CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam I_icon_minitime04.05.10 1:37

nhantung_34ctu
cầu lông,

Thành viên

nhantung_34ctu

Thành viên

Nam
Tổng số bài gửi : 62
Điểm Thi Lịch Sử : 231
Hệ Thống Chấm Điểm : 1
Birthday : 04/11/1989
Ngày Tham Gia : 14/04/2010
Tuổi : 34
Đến từ : Sóc trăng
Công Việc : Sinh viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : cầu lông,

Bài gửiTiêu đề: Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

 
Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam



Theo các thư tịch cổ, vào đầu Công nguyên trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, xuất hiện ba trung tâm văn minh và Nhà nước vào loại sớm nhất ở Đông Nam á là: Trung tâm văn hoá Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, Trung tâm văn hoá Sa Huỳnh và nước Lâm ấp (Chăm Pa) ở miền Trung, Trung tâm văn hoá óc Eo và nước Phù Nam ở phía Nam. Đến đầu thế kỷ VII Phù bị Chân Lạp (một thuộc quốc của Phù ) thôn tính.

Song Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lí và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ cuối thế kỷ XVI, nhất là vào thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá và thiết lập chủ quyền ở Nam Bộ một cách hoà bình, hữu nghị không phải do chiến tranh.

Từ thế kỷ XVII các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lí dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Phủ Gia Định thành lập năm 1698 gồm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) quản lí hơn 4 vạn hộ. Sau năm 1744 vùng đất từ Nam Hoành Sơn đến mũi Cà Mau được chia làm 12 dinh, trong đó vùng đất Nam Bộ chia thành 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và Hà Tiên). Trừ Hà Tiên lúc đầu còn là một dinh phụ thuộc, mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.


Triều Nguyễn (vua Gia Long) thành lập năm 1802 tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn, đã hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lí trên quy mô cả nước. Năm 1836 vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ. Năm 1817 vua Gia Long cho đào kênh Thoại Hà. Đầu những năm 20, vua Minh Mạng cho đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc và Hà Tiên. ý thức sâu sắc đối với chủ quyền lãnh thổ, các chúa Nguyễn đã đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm.

Tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào năm 1785. Sang thế kỷ XIX, các vua Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các đồn luỹ trấn thủ dọc theo biên giới để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng đất Nam Bộ.


Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858), đánh chiếm Nam Bộ, người dân Nam Bộ đã đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm. Đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1930) nhân dân Nam Bộ đã kiên cường chiến đấu góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đi đến thắng lợi hoàn toàn, cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau, văn bản các hiệp ước quốc tế đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Tháng 12/1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Campuchia) đã ký một hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Việt Nam. Năm sau (1846) triều Nguyễn và Xiêm lại ký một hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây là hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia.


Như vậy là đến năm 1845 các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có Campuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.

Năm 1858, Pháp tấn công Nam Bộ rồi lần lượt chiếm 6 tỉnh kỳ. Triều Nguyễn đã điều động quân đội tiến hành chống Pháp. Khi triều đình tỏ rõ sự bất lực thì cộng đồng dân cư Việt ở Nam Bộ cả người Việt, Khmer, Hoa, Chăm đã đoàn kết chiến đấu không khoan nhượng với quân xâm lược. Khi kháng chiến thất bại Triều Nguyễn đã đứng ra ký các hiệp định nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông (năm 1862) và 3 tỉnh miền Tây (năm 1874).

Sau khi lập ra Liên bang Đông Dương, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử thực thi chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ, Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam kỳ và Campuchia theo luật của nước Pháp. Việc khảo sát, đo đạc trên thực địa do các chuyên gia Pháp và Campuchia thực hiện. Năm 1889 Pháp và Campuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới giữa kỳ và Campuchia. Tất cả các văn bản pháp lý này đều khẳng định vùng đất kỳ thuộc về Việt .

Ngày 4/6/1949, trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tổng thống Pháp V.Ô-ri-ôn đã ký Bộ luật số 49-733 trả lại kỳ cho chính quyền Bảo Đại. Trong Bộ luật còn có chữ ký của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp.

Về quyết định này, ngày 8/6/1949 Chính phủ Pháp đã có thư chính thức gửi Quốc vương Nô-rô-đôm Xihanúc, trong đó có đoạn: “Về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam kỳ” vì “Nam kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các hiệp ước năm 1862 và 1874… chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam… Về pháp lý Pháp có đủ cơ sở để thoả thuận với Hoàng đế Bảo Đại việc sửa đổi quy chế chính trị của kỳ”.

Như vậy là đến năm 1949 vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn “nhượng” cho Pháp đã được trả lại bằng một văn bản có giá trị pháp lý. Chính phủ Pháp đã khẳng định những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với Vương quốc Campuchia. Từ đó về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ được tất cả các hiệp định có giá trị pháp lý quốc tế thừa nhận như Hiệp định Gieneve (1954) giữa nước ta và Pháp ký; Hiệp định Pari (1973) giữa nước ta và Mỹ ký được cộng đồng quốc tế trong đó có Lào và Campuchia thừa nhận.

Đặc biệt trong 21 năm đánh Mỹ, đất nước ta bị chia cắt, đã xảy ra nhiều xung đột tranh chấp biên giới giữa chính quyền Sài Gòn và Campuchia. Trước tình hình đó, ngày 9/5/1967 Chính phủ vương quốc Campuchia đã ra tuyên bố kêu gọi các nước tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Campuchia trong đường biên giới hiện tại.

Đáp lời kêu gọi của Campuchia, ngày 31/5/1967 và 8/6/1967 Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ra tuyên bố thừa nhận và cam kết tôn trọng đường biên giới hiện tại của Campuchia. Đến cuối năm 1968, đã có 34 nước trên thế giới ra tuyên bố tôn trọng độc lập chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại.


Như vậy, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ không chỉ được khẳng định trong quá trình tiếp thu và quản lý lãnh thổ cũng như công lao của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ suốt từ thế kỷ XVII đến nay mà còn phù hợp với nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng, phù hợp thông lệ và các công ước quốc tế hiện hành.

Từ sau ngày hoà bình, thống nhất đất nước (30/4/1975) đến nay Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký các hiệp ước:

- Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ký ngày 18/2/1979.

- Hiệp ước về biên giới trên đất liền, ký ngày 20/7/1983.

- Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước, ký ngày 27/12/1985.

- Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, ký ngày 10/10/2005 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia.

Các hiệp ước trên đều khẳng định chủ quyền quốc gia hai nước Việt – Campuchia, trong đó phần đất Nam Bộ thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt . Các hiệp ước trên không chỉ phù hợp với thực tế khách quan về đường biên giới giữa hai nước Việt và Campuchia mà còn phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia.


Ngày 7/9/2006 đại diện Chính phủ hai nước đã tiến hành khởi công xây dựng cột mốc quốc tế đầu tiên tại cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) - Ba Vet (Campuchia) và hai Chính phủ đã quyết tâm đến đầu năm 2008 cắm mốc xong đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia.

( Sưu tầm )


Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam I_icon_minitime05.05.10 8:30

nth999

Thành viên

nth999

Thành viên

Tổng số bài gửi : 34
Điểm Thi Lịch Sử : 39
Hệ Thống Chấm Điểm : 7
Ngày Tham Gia : 17/04/2010

Bài gửiTiêu đề: Re: Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

 
nhantung_34ctu đã viết:

[size=12]Triều Nguyễn (vua Gia Long) thành lập năm 1802 tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn, đã hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lí trên quy mô cả nước. Năm 1836 vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ. Năm 1817 vua Gia Long cho đào kênh Thoại Hà. Đầu những năm 20, vua Minh Mạng cho đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc và Hà Tiên. ý thức sâu sắc đối với chủ quyền lãnh thổ, các chúa Nguyễn đã đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm.

Tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào năm 1785. Sang thế kỷ XIX, các vua Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các đồn luỹ trấn thủ dọc theo biên giới để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng đất Nam Bộ.


Bài viết rất khó xem.

1/ Thứ tự thời gian không theo trình tự, lúc trước lúc sau rất khó hiểu hay hiểu không đúng nội dung.

2/ Thậm chí như đoạn trích trên, người xem sẽ hiểu như sau:

ý thức sâu sắc đối với chủ quyền lãnh thổ, các chúa Nguyễn đã đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm.

và thể hiện ý thức đó là:

Tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào năm 1785

Dẫn đến sự nhìn sai: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút do Nhà Nguyễn thực hiện chống lại giặc Xiêm. Nhưng sự thật ngược lại.

 

Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất