CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN SAU NĂM 1975.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN SAU NĂM 1975. I_icon_minitime11.04.10 23:57

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN SAU NĂM 1975.

 
Thời xưa cũng như hiện nay, được cắp sách tới trường là một hạnh phúc. Được mảnh bằng đại học trong tay thật là hãnh diện. Nếu cuộc đời sinh viên trong bốn năm đại học đầy những kỷ niệm của tuổi trẻ, thì những ngày thi cử phải thức khuya học bài cũng khó quên. Ở nước ngoài, nhát là ở Mỹ hay ở Nhật nếu ai chịu khó học thì thế nào cũng tốt nghiệp. Ngược lại, thế hệ chúng ta cũng như cha ông trước đây, học là một chuyện, thi đỗ lại là chuyện khác. Vì thế mới có câu “học tài thi phận”. Ngày nay đi học là để có một cái nghề nào đó để nuôi sống bản thân, làm thay đổi cuộc đời. Nhưng thời xưa thi đậu là để làm quan. Thời chiến tranh Việt Nam, thi đậu để khỏi phải đi lính.
I. Chế độ thi cử thời phong kiến.
Đề cập tới nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến tức là nói về xã hội từ thời Hùng Vương cho tới giữa sau thế kỷ thứ 19. Hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung Quốc, có thể nói mô hình giáo dục của xã hội Việt Nam thời bấy giờ rập khuôn Trung Quốc. Hay nói một cách khác, Nho giáo là trung tâm của chế độ thi cử thời phong kiến. Vì Việt Nam chưa có chữ viết nên chữ Nho là gốc. Nho giáo thời Nhà Lý (1009-1225) là thời kỳ hưng thịnh nhất và cũng là thời kỳ nền giáo dục Việt Nam theo mô hình Trung Quốc được thiết lập và phát triển đáng kể. Điểm đặc biệt là vua Lý Thánh Tông đã thành lập Văn Miếu tại thủ đô Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1070. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Sang đến thời vua Lý Nhân Tông, “Quốc Tử Giám” được thành lập để con vua và con các đại thần học. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến. Hệ thống giáo dục thời đó gồm trường tư thục, còn gọi là trường làng dành cho đại chúng do các cụ đồ nho mở lớp dạy học. Cấp cao hơn nữa thì có trường quan học dành cho con cái của các quan huyện và phủ. Cấp cao nhất là trường Quốc Tử Giám dành cho con cái triều đình. Giai cấp xã hội thời phong kiến được phản ảnh khá rõ rệt qua cách xưng hô đối với học trò. Con vua, tức các hoàng tử được gọi là Tôn Sinh. Con các quan trong triều đình được gọi là Ấm Sinh. Con các quan huyện/phủ gọi là Cống Sinh.
Chế độ thi cử thời phong kiến được chia thành 3 cấp: Thi Hương, Thi Hội, và Thi Đình.
Thi Hương: Nghĩa là dầu ở đâu mà muốn ghi danh đi thi thì phải về tận quê hương mình để dự thi. Vì thế, thi Hương luôn luôn được tổ chức tại địa phương và được tổ chức từng 3 năm một vào các năm Tị-Sửu-Mẹo-Dần của 12 chi theo lịch Trung quốc. Theo giáo sư Phạm Văn Sơn (Việt Sử Toàn Thư), năm 1462 có 60,000 thí sinh ghi danh dự khoa thi Hương tại 12 trường thi trong cả nước. Trường thi không phải là một trường học như chúng ta thường nghĩ mà là một bãi đất trống rất rộng .Năm 1876 có 6 địa điểm thi: Huế, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội. Mục đích mở các khoa thi thời bấy giờ không phải để khuyến khích dân chúng cắp sách đi học mà là để tuyển lựa người ra làm quan. Chẳng hạn khoa Thi Hương tại Hà Nội năm 1876 có 4,500 sĩ tử vác lều chõng đi thi, chỉ có 25 người đủ điểm đậu để được danh hiệu cử nhân, còn gọi là Hương cống, và 50 người đậu vớt (điểm thấp hơn) để được danh hiệu Tú tài, còn được gọi là sinh đồ. Năm 1884, triều đình ra điều lệ thi mới về tuyển người: nhất cử tam tú. Nghĩa là cứ lấy một người đỗ cử nhân thì cho 3 người đỗ tú tài. Thời gian thi không phải chỉ có một hai ngày mà tới cả tháng cho một khoa thi. Năm 1918 là năm khoa thi Hương được tổ chức lần cuối cùng của chế độ thi cử thời phong kiến tại 4 địa phương: Thừa Thiên, Bình Định, Nghệ An, và Thanh Hóa. Sở dĩ sau đó không còn tổ chức thi Hương nữa là vì chế độ thi cử của thực dân Pháp đã được thay thế.
Thi Hội: Nếu thi Hương được tổ chức tại các địa phương thì thi Hội chỉ được tổ chức tại triều đình mà thôi. Thi Hội được tổ chức cũng cứ 3 năm một lần, sau mỗi kỳ thi Hương. Nghĩa là ai đậu kỳ thi Hương thì sang năm được ghi danh thi Hội. Năm 1844, cả nước có 281 thí sinh về Kinh đô dự thi, và chỉ có 10 người đủ điểm để đậu chính bảng và 15 người đậu vớt gọi là phó bảng.
Thi Đình: Khác với Thi Hội, Thi Đình do chính nhà vua ra đề thi. Điểm đậu cao nhất là 10 điểm. Nếu ai đậu được điểm này gọi là Trạng Nguyên. Từ năm 1822 tới năm 1919, tổng số có 39 kỳ thi Đình để chọn được 219 tiến sĩ. Năm 1842 là năm có số đỗ tiến sĩ cao nhất là 13 vị. Năm 1865 số tiến sĩ đỗ thấp nhất chỉ có 3 vị. Như vậy, trung bình cứ mỗi kỳ thi Đình thì có 7 người đậu Tiến sĩ.
II. Chế độ thi cử thời Pháp thuộc.
Năm 1884, Hòa Ước Giáp Thân, đặt lãnh thổ Việt Nam dưới quyến bảo hộ trực tiếp của thực dân Pháp. Thời điểm này, chế độ giáo dục và thi cử tại Việt Nam được đổi từ mô hình Trung Quốc sang mô hình nước Pháp. Tiếng Hán nhường chỗ cho tiếng Quốc Ngữ và tiếng Pháp. Bậc tiểu học, trung học và đại học được qui định rõ rệt. Tuy nhiên, hệ thống trường Pháp dành cho con cái người Pháp hoặc những người Việt giàu có, và hệ thống trường Việt, còn gọi là trường Pháp-Việt, có phần khác nhau.
a/ Hệ thống trường Pháp:
 Tiểu học: 5 năm.
 Trung học đệ nhất cấp, còn gọi là Cao Đẳng Tiểu Học :4 năm
 Trung học đệ nhị cấp: 3 năm.
 Sau khi tốt nghiệp Trung học đệ nhị cấp, học sinh người Pháp về Pháp học đại học tại mẫu quốc.
Năm 1924, cả Đông Dương (Việt-Miên-Lào), chỉ có 5 trường Trung Học Đệ Nhất Cấp và 3 trường Trung học đệ nhị cấp (Hà Nội: Lycée Albert Sarraut; Sài Gòn: Lycée Chasseloup Laubat; và Đà Lạt: Petit Lycée). Năm 1937, số học sinh học tại 3 trường này như sau: Trường Albert Sarraut: 1,126 học sinh (Pháp: 725 và Việt: 401); Trường Chasseloup Laurat: 979 (Pháp: 830; Việt: 149); Trường Petit Lycée ở Đà lạt: 387 (Pháp: 342; Việt: 47).
b/ Hệ thống trường Pháp-Việt dành cho người Việt:
1. Hệ Sơ Cấp 3 năm. Chủ yếu học chữ Quốc Ngữ. Tiếng Pháp và tiếng Hán là phụ. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng Sơ Học Yếu Lược.
2. Hệ Sơ Đẳng 3 năm. Học tiếng Pháp là chính. Chữ Quốc Ngữ và chữ Hán trở thành môn phụ.
3. Hệ Cao Đẳng Tiểu Học: 4 năm. Tương đương trung học đệ nhất cấp (thời Việt Nam Cộng Hòa), hoặc Trung học cơ sở theo cách gọi trong nước hiện nay. Tốt nghiệp được cấp bằng Thành Chung.
4. Hệ Lycée Pháp-Việt: 3 năm. Tương đương trung học đệ nhị cấp hoặc Trung học phổ thông. Năm 1929, ở Hà Nội có trường Trung Học Bảo Hộ; ở Sài Gòn có trường Trung Học Petrus Lý; và ở Huế có trường Quốc Học. Số học sinh học tại 3 trường này như sau: Hà Nội: 164 học sinh; Sài Gòn: 159 học sinh; và Huế: 77 học sinh.
Để đào tạo số người thông dịch tiếng Pháp, năm 1886, thực dân Pháp thành lập Trường Thông Ngôn Hà Nội, hệ 4 năm. Tương đương trung học đệ nhất cấp. Điều kiện nhập học là phải tốt nghiệp cấp tiểu học. Năm 1904, trường này được đổi tên là Trường Thành Chung. Sau 4 năm thi tốt nghiệp để lấy bằng Thành Chung, tức bằng Trung học đệ nhất cấp, hoặc bằng Trung học cơ sở theo cách gọi trong nước hiện nay. Các quan thời vua Bảo Đại như ông Ngô Đình Khả hoặc ông Nguyễn Hữu Bài đều tốt nghiệp bằng Thành Chung.
5. Hệ Đại Học được thiết lập đầu tiên ở Việt Nam khi Pháp thành lập trường đại học Y-Dược tại Hà Nội vào năm 1902. Năm 1938, trường này có cả thảy 208 sinh viên. Tổng số sinh viên Việt của 3 kỳ (Bắc-Trung-Nam) là 176 sinh viên, chiếm 85%. Số sinh viên còn lại là Pháp (25 sinh viên), Lào (2 sinh viên), Trung quốc (3 sinh viên), Cămbốt (1 sinh viên), và Ấn độ (1 sinh viên). Đại học Luật được thành lập năm 1918. Đại học Sư phạm: năm 1917 và đại học Nông-Lâm-Súc: năm 1918.
Điểm đặc biệt khá lý thú về tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học cũng như trung học thời Pháp thuộc. Theo giáo sư Chikada Masahiro, nhìn vào niên khóa 1928- 1929, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học sơ cấp (lớp 1 tới lớp 3): 33.2%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học sơ đẳng: 68%. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học cao đẳng (trung học đệ nhất cấp): 66.9%. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp (tú tài ): 31%. Năm 1939, số người biết đọc tiếng quốc ngữ trong cả nước chỉ khoảng 1,800,000 người, tương đương khoảng 10% dân số. Như vậy, tỉ lệ mù chữ tại Việt Nam thời bấy giờ là 90%.
III. Chế độ giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa (1955 - 1975):
Sau ngày ký Hiệp Định Geneve, Việt Nam bị chia làm hai. Miền Bắc theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, hệ thống giáo dục miền Bắc được cải tổ theo mô hình Liên Xô. Hệ thống giáo dục miền Nam cơ bản vẫn giữ mô hình của Pháp và dần dần theo mô hình của Mỹ. Thời Pháp thuộc, từ tiểu học đến hết trung học đệ nhị cấp là 13 năm (Sơ cấp: 3 năm; Sơ đẳng: 3 năm; Cao đẳng tiểu học: 4 năm; và Lycée: 3 năm). Thời Việt Nam Cộng Hòa chế độ 13 năm được cải tổ lại 12 năm cho 3 cấp như mô hình của Pháp: Cấp tiểu học: 5 năm; trung học đệ nhất cấp: 4 năm; và trung học đệ nhị cấp: 3 năm. Chế độ thi cử được áp dụng để tốt nghiệp các cấp vẫn còn rất khắt khe. Theo cựu phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục Nguyễn Lưu Viên, cứ 100 học sinh nhập học bậc tiểu học thì chì còn phân nửa đậu tiểu học, và chỉ có 7 em tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp. Dựa vào tài liệu của Bộ Giáo Dục miền Nam trước đây, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học vào năm 1966 là 65% và tốt nghiệp tú tài II là 21%. Vì tình trạng chiến tranh, con số sinh viên lọt được vào cổng đại học thật trần ai. Theo thống kê, vào thập niên 1960, tỉ lệ tốt nghiệp tú tài I (lớp 11 bây giờ) là 33%, và tỉ lệ tốt nghiệp tú tài II (lớp 12) là 45%. Nghĩa là cứ 3 người học lớp 11 thì chỉ có 1 người đậu để vào lớp 12. Tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 trung bình là 50%.

Cấp Đại Học:
Sau 1950, miền Nam có 3 trường đại học lớn: Viện Đại Học Sài Gòn, Viện Đại Học Huế và Đại Học Đà Lạt. Trong số này, Đại học Sài gòn là lớn nhất. Niên khóa 1974-1975, tổng số sinh viên toàn miền Nam là 166,475 người thì Viện Đại Học Sài gòn đã chiếm tới hai phần ba số sinh viên. Niên khóa 1972-1973, tổng số giáo sư dạy đại học toàn miền Nam là 1,117. Trong số này có 174 giáo sư có bằng tiến sĩ. Riêng Viện Đại Học Sài gòn đã chiến tới 68% giáo sư trong tổng số giáo sư có học vị tiến sĩ toàn miền Nam.
Điểm đặc biệt chế độ đại học miền Nam thời bấy giờ là chế độ ghi danh và chế độ thi tuyển vào đại học sau khi lọt qua được hai cái cổng thi tốt nghiệp Tú I và Tú II. Chế độ ghi danh được áp dụng cho các khoa Luật, Văn và Khoa học. Còn chế độ thi tuyển được áp dụng cho khoa: Y-Nha-Dược-Kiến trúc-Sư phạm. Đó là lý do tại sao số sinh viên học ở trường Luật, trường Văn khoa và Khoa học lúc nào cũng đông.
IV. Chế độ giáo dục sau năm 1975:
Chiến tranh Việt nam chấm dứt vào ngày 30-4-1975. Cả nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chế độ giáo dục miền Nam cũng được thống nhất theo mô hình của Liên xô. Tuy nhiên, từ tiểu học tới phổ thông, miền Bắc điều chỉnh lại giống chương trình miền Nam. Nghĩa là theo hệ 12 năm: tiểu học: 5 năm; trung học cơ sở: 4 năm; và trung học phổ thông: 3 năm. Riêng chế độ đại học thì 10 năm đầu sau giải phóng, tức thời bao cấp, được quản lý rất chặt chẽ. Vì thế các sinh hoạt cũng như số sinh viên hầu như không tăng. Nhưng từ khi trong nước bắt đầu có chương trình đổi mới, thì chế độ giáo dục cũng bắt đầu có bước tiến triển. Năm 1998, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mới có luật giáo dục (gồm 110 điều khoản). Điểm đặc biệt là cấp tiểu học được coi là nghĩa vụ. Ngày 27/6/2005, luật giáo dục thứ hai được ban hành. Luật năm 1998 cũng như năm 2005, cơ bản chế độ giáo dục vẫn do Nhà Nước quản lý. Đó là lý do mà ngày nay nạn tham nhũng đã xâm nhập vào ngành giáo dục. Đưa đến hiện tượng thương mại hóa bằng cấp. Từ bằng đại học đến tiến sĩ. Vì vậy mới có hiện tượng lạm phát văn bằng tiến sĩ. Năm 1990, lần đầu tiên (sau năm 1975) một số trường bán công và dân lập mới được cho phép thành lập. Tuy nhiên, nếu so với thời bao cấp thì chế độ giáo dục trong nước hiện nay được cải thiện rất nhiều.
Tóm lại, từ thời phong kiến tới thực dân và cận đại, thế hệ cha ông cũng như chính bản thân chúng ta đã không có được cơ hội học hành dễ dàng như ở Mỹ hiện nay. Thời bấy giờ, được cắp sách đi học là một may mắn. Tốt nghiệp cấp Tiểu học đã là mừng. Tốt nghiệp lớp trung học lại mừng hơn. Tốt nghiệp tú tài thì khỏi nói. Tốt nghiệp đại học chỉ là giấc mơ. Sở dĩ tỉ lệ tốt nghiệp các cấp từ tiểu học tới đại học rất thấp là do ảnh hưởng xã hội phong kiến, chính sách ngu dân của thực dân Pháp và chính sách “bắt lính” thời chiến tranh. Tuy nhiên, thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mặc dầu cả miền Nam phải đương đầu với cuộc chiến tàn khốc, nhưng nền giáo dục dưới chính thể tự do đã đạt được thành tích xóa nạn mù chữ mà đa số đã có được trình độ tiểu học. Từ năm 1955 tới 1975, chỉ sau 20 năm, miền Nam đã có được một tầng lớp đáng kể có trình độ từ tú tài đến đại học. Đây chính là nòng cốt cơ bản của lớp người tị nạn đã và đang đào tạo cho con cháu chúng ta tại các nước tư bản tiên tiến một thế hệ có nền học vấn đa số tốt nghiệp từ đại học trở lên. Thế hệ này là một tài nguyên vô cùng quí báu cho việc phát triển quê hương Việt Nam trong tương lai.


Nguyễn Đức Toàn


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (2 votes)

 

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN SAU NĂM 1975.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất