CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

CHÀO MỪNG BẠN!

Vui lòng chọn "Đăng Nhập" nếu Bạn là Thành Viên.

Chọn "Đăng Ký" nếu Bạn chưa là Thành Viên.

Nếu Bạn chỉ dạo chơi thôi thì chọn mục còn lại.

Chúc các bạn có những giây phút thoải mái và những bài học bổ ích với Diễn Đàn Lịch Sử!

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng Thành viên thứ 110 -tuan khanh- tham gia vào Diễn Đàn của chúng ta!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Duc Toan (673)
trongnguyen (104)
nguyenlinh (90)
xuanhoa20 (36)
nth999 (34)
673 Số bài - 58%
104 Số bài - 9%
90 Số bài - 8%
62 Số bài - 5%
50 Số bài - 4%
42 Số bài - 4%
36 Số bài - 3%
35 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%
34 Số bài - 3%

Share | 

 

 Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã I_icon_minitime20.04.10 22:41

Duc Toan
Xem phim, Cafe, Online....

Quản Lý

Duc Toan

Quản Lý

http://lichsu-ctu.info
Nam
Tổng số bài gửi : 673
Điểm Thi Lịch Sử : 102325
Hệ Thống Chấm Điểm : 159
Birthday : 20/11/1988
Ngày Tham Gia : 11/04/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Công Việc : Giảng Viên
Sở Trường/ Sở Thích Sở Trường/ Sở Thích : Xem phim, Cafe, Online....

Bài gửiTiêu đề: Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã

 
Hội nghị giữa hai bên miền Nam VN luôn rơi vào tình trạng bế tắc và ngày 8.10.1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tuyên bố không thương thuyết với chính quyền Sài Gòn.
Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã P4-5a110
Đội quân 1,1 triệu người của quân đội Sài Gòn nhanh chóng tan rã trước sức tấn công của quân giải phóng - Ảnh: Tư liệu
Phước Long thất thủ
Tháng 12.1974, Bộ Tư lệnh Miền phát lệnh cho toàn thể các lực lượng quân giải phóng miền Nam VN tiến lên "kiên quyết trừng trị bọn Mỹ - Thiệu ngoan cố và hiếu chiến, kiên quyết đập tan hệ thống đồn bốt của địch, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân".
Địa bàn Phước Long được quân giải phóng chọn làm chiến trường để kiểm nghiệm về cam kết tái can thiệp vào VN bằng quân sự của Mỹ, cũng như phản ứng của chính quyền Sài Gòn. Ngày 13.12.1974, quân giải phóng bắt đầu cuộc tiến công bằng việc đánh chiếm, làm chủ quận lỵ và chi khu Đức Phong. Đến ngày 6.1.1975, đã hoàn toàn giải phóng Phước Long với việc làm chủ tòa hành chính của tỉnh.
Đến thời điểm Phước Long bị tấn công, chính quyền Sài Gòn vẫn chưa nghĩ rằng đó là cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn một tỉnh. Do đó báo cáo quân sự tháng 12.1974 vẫn ghi nhận những tin tức trên chiến trường chỉ ở mức độ sôi động. Đến ngày 27.12.1974, bức thư kêu cứu của linh mục Trần Đức Sâm (Chánh xứ tỉnh lỵ Phước Long) gửi linh mục Cao Văn Luận - và được chuyển đến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - cho thấy tình hình đã hết sức hỗn loạn: "...quân đội, cả sĩ quan chỉ nghĩ đến chuyện một chạy hai chết, ông Tỉnh (Tỉnh trưởng Phước Long - BT) không dám nói thật với thượng cấp nên giấu không cho đồng bào đi, chúng con can thiệp cũng có cấp giấy đi máy bay nhưng dặn không cho ai lên máy bay,... một số công chức, nhà giàu họ hối lộ với phi công gunship thì thoát thân được với giá hai ba chục ngàn một người. Thế thì con nhà nghèo sao đi được. Sau khi thấy CIA ở Biên Hòa gọi nhân viên ở Phước Long về, chúng con biết là họ được bỏ Phước Long... Thật là bi thảm, chết đến nơi... Hiện nay, nhìn vào tình hình Việt cộng, nhìn vào tinh thần lính, nhìn vào sự tăng viện nhỏ giọt của quân đoàn không ai có thể tin là Phước Long có thể cầm cự nổi nếu bị đánh. Tất cả vợ con từ đại tá cho đến các ty sở đã đi từ một vài ngày đầu nổ súng... Số lính ít ỏi quân đoàn vừa cho lên Phước Long là lính Sư đoàn 5, bạc nhược và thua ở Snoul, mệt mỏi nơi chiến trường An Điền, nên chả làm được gì. Ông Tỉnh nay đang bị dân oán, công chức, quân nhân ghét, làm sao có thể giữ nổi mảnh đất còn lại trước sức mạnh dồi dào về vũ khí lẫn tinh thần của Việt cộng...".
Ngày 7.1.1975, sau khi Phước Long thất thủ, chính quyền Sài Gòn vẫn không có kế hoạch hay hành động nào đáp trả. Nguyễn Văn Thiệu chỉ kêu gọi dân chúng "bình tĩnh" và cho rằng: "Việc Việt cộng tấn chiếm Phước Long phải được xem là một việc nhất thời thôi". Mãi đến ngày 10.1, sau khi không nhận được tín hiệu nào từ phía Mỹ, tổng thống chính quyền Sài Gòn mới đăng đàn diễn thuyết, khẳng định "Chúng ta sẽ trở lại Phước Long" và động viên các lực lượng: "Chúng ta hãy cùng nhau tay nắm tay, siết chặt hàng ngũ, vững bước tiến lên trong niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của chánh nghĩa quốc gia dân tộc".
Thế nhưng, ngược với những tuyên bố, chính quyền Sài Gòn không hề có một hành động phản kích nào.
Tháo chạy
Việc giải phóng Phước Long đã mở ra thời cơ lớn cho quân giải phóng tiến hành cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975. Ngày 10.3, chiến dịch Tây Nguyên mở màn và sau 33 giờ tiến công, quân giải phóng đã làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 20.3, quân đội Sài Gòn rút khỏi hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và quân giải phóng tấn công vào Huế.
Bào chữa cho quyết định bỏ Tây Nguyên, tổng thống chính quyền Sài Gòn cho đó là cuộc rút lui chiến thuật. Trong bài phát biểu ngày 20.3.1975, ông Thiệu cho rằng: "Riêng tại cao nguyên, nơi mà chúng ta phải chiến đấu trong thế 1 chống lại 4, quân lực VN cộng hòa buộc phải tái phối trí trong giai đoạn này. Vì vậy quân lực ta đã không cố thủ hai thị xã Kontum và Pleiku". Thế nhưng, tường trình ngày 10.4 của trung tá Lò Văn Bảo - Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phú Bổn - cho thấy quyết định của Nguyễn Văn Thiệu đã tạo ra một cuộc tháo chạy hỗn loạn theo phản ứng dây chuyền: "...chính đoàn quân Pleiku, Kontum di chuyển ồ ạt ngang Phú Bổn cộng với hàng trăm ngàn dân chúng và gia đình binh sĩ thuộc hai nơi trên di chuyển trong sự rối loạn, mất trật tự đã làm cho một phần lớn binh sĩ địa phương quân, nghĩa quân thuộc Tiểu khu Phú Bổn hoang mang và đưa đến sự rã ngũ của các đơn vị, vì họ nghĩ rằng lực lượng chính quy hùng mạnh như thế nào, đàn anh của họ là biệt động quân, chủ lực quân dũng mãnh ra sao mà phải di tản thì họ làm sao đủ sức để chống trả với Cộng sản...".
Tinh thần của binh sĩ Sài Gòn suy sụp nghiêm trọng dẫn tới đào ngũ ồ ạt, như Lò Văn Bảo viết: "Trên đường rút lui, tôi đã chứng kiến một cảnh thương tâm là một nghĩa quân viên đã dùng súng sát hại cả vợ con và sau đó tự sát theo. Số 100 nghĩa quân viên trên đường rút lui qua ngày hôm sau cũng chỉ còn lại khoảng 30 người, 1 tiểu đoàn địa phương thuộc Chi khu Sơn Hòa rút lui cũng chỉ còn lại quân số ước chừng 100 người. Nguyên do cũng vì tinh thần quá dao động cộng thêm gánh nặng gia đình với bầy con thơ dại và họ hàng thân thuộc, làm sao có thể đi được với lệnh rút lui quá cấp bách và đoạn đường đầy gian nguy...
".
Hải Thành

(Lược trích Về đại thắng mùa xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn (NXB Chính trị quốc gia 2010), tựa bài do Thanh Niên đặt)[right]


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Tài liệu chưa từng công bố của chính quyền Sài Gòn: Đội quân tan rã

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Khu vực cộng đồng-
Copyright ©2010 - 2012
Design by by Nguyen Duc Toan
Bản quyền by Nguyen Duc Toan
Nickname: nguyenductoan201188.
RSS RSS 2.0 XML MAP
Powered by phpBB Version 2.0 Lisenced
Copyright ©2010 - 2013
Lưu ý:Xem diễn đàn tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 và sử dụng Fire Fox 3


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất