuối thời Tiền Lê và tha cho về. Đổi 10 đạo trong nước thành 24 lộ. Nhà Vua xuống chiếu cho dân tha phương cầu thực trở về quê cũ khai khẩn làm ăn. Truy tôn cha nuôi làm Hiển Khanh Vương, mẹ là Minh Đức Hoàng Thái hậu. Phong tước hầu cho Đào Cam Mộc là người có công phù giúp Người lên ngôi và gả công chúa Lý An Quốc cho Nghĩa tín hầu Đào Cam Mộc. Ban áo mặc cho các hàng tăng đạo. Các Thiền sư: Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Thông, Sùng Phạm... được nhà vua mời tham gia tích cực vào các hoạt động triều chính và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình, được tham dự bàn bạc và quyết định việc trong triều như những cố vấn của nhà Vua. Lý Thái Tổ cũng đã sai viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tài Nghiêm sang nước Tống kết hảo.
 
Lý Thái Tổ rất coi trọng việc giữ yên đất nước. Năm 1011, nhà Vua thân chinh đi dẹp loạn, chấm dứt được sự chống đối của người Cử Long (Thanh Hóa). Năm 1013, nhà Vua lại cầm quân đi dẹp loạn Hà Trắc Tuấn, Châu mục châu Vị Long (Hà Tuyên).
 
Lý Thái Tổ làm vua 19 năm (1009-1028). Người qua đời ở điện Long An ngày 3.3 năm Mậu Thìn (31-3-1028), thọ 55 tuổi, táng ở lăng Lòng Chảo trong Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp, giữa rừng Báng, bên dòng sông Tiêu Tương. Nhân dân và triều đình thờ Người ở Đền Đô, thái miếu của nhà Lý-Đền Lý Bát Đế thờ tám vị Vua triều Lý, “Cổ Phát triệu cơ-Liên hoa bát diệp”. Địa linh nhân kiệt, xuất nhập hanh thông.
 
Triều Lý là một Vương triều thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Quốc hiệu Đại Việt, Kinh đô Thăng Long. Trị vì đất nước 216 năm (1009-1225) với chín đời Vua. Cả dân tộc đoàn kết, Vua và tôi cùng chăm lo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, âm vang lời tuyên ngôn Độc lập “Nam Quốc Sơn hà”.
 
Thế hệ chúng ta nhớ ơn Lý Thái Tổ-Người đã khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long, đặt nền móng xây dựng Vương triều Lý cường thịnh, thiên hạ thái bình, phát triển toàn diện “Vì muôn ức đời con cháu”. Những con rồng, cháu tiên, hậu duệ của Vua Hùng, Vua Lý và các vương triều của Việt Nam, những tiền nhân anh hùng của dân tộc, từ xưa đến nay đều luôn nhớ công ơn Tổ tiên, cùng nỗ lực xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước thanh bình và phát triển.


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Người khởi lập triều Lý khai sáng Thăng Long I_icon_minitime11.05.10 6:31

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Góp phần tim hiểu thêm về Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn (1010 - 1028)

 
Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
Cũng theo truyền thuyết ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thêu ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và làm nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh tha khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đó. Sư trụ trì chùa này đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến". Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng tới chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang đến chùa xin ngủ nhờ. Được vài tháng sau bỗng có chuyện lạ:
Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Lý Công Uẩn rằng:
- Mới rồi tôi thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoa từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?
Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.
Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

 

Người khởi lập triều Lý khai sáng Thăng Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Việt Nam-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất